Bạn có muốn gà biến đổi gen xuất hiện trong tiệc Giáng sinh không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đã đến Lễ Tạ ơn và sắp đến Giáng sinh, nơi mà gà sẽ xuất hiện trên bàn tiệc của mọi nhà, nhưng sẽ ra sao nếu gà biến đổi gen xuất hiện trên bàn ăn của chúng ta?...

Hiện nay, các công cụ chỉnh sửa gen như CRISPR và TALEN đang được sử dụng cho mọi thứ, từ điều trị ở bệnh viện cho đến chăn nuôi trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp, công nghệ CRISPR đã được sử dụng thay đổi mùi vị của thực phẩm, để kéo dài thời hạn sử dụng và tạo ra thực phẩm có khả năng kháng vi khuẩn và virus.

Cụ thể hơn, trong thời gian gần đây, virus leucosis gây bệnh bạch cầu ở gia cầm đã lọt vào “mắt xanh” của các chuyên gia biến đổi gen. Nói cách khác, một con gà CRISPR chạy bộ trong tương lai sẽ có thể xuất hiện trong bữa ăn của gia đình bạn.

Bệnh bạch cầu lây lan trong các trại chăn nuôi tập trung

Đầu năm 2019, trước tình trạng gà nhiễm cúm diễn ra nghiêm trọng đó, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã yêu cầu loại bỏ gà có dấu hiệu cúm hoặc "tổn thương" ra khỏi quá trình chế biến.

Vào tháng 3/2019, hiệp hội chăn nuôi gà của Mỹ đã kiến ​​nghị với Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (FSIS) thuộc USDA để: “xử lý các tổn thương - nghi vấn là tình trạng do bệnh bạch cầu gây ra ở gia cầm, chứ không phải là một tình trạng để kết án toàn bộ gia cầm”.

Ngày 16/7/2020, FSIS đã chấp thuận đơn yêu cầu và nêu rõ: "Chúng tôi đã xác định có bằng chứng khoa học hiện tại ủng hộ việc điều trị bệnh bạch cầu ở gia cầm như một tình trạng có thể loại bỏ và ngăn chặn, (vì vậy) các hành động được yêu cầu trong đơn sẽ giảm bớt gánh nặng pháp lý cho chuỗi cung ứng”.

Bất chấp sự thay đổi đáng kể về quy định này, các nhà nghiên cứu vẫn hướng tới việc chỉnh sửa gen như một cách khác để loại trừ cúm ra khỏi đàn những gia cầm nuôi tập trung.

CRISPR giải quyết bệnh bạch cầu gây cúm ở gia cầm?

Để có thể gây bệnh, virus cúm cần xâm nhập cơ thể rồi bám vào các thụ thể protein để từ đó xâm nhập vào tế bào. Vào năm 2018, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Quốc gia Séc đã nhắm vào những thụ thể này, coi đó là mục tiêu tốt cho “thao tác công nghệ sinh học” nhằm tạo ra gia cầm kháng virus.

Trong nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Virus, các nhà khoa học đã lưu ý độc giả: “Qua bước trung gian là CRISPR/Cas9, việc loại bỏ hoặc chỉnh sửa các gen thụ thể có thể là bước đầu tiên trong quá trình phát triển gà kháng virus”.

Trong một nghiên cứu riêng biệt được công bố trên PNAS vào tháng 1/2020, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng CRISPR-Cas9 có hiệu quả trong việc khiến gà kháng lại phân nhóm J của virus cúm.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Ở đây, chúng tôi chứng minh rằng đột biến này tạo ra sức đề kháng của gà đối với virus gây bệnh bạch cầu gia cầm phân nhóm J, một mầm bệnh quan trọng ở gia cầm”...

Họ nói thêm rằng không có tác dụng phụ nào rõ ràng sau quá trình đột biến. Tuy nhiên, có nhiều thay đổi không thể nhận ra ngay lập tức và những thay đổi bất ngờ vẫn có thể xảy ra trong các thế hệ sau, hoặc nếu ứng dụng trên các sinh vật khác.

Gà biến đổi gen sẽ không bị mắc cúm?

Điều này chưa chắc bởi cúm lây lan nhanh chóng giữa các loài chim và có khả năng lây truyền sang người. Cách đơn giản nhất để ngăn chặn sự lây lan rộng rãi của bệnh cúm gia cầm là thay đổi cách nuôi gà, đưa chúng ra ngoài trời trên đồng cỏ, nơi không gian thoáng đãng, thay vì để chúng chen chúc trong những chiếc chuồng đầy dịch bệnh.

Những rủi ro không kể tên khác

Trong một cuộc phỏng vấn với Yale Insights, Tiến sĩ Greg Licholai, một doanh nhân công nghệ sinh học và là giảng viên của Đại học Yale, điều này thậm chí có thể dẫn đến những vấn đề còn tồi tệ hơn cả “cách chữa trị”, chẳng hạn như kháng kháng sinh hoặc các bệnh nan y.

Ông nói: “Đó có lẽ là nỗi sợ hãi lớn nhất của CRISPR — Con người thao túng mã di truyền và những thao tác đó được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và nỗi sợ hãi sau đó là những sự thay đổi có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, hoặc các đột biến khác sẽ xâm nhập vào dân số và (chúng) rất khó để kiểm soát”...

Chỉnh sửa gen, không phải là một môn khoa học chính xác. Ở động vật, việc chỉnh sửa gen đã dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn trên động vật.

Hơn nữa, theo quan sát của các chuyên gia thuộc Viện Wellcome Sanger tại Vương quốc Anh, việc cắt bỏ, thêm bớt DNA có thể đảo ngược việc kích hoạt các gen nên ở trạng thái “tắt”, chẳng hạn như các gen gây ung thư đang nằm im có thể chuyển sang trạng thái “bật”.

John Oliver của HBO đã nêu ra cảm nghĩ của mình về các công cụ chỉnh sửa gen: “Có vẻ như chỉnh sửa gen hoặc sẽ loại bỏ tất cả bệnh tật, hoặc giết chết tất cả những người cuối cùng trong chúng ta”.

Thùy Linh (Lược dịch)
- Theo ET tiếng Anh.



BÀI CHỌN LỌC

Bạn có muốn gà biến đổi gen xuất hiện trong tiệc Giáng sinh không?