Ăn không sợ béo: 11 loại chất béo tự nhiên tốt cho sức khỏe

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chất béo xấu có thể gây béo phì và bệnh tim mạch, nhưng chất béo tốt lại rất tốt cho sức khỏe. Theo một báo cáo trên Health, một trang web chuyên về sức khỏe, có một số loại thực phẩm tự nhiên là nguồn chất béo tốt, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Chất béo có thể được phân loại thành chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chất béo không bão hòa là tồn tại ở dạng lỏng tại nhiệt độ phòng và thường được tìm thấy trong thực vật; chất béo bão hòa ở thể rắn, được tìm thấy trong thức ăn động vật và thường được coi là không tốt cho tim mạch. Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong thực phẩm đã qua chế biến thông qua quá trình dầu thực vật bị hydro hóa (quá trình chiên, nướng,...). Chất béo loại này đặc biệt không tốt cho sức khỏe tim mạch.

Ăn 11 loại chất béo tốt tự nhiên tốt cho sức khỏe của bạn

  1. Dầu ô liu

Dầu ô liu nguyên chất chứa chất béo không bão hòa đơn, là chất béo tốt cho sức khỏe. Dầu ô liu chứa vitamin K, E và chất chống oxy hóa mạnh. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên chọn loại dầu ô liu nguyên chất chất lượng cao, có chiết xuất tự nhiên, không qua chế biến để có được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Cá được coi là một loại ‘thực phẩm bổ não’ (ví dụ như cá hồi), là loại thịt tốt cho sức khỏe do chứa axit béo omega-3 là một chất cần thiết cho chức năng của não. Nó có lợi cho sức khỏe tim mạch và cấu thành các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn cá thường khỏe mạnh hơn, do bổ sung nhiều axit béo omega-3 có thể tăng cường trí não, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm khả năng trầm cảm, bệnh tim, sa sút trí tuệ và các bệnh mãn tính khác.

  1. Quả bơ

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dầu thực vật từ quả bơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường một cách hiệu quả. Ngoài ra bơ còn chứa hợp chất lutein, là một chất chống oxy hóa giúp cải thiện thị lực và cũng có thể ngăn ngừa lão hóa tế bào trong cơ thể.

  1. Trứng
Trứng là một nguồn protein phổ biến, rẻ tiền và là một nguồn cung cấp collagen dồi dào. (Ảnh: Oldmermaid/Pixabay)
Trứng là một nguồn protein phổ biến, rẻ tiền và là một nguồn cung cấp collagen dồi dào. (Ảnh: Oldmermaid/Pixabay)

Nền tảng trực tuyến Hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ đã loại bỏ nghi vấn trước đó rằng trứng gây ra chứng cholesterol cao. Trứng là một nguồn protein rất phổ biến và rẻ. Ăn trứng vào buổi sáng có thể giúp bạn no lâu (phương pháp để tránh những bữa ăn vặt ở văn phòng), và là một nguồn cung cấp collagen dồi dào. Collagen là một loại vitamin B-complex quan trọng có thể thúc đẩy não, tim, mạch máu và dây thần kinh. Trên thực tế, nghiên cứu khẳng định rằng lượng trứng thích hợp cũng có thể tăng cường sức khỏe của tim.

  1. Quả hạch

Về tính chất thì quả hạch được coi là trái cây. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các loại trái cây, chúng không có vị ngọt và chứa nhiều chất béo. Quả hạch là các loại hạt có vỏ ngoài cứng, cần tách vỏ để ăn nhân bên trong. Ăn một nắm nhỏ các loại hạt mỗi ngày có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 50% tỷ lệ đột quỵ.

  1. Dầu dừa

Lượng calo của dầu dừa chủ yếu có nguồn gốc từ chất béo bão hòa. Tuy nhiên, chất béo bão hòa trong dầu dừa có tác dụng chống viêm và khử trùng.

  1. Chocolate đen

Một miếng chocolate đen mỗi ngày sẽ giúp phát triển các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, bảo vệ tim và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

  1. Sữa chua

Axit linoleic liên hợp (Omega - 6) trong sữa chua có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư, nhưng hãy nhớ chọn loại sữa chua nguyên chất không có hương liệu hoặc chất tạo ngọt.

  1. Các loại hạt

Hạt bí ngô, hạt lanh, hạt hướng dương,… đều chứa nhiều axit béo không bão hòa, có tác dụng ức chế sự viêm nhiễm. Chúng cũng là một nguồn rất tốt để cung cấp protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

  1. Đậu nành

Đậu nành không chỉ giàu protein mà còn là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn quan trọng nên được nhiều người dùng để thay thế thịt. Ngoài ra, đậu nành còn chứa isoflavone (estrogen có nguồn gốc thực vật), chất xơ, khoáng chất,… Từ đậu nành có thể chế biến các loại thực phẩm khác như sữa đậu nành, miso hoặc đậu phụ.

  1. Phô mai

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn pho mai thường xuyên có ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cholesterol cao. Nó chứa phốt pho, protein, canxi và các chất dinh dưỡng khác, và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ béo phì và cải thiện sự trao đổi chất.

Quang Minh

Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Ăn không sợ béo: 11 loại chất béo tự nhiên tốt cho sức khỏe