5 loại thực phẩm sẽ biến đổi tính chất và tốt hơn cho bạn sau khi chế biến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Salad càng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, nhưng có phải loại thức ăn sống nào cũng tốt không? Có loại sẽ phù hợp với mục đích khác nhau, có loại sẽ thực sự tốt hơn khi nấu chín...

1. Cà chua

Ngoài sự tươi mát, cà chua sống chứa rất nhiều vitamin C, là một chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Nhiều người không muốn ăn cà chua nấu chín vì lý do này.

Tuy nhiên, khi được nấu chín, vitamin C sẽ được đổi lại bằng lycopene, là một chất chống oxy hóa còn mạnh hơn cả vitamin C. Đồng thời, chất xơ trong cà chua sẽ trở nên dễ tiêu hóa hơn sau khi được nấu chín.

Bạn nên hạn chế cho cà chua vào tủ lạnh, vì cà chua có hương vị tốt nhất khi ở nhiệt độ phòng. Tùy thuộc vào độ chín, cà chua có thể để đến hai tuần ngoài ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Cà chua sống trông rất tươi ngon và hấp dân, tuy nhiên chúng sẽ dễ tiêu hóa và bổ hơn khi nấu chín... (Pixnio)
2. Cà rốt

Nhiều người thích bắt chước loài thỏ sau khi biết cà rốt chứa nhiều beta carotene. Nước ép cà rốt hoặc ăn cà rốt sống cũng rất tốt cho chúng ta khi được hấp thụ theo cách này. Nhưng loại củ này lại thích được “tắm nước nóng” trước khi sử dụng.

Thứ nhất, chất dinh dưỡng trong vỏ cà rốt sẽ giúp làm tăng gấp 3 sức chống oxy hóa tổng thể của chúng. Thứ hai, cắt nhỏ trước khi nấu có thể làm tăng diện tích bề mặt khiến các chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi khi rửa sạch rau củ. Cuối cùng, beta carotene trong cà rốt sẽ được sinh ra nhiều hơn sau khi nấu.

Hãy cắt miếng vừa phải sau khi rửa sạch cà rốt nguyên vỏ, sau đó nấu chín và thưởng thức.

Nhiều người thích bắt chước loài thỏ sau khi biết cà rốt chứa nhiều beta carotene... (Pixabay)
3. Chuối

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn chuối, nhưng liệu có cách nào để họ tránh khỏi việc kiêng khem khổ sở này không? Theo các chuyên gia cho biết, tinh bột trong chuối xanh sẽ biến thành đường khi chuối chín - thứ mà bạn cần phải kiểm soát.

Bạn có thể ăn chuối xanh, và càng nên hơn khi chuối xanh chứa một loại tinh bột gọi là tinh bột kháng. Loại tinh bột này khó tiêu và đem lại lợi ích cho sức khỏe, kể cả đối với bệnh nhân tiểu đường. Vừa được tận hưởng chút vị ngọt của trái chuối, vừa no lâu để có thể giúp giảm cân.

Đối với những người thường xuyên tập thể thao, chuối cung cấp một lượng đường bổ sung ngay lập tức. Nửa trái chuối sẽ giúp việc rèn luyện cơ bắp được hiệu quả, lại không khiến dạ dày bị căng.

Chuối ở mỗi giai đoạn chín khác nhau sẽ có hương vị, thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe tương đối khác nhau..... (Pixabay)
4. Rau chân vịt (Cải bó xôi)

Thủy thủ Popeye không ăn sống rau chân vịt, anh ăn rau chân vịt đóng hộp - chắc chắn là đã được nấu chín.

Cải bó xôi chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng bạn có thể hấp thụ nhiều canxi và sắt hơn khi nấu chín. Điều này xảy ra vì rau chứa nhiều axit oxalic khi chưa chín và chúng ngăn chặn sự hấp thụ sắt và canxi. Khi bạn nấu chín rau bina, nguyên tố này sẽ bị phá vỡ và bạn có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn từ nó.

Thủy thủ Popeye đã trở thành đại sử của rau chân vịt... (Minh họa)
5. Bánh mì

Bánh mì giúp người ăn có thể hấp thu năng lượng trong một thời gian ngắn. Vậy phải chăng những người ăn kiêng, bệnh nhân tiểu đường, hay những ai muốn giảm cân không thể ăn bánh mì? Hãy nướng chúng lên và mọi việc sẽ được giải quyết, đừng nướng cháy đen là được.

Bánh mì nướng có chỉ số đường huyết thấp hơn, vì vậy nó là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu là bánh mì bột chua thì hàm lượng chất chống oxy hóa và folate sẽ cao hơn các loại bánh mì khác, khi nướng lên cũng sẽ có tác dụng tốt hơn.

Bánh mì nướng sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn muốn giảm cân... (Pixabay)

Vũ Miên

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

5 loại thực phẩm sẽ biến đổi tính chất và tốt hơn cho bạn sau khi chế biến