Bao lâu thì nên giặt khăn tắm một lần? Cẩn thận với tình trạng nhiễm trùng da

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không có gì thoải mái hơn việc quấn mình trong một chiếc khăn mềm sau khi tắm xong. Tuy nhiên, sau khi bạn lau khô người, khăn tắm cũng sẽ bị ướt; sự ẩm ướt cộng với điều kiện không khí kém lưu thông trong nhà vệ sinh, sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì qua mỗi lần lau khô cơ thể, khăn đều sẽ tích tụ một lượng chất bẩn và vi khuẩn nhất định, nên việc vệ sinh sạch sẽ là cần thiết. Nhưng thời gian hợp lý để giặt khăn tắm là bao lâu?

Trang CNN hôm 2/10 đưa tin, quy tắc ngón tay cái được bà Manal Mohammed, giảng viên cao cấp về vi sinh y học tại Đại học Westminster (Anh), khuyến nghị nên giặt khăn tắm ít nhất một lần mỗi tuần.

Bà Mohammed nói: "Khăn tắm không sạch như bạn nghĩ. Thực tế nó làm lây lan vi khuẩn".

Trong thời gian xảy ra đại dịch, bất kỳ ai trong gia đình bị nhiễm COVID-19 nên sử dụng khăn tắm riêng.

Bà Mohamed cho biết: “Không rõ virus corona có thể tồn tại trên bề mặt khăn trong bao lâu, nhưng điều rất quan trọng là không được dùng chung khăn tắm với những người bị nhiễm bệnh hoặc những người đang tự cách ly ở nhà.”

Mỗi khi sử dụng hoặc chạm vào khăn tắm, chúng ta sẽ vô thức truyền bất kỳ vi khuẩn nào trên cơ thể vào bề mặt khăn. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước trong 20 giây.

Nếu giặt hoặc sấy không đúng cách, khăn tắm sẽ không thể sạch sẽ. Các chuyên gia khuyến nghị không giặt chung khăn tắm với các loại quần áo bị nhiễm bẩn nặng khác.

Bà Mohammed nói thêm: "Trong phòng tắm ẩm ướt, khăn tắm ướt đã qua sử dụng có thể thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật trên da và gây suy giảm miễn dịch".

Khăn tắm bẩn như thế nào?

Bà Muhammed nói rằng nấm, bao gồm cả mầm bệnh gây ra bệnh nấm da, có thể lây lan khi dùng chung khăn tắm.

Một số bệnh nhiễm trùng có thể nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như Staphylococcus. Mặc dù vi khuẩn thường bám trên da, nhưng nếu vi khuẩn xâm nhập qua vết thương, thì sẽ gây ra nhiễm trùng dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Khăn tắm cũng có thể làm lây lan vi khuẩn gây mụn. Bà Muhammed khuyên không dùng chung khăn với người khác.

Ngoài ra, do vải tiếp xúc với mặt và mắt, bệnh đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc cũng có thể lây lan.

Do đó, việc giặt riêng khăn lau bếp và khăn tắm cũng có thể làm giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn.

Nước nóng ở nhiệt độ cao là tốt nhất để làm sạch khăn tắm

Nếu phải dùng chung khăn tắm, bạn nên thay khăn tắm sạch mỗi ngày.

Nếu có thể, không giặt chung khăn tắm với bất kỳ vật dụng nào khác, ít nhất không giặt chung đồ lót với khăn tắm.

Ngoài ra, có thể làm sạch khăn tắm bằng nước nóng để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn.

Ông Muhammed đề nghị nên đặt máy giặt ở chế độ giặt "nước nóng". Lý tưởng nhất là nhiệt độ 140°F (60°C), nhưng bà nói thêm: "Nước càng nóng càng tốt".

Nếu khăn tắm đặc biệt bẩn, chúng thậm chí có thể được giặt ở 194°F (90°C). Nếu bạn sử dụng thuốc tẩy, hãy giặt khăn tắm ở 104°F (40°C).

Sau khi giặt khăn tắm và giữa mỗi lần sử dụng, hãy đảm bảo rằng chúng đã khô hoàn toàn.

(*) Ảnh chủ đề: RebeccaPollard Flickr - CC BY 2.0.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bao lâu thì nên giặt khăn tắm một lần? Cẩn thận với tình trạng nhiễm trùng da