6 thói quen trong nhà bếp sẽ khiến cả gia đình bạn dễ bị ung thư hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có những thói quen nấu nướng, ăn uống, hay dọn dẹp rất phổ biến nhưng rất nguy hại đối với tất cả các thành viên trong gia đình. Chúng khiến các chất độc gây ung thư tích tụ lại dần qua thời gian...

Có những hóa chất khiến chúng ta ngộ độc tức thì, nhưng có những chất độc thì từ từ ngấm vào cơ thể, dần dần tích tụ và phá hủy chúng ta. Một trong số đó là benzopyrene, hóa chất này gây ra ung thư ruột và dạ dày. Tuy nhiên, ung thư không hề đáng sợ nếu không phải chính chúng ta tạo thói quen để đưa hóa chất này tích tụ vào cơ thể.

Không chỉ chế biến đồ ăn, rất nhiều thói quen ăn uống hay dọn dẹp cũng tạo điều kiện để sinh ra benzopyrene, hoặc khiến chúng tiến nhập vào cơ thể. Dưới đây là 6 thói quen phổ biến nhất mở ra cơ hội cho chất độc này “nằm vùng” trong gia đình bạn.

#6. Thích ăn đồ chiên rán bị cháy

Mùi thơm phức, nhang nhác đắng từ các món chiên khiến chúng ta khó cưỡng lại được, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên đã chỉ ra hàm lượng benzopyrene trong các món cá và thịt bị cháy cao gấp 10-20 lần so với đồ hấp hoặc đồ luộc.

Ngoài ra, các món bị rán cháy cũng chứa các amin dị vòng như acrylamide và các chất sinh ung thư khác. Vì thế, nếu đồ ăn bị cháy đến mức chuyển sang màu đen, thì bạn đừng ăn chúng. Đừng tiếc mà hãy thẳng tay vứt chúng đi, nếu không muốn “rước thêm bệnh vào người”.

Nếu món chiên rán đã bị cháy đen thì đừng tiếc, hãy vứt bỏ chúng đi... (Pixabay)

Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều dầu được đun nóng ở nhiệt độ cao từ đồ chiên kỹ hay các món xào nhiều dầu, thì bạn cũng sẽ hấp thụ một lượng lớn benzopyrene.

#5. Tòng phạm: thịt nướng và thịt hun khói

Mùi vị của các món nướng và hun khói rất kích thích khứu giác và vị giác, cũng hợp với khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, chỉ cần hít khói bốc lên từ đồ nướng hoặc hun khói cũng sẽ tích tụ những hóa chất gây ung thư.

Tuy nhiên, “thuốc chữa bệnh” không cách chúng ta quá xa. Rau xanh, rau sống, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có chứa rất nhiều chlorophyll và chất chống oxy hóa, những chất có thể giúp làm giảm đáng kể các chất gây ung thư có trong đồ nướng và hun khói. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên hạn chế việc ăn đồ nướng liên tục vì sức khỏe của bản thân.

Các món thịt nướng và thịt hun khói luôn kích thích khứu giác và vị giác, tuy nhiên hãy cẩn thận... (Pixabay)
#4. Đợi xoong/chảo “nghi ngút” rồi mới xào nấu

Khi xào rau, rất nhiều người sẽ đợi chảo bốc khói nghi ngút, sau đó mới đổ rau vào. Họ nghĩ xào như vậy thì món ăn sẽ ngon hơn, nhưng việc này trên thực tế lại gây hại cho sức khỏe.

Dầu ăn bốc hơi ở khoảng 200℃, đây là nhiệt độ mà các vitamin tan trong chất béo có trong rau sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Không dừng lại ở đó, nhiệt độ cao là môi trường thích hợp để các chất béo khác và dầu kết hợp với nhau, sinh ra khí acrolein ở nhiệt độ cao. Khí này tác động mạnh đến niêm mạc mắt, mũi, gây ra chóng mặt, buồn nôn, chán ăn và nhiều phản ứng khác có hại cho sức khỏe.

Đợi dầu nóng bốc khói rồi mới xào cà chua thì vitamin sẽ mất hết, thậm chí còn gây chóng mặt, buồn nôn (Pixabay)
#3. Tiếc dầu chiên, dùng đi dùng lại mãi

Chiên rán nhiều lần có thể làm gia tăng lượng chất gây ung thư, và có thể sản xuất acid béo và oxide dầu có hại. Nói chung, dầu chiên không nên sử dụng đi sử dụng lại. Chúng ta có thể hạn chế việc này tại nhà, nhưng nó có thể tránh đối với các món chiên rán tại quán ăn.

#2. Không vệ sinh nồi ngay sau khi nấu

Sau khi nấu một món ăn, nếu ngay lập tức nấu tiếp, thì dầu mỡ và cặn thức ăn từ món trước đó có thể sẽ đọng lại và được đun nóng thêm một lần nữa. Các chất cặn trên đáy nồi bị đun và dầu mỡ tái sử dụng có thể sinh ra benzopyrene và nhiều chất gây ung thư khác.

Vì vậy, hãy rửa sạch xoong, nồi, chảo trước khi nấu món tiếp theo. Cũng đừng quên vệ sinh lò vi sóng và lò nướng, rất nhiều dùng chúng để hâm lại các món dầu mỡ mà không hề đậy nắp, thậm chí còn dùng liên tục.

Hãy dẽ chừng, đừng biến lò vi sóng thành một ổ hóa chất gây ung thư... (Pixabay)
#1. Tắt máy hút mùi ngay sau khi “xong việc”

Máy hút mùi sinh ra để thải hết khói sinh ra từ việc nấu nướng. Nhiều người tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu xong, trong khi mùi thức ăn vẫn rõ ràng đang luẩn quẩn trong nhà bếp. Việc này vừa khiến ít ỏi chất độc trong không khí không được tống khứ, vừa tạo cơ hội cho những hạt dầu hay chất độc khác bám lại và làm hỏng chính máy hút mùi.

Sau khi nấu, bạn nên để máy hút mùi tiếp tục “được làm việc”. Chỉ cần tăng ca 3-5 phút là đủ để giúp loại bỏ hết những khí có hại còn sót lại sau nấu ăn. Ngoài ra, bạn nên mở thoát các cửa trong bếp khi nấu ăn, điều này giúp làm giảm đáng kể các khí độc hại còn sót lại ở trong nhà bếp.

Đừng tắt sớm, hãy để hút mùi được làm hết công việc của mình... (Pixabay)

Hà Thành
- Theo SOH.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

6 thói quen trong nhà bếp sẽ khiến cả gia đình bạn dễ bị ung thư hơn