Ăn quá nhiều đạm sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong chế độ ăn dành cho người mắc bệnh thận, phải kiểm soát lượng thức ăn cung cấp protein. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm suy giảm chức năng thận, nhưng ăn quá ít cũng làm tăng nguy cơ tử vong. Vậy nên ăn như thế nào cho đúng?

Hiểu mức độ tổn thương thận của bạn

Mức độ nghiêm trọng của bệnh thận dựa trên GFR (Tỷ lệ lọc cầu thận) và hàm lượng protein trong nước tiểu.

Trong đó, giá trị tham khảo chính cho liệu pháp ăn kiêng là GFR, là giá trị của lượng nước tiểu ban đầu mà thận có thể sản xuất, tức là có thể tạo ra bao nhiêu ml nước tiểu trong 1 phút. Và theo mức độ được chia thành mức độ nhẹ (G1) đến giai đoạn cuối (G5).

GFR có thể dễ dàng được xác nhận thông qua việc lấy mẫu máu và hầu hết các cơ sở y tế đều có thể cung cấp dịch vụ này.

‘Liệu pháp ăn kiêng cho bệnh thận’ xuất hiện hơn 100 năm trước

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp ăn kiêng cho người mắc bệnh thận đã có lịch sử hơn 100 năm. Khi các vấn đề về thận xảy ra, các chất độc (urê) có thể tích tụ trong cơ thể, dẫn đến một triệu chứng gọi là nhiễm độc niệu. Theo đó, các tài liệu liên quan xuất hiện sớm nhất được phát hiện vào năm 1847.

Sau khi cơ thể chuyển hóa protein thành amoniac, nó sẽ chuyển thành urê và được đào thải ra khỏi cơ thể. Do đó, vào khoảng năm 1850, một phương pháp hạn chế ăn protein và sử dụng rau quả làm thực phẩm chính bắt đầu được áp dụng để điều trị bệnh thận.

Mãi cho đến thế kỷ 20, người ta cuối cùng đã xác nhận rằng chế độ ăn ít protein có thể ức chế sự phát triển của suy thận và làm giảm các triệu chứng, do đó, phương pháp điều trị cơ bản đã được thiết lập.

Tuy nhiên, hạn chế protein quá mức sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong khi cơ thể tiêu thụ không đủ calo. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ảnh hưởng của lượng protein thay đổi tùy theo mức độ tổn thương của thận.

Những năm gần đây, nhóm tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc bệnh thận ngày càng cao nên nội dung của liệu pháp ăn kiêng cũng thay đổi.

Quá nhiều protein sẽ làm suy giảm chức năng thận, nhưng không phải cứ ăn càng ít càng tốt

Từ xa xưa, người ta đã biết rằng hấp thụ quá nhiều chất đạm có thể gây suy giảm chức năng thận. Điều này là do hấp thụ quá nhiều protein sẽ tạo gánh nặng cho thận (vượt quá chức năng lọc cầu thận).

Do đó, Hiệp hội Thận học Nhật Bản khuyến cáo rằng để không làm trầm trọng thêm tình trạng đối với người mắc bệnh thận mãn tính, mức tiêu thụ không được vượt quá 1.3G mỗi ngày.

Nói cách khác, lượng protein có thể ăn vào là 1.3g × BW (kg trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn). Trọng lượng tiêu chuẩn (kg) được tính là: chiều cao (m) × chiều cao (m) × 22. Nhưng chỉ nói 1.3g thì thật là khó hiểu đúng không?

Khi GFR (Tỷ lệ lọc cầu thận) thấp hơn 60, bác sĩ sẽ bắt đầu hướng dẫn bệnh nhân hạn chế protein, và việc hạn chế sẽ được tăng cường khi tình hình xấu đi.

Tuy nhiên, cũng có báo cáo cho thấy rằng khi lượng protein ăn vào mỗi ngày đạt mức cực thấp 0.6g (lượng trung bình cho mỗi kg trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn), tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên, vì vậy lượng hấp thụ cũng không nên quá thấp.

Đặc biệt, bản thân người cao tuổi sẽ ăn ít hơn, và phải đặc biệt chú ý đến tình trạng suy dinh dưỡng do chế độ ăn kiêng gây ra.

Vậy chính xác thì nên hạn chế protein như thế nào?

Lượng protein được khuyến nghị cho chế độ ăn uống của người Nhật là 1g cho cả nam và nữ (lượng trung bình cho mỗi kg trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn).

Mặc dù việc hạn chế protein sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn khi chức năng thận bị suy giảm, nhưng khuyến cáo chỉ nên ít hơn 25% so với mức tiêu thụ bình thường. Dù áp dụng chế độ hạn chế protein trong trường hợp nào, hãy điều chỉnh linh hoạt tùy theo độ tuổi, vóc dáng, chức năng thận và các bệnh lý khác.

Nên kiểm soát muối trong khẩu phần ăn của người bệnh thận ở mức độ nào?

Người mắc bệnh thận ăn muối càng nhiều thì huyết áp càng cao và lượng protein trong nước tiểu càng lớn. Do đó, Hiệp hội Thận học Nhật Bản khuyến cáo bệnh nhân bệnh thận mãn tính nên ăn 3 ~ 6g muối mỗi ngày.

Mặt khác, giảm muối quá mức với lượng ăn hàng ngày dưới 3g sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có mối tương quan thuận giữa lượng muối ăn vào với tổng lượng calo và protein, vì vậy việc giảm muối có thể gây rối loạn dinh dưỡng. Đặc biệt khi người cao tuổi bị rối loạn dinh dưỡng cũng có thể gặp các vấn đề như mất nước hoặc tụt huyết áp nên càng phải đặc biệt chú ý.

Theo Tiêu chuẩn lượng muối ăn uống của Nhật Bản (ấn bản năm 2020), lượng muối được khuyến nghị hàng ngày đối với nam giới là dưới 7.5g và đối với phụ nữ là dưới 6.5g.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng muối tiêu thụ trung bình mỗi ngày của người Nhật là 10-12g, vì vậy phải giảm dần (6g tương đương với 1 thìa cà phê muối).

Trích từ "Liệu pháp ăn kiêng được thiết kế để điều trị bệnh thận" - Nhà xuất bản Dongfan Đài Loan.

(*) Ảnh chủ đề: Marco Verch Professional Photographer Flickr - CC BY 2.0.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Ăn quá nhiều đạm sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận