5 biểu hiện của hệ miễn dịch suy giảm và 2 cách giúp cải thiện hệ miễn dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Miễn dịch là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại virus và mầm bệnh. Khi hệ miễn dịch cần được củng cố, sẽ có hàng loạt các “dấu hiệu” cảnh báo. Ăn ngon và ngủ ngon chính là cách hiệu quả cải thiện hệ miễn dịch...

“Miễn dịch là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại virus và mầm bệnh. Nếu hệ miễn dịch yếu, cơ thể cũng dễ nhiễm bệnh, và điều này có thể xảy ra với cả những người trông khỏe mạnh. Khi hệ miễn dịch cần được củng cố, sẽ có hàng loạt các “dấu hiệu” theo sau.

1. Thường xuyên bị tiêu chảy

Theo tạp chí sức khỏe HEHO: “Đường ruột là nơi hệ miễn dịch tập trung trọng yếu, còn được gọi là "bộ não thứ hai" của cơ thể người. Có tới 70% các tế bào thuộc miễn dịch của cơ thể người hiện diện trong ruột, và đồng thời có khoảng 100 nghìn tỷ lợi khuẩn hỗ trợ duy trì chức năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy, điều đó có nghĩa là hệ vi khuẩn đường ruột có vấn đề, và chức năng miễn dịch của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng”.

Tiêu chảy liên tục luôn gây khó chịu, nhưng mấy ai biết đó là biểu hiện của hệ miễn dịch suy giảm... (Pixabay)

2. Sốt không rõ nguyên nhân

Bạn cảm giác như lúc nào cũng đang sốt, nhưng đây không phải là một cơn sốt thật sự, điều này có nghĩa là cơ thể bạn đang ở trong tình trạng viêm mạn tính. Tình trạng viêm này liên tục tạo ra các chất thải và làm tăng năng lượng tiêu hao của cơ thể. Nhưng đến khi phải thực sự đối mặt với mầm bệnh, thì hệ miễn dịch không còn đủ sức mạnh để chống chọi nữa.

3. Vết thương khó lành

Khả năng làm lành vết thương kỳ thực cũng phản ánh tình trạng của hệ miễn dịch. Mạch máu mang đầy đủ dưỡng chất và oxy, và nếu nó không được lưu thông tốt, vết thương sẽ khó lành. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi các tế bào máu không khoẻ, các tế bào miễn dịch sẽ không được sản xuất đủ và sẽ không được đưa đến vùng tổn thương một cách nhanh chóng.

4. Dễ mệt mỏi

Hiện tượng dễ mệt mỏi có nghĩa là sức chịu đựng của cơ thể đã quá tải, do không được phục hồi hoặc điều hòa đúng cách. Lúc này, chất thải tích lũy trong cơ thể đang trong quá trình chuyển hóa. Tất nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, do đó các hoạt động của hệ thống này sẽ không thể làm việc bình thường.

Hiện tượng dễ mệt mỏi có nghĩa là sức chịu đựng của cơ thể đã quá tải... (Pixabay)

5. Cảm thấy không thoải mái khi thời tiết thay đổi

Cơ thể của một số người giống hệt như một "trạm dự báo thời tiết". Hễ trời lạnh, họ liền cảm thấy đau; hễ trời ẩm ướt, họ liền cảm thấy mệt mỏi. Mặc dù điều này có liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài, nhưng đối với những thay đổi của môi trường thì cơ thể sẽ tự có một cơ chế điều chỉnh. Triệu chứng đau cũng là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết: cơ thể hiện đang không khỏe mạnh.

Hai cách để cải thiện khả năng miễn dịch: ăn ngon, ngủ ngon

Để có khả năng cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả, bạn nên thực hiện ít nhất hai điều sau: đó chính là ăn ngon và ngủ ngon.

Bác sĩ chuyên khoa thận nổi tiếng Giang Thiệu Sơn (Jiang Shoushan) cho biết, khi một người bị mất ngủ, số lượng các tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ giảm, và khả năng bảo vệ của nó cũng thế, sự phân bố của chúng cũng sẽ thay đổi. Nếu chúng ta gặp thêm tình trạng thiếu oxy và hội chứng ngưng thở khi ngủ, vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn. Do đó, một giấc ngủ tốt có thể đảm bảo miễn dịch tốt.

Trích dẫn khuyến cáo của Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, tạp chí sức khỏe HEHO cho hay, gia tăng lượng trái cây và rau quả trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm việc sản xuất các chất trung gian tiền viêm, tăng cường sức khỏe của các tế bào miễn dịch, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch.

Tăng lượng trái cây và rau quả trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm việc sản xuất các chất trung gian tiền viêm... (Pixabay)

Trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và hóa chất thực vật (phytochemical) tự nhiên. Những chất này giúp hệ miễn dịch có thêm năng lượng để chống lại vi khuẩn. Chẳng hạn vitamin C có thể giúp loại bỏ nhanh chóng chất thải, chất xơ giúp tạo ra một môi trường tốt cho đường ruột, cho phép các lợi khuẩn (probiotics) chống lại mầm bệnh lạ xâm nhập; phytochemical có thể kháng viêm và khôi phục chức năng bình thường của cơ thể.

Do đó, hãy bổ sung một bát rau cùng một lượng hoa quả tương đương với một nắm tay trong mỗi bữa ăn, nó có thể giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Nên lưu ý rằng, trái cây sẽ giữ nguyên được chất dinh dưỡng nếu ăn cả vỏ sau khi rửa sạch.

Hương Xuân
- Theo Sound of Hope.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

5 biểu hiện của hệ miễn dịch suy giảm và 2 cách giúp cải thiện hệ miễn dịch