4 “vị thuốc” sẵn có trong nhà bếp với những cách sử dụng đơn giản mà rất hiệu quả

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bếp của chúng ta có nhiều nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có. Chúng đều là những vị thuốc tốt để chữa bệnh hiệu quả mà không lo tác dụng phụ...

Người quan niệm thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn. Khi nấu ăn, những gia vị dùng để chế biến cũng không phải ngoại lệ. Theo lời bác sĩ Hồ Nãi Văn, là thầy thuốc Trung Y nổi tiếng ở Đài Loan, gia vị chính là những vị thuốc tốt để chữa bệnh mà không phải lo tác dụng phụ.

1. Vài lát tỏi sẽ giúp chữa ho và nhiệt miệng

Khi bé bị ho, nhiều nhà trẻ sẽ yêu cầu bố mẹ đón ngay con về nhà, sợ rằng bé sẽ lây bệnh sang bạn khác.

Lúc này, chúng ta hãy thử dùng vài lát tỏi mỏng để đắp vào huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân bé. Khoảng 2 giờ sau thì lấy tỏi ra và rửa sạch chân cho trẻ, vì nếu để lâu hơn, lòng bàn chân bé có thể bị phồng rộp do da mỏng. Trước khi đi ngủ 3 tiếng thì đắp lại một lần nữa, tình trạng sẽ được cải thiện sau chỉ sau từ 2 đến 3 tiếng.

Tỏi không chỉ dùng trong trừ tà hay khiển những sinh vật âm độc như ma cà rồng phải bỏ chạy, chúng còn giúp thải độc... (Pixabay)

Nếu bị nhiệt miệng, thậm chí kể cả khi mọc ít mụn nước, thì bố mẹ hãy đắp một lát tỏi lên huyệt Thái Uyên để có thể giúp bé sớm chữa khỏi nhiệt miệng.

Còn nếu chúng ta ăn uống bị chướng bụng, đau bụng và tiêu chảy thì phải làm sao? Hãy nướng 4-5 tép tỏi, người lớn và trẻ con đều có thể ăn được. Mặc dù trẻ con thường không thích ăn tỏi, nhưng chỉ cần bố mẹ khuyến khích trẻ ăn 2-3 lần một ngày, thì tình trạng đau bụng và tiêu chảy sẽ nhanh chóng giảm bớt.

2. Gừng - Vị thuốc tự nhiên điều trị tiêu chảy

Trong những đơn thuốc cổ truyền có ghi nhận dùng gừng và trà có thể điều trị tiêu chảy. Trà ở đây thường dùng là loại trà vằng.

Theo y học cổ truyền, kiết lỵ chia làm hai loại: xích lỵ (lỵ có sắc đỏ) và bạch lỵ (lỵ có nhiều đàm). Lỵ có sắc đỏ là do trong phân có máu - liên quan đến mật và tổn thương đường ruột, biến phân thường có màu vàng của mật thành màu đỏ. Trong khi kiết lỵ phân trắng thường có nhiều đàm và không có mật.

Bạn có thể nghiền gừng cho vào nước nóng để uống, cách này cho hiệu quả tốt nhất. Nếu chưa quen, bạn có thể ngậm kẹo gừng, ăn gừng ngâm chua hoặc bánh quy gừng sau bữa ăn... (Pixabay)

Trà gừng ngoài việc chữa được kiết lỵ còn có thể chữa sốt rét thể nhiệt lạnh. Một thể sốt rét biểu hiện đột ngột phát sốt rồi đột ngột ớn lạnh, lúc nóng lúc lạnh, hiện nay rất ít thấy trường hợp này.

Ngoài ra, nước sắc gừng - gồm nước sắc chè và gừng ngâm mật ong - có tác dụng chữa “lỵ nóng”, một chứng bệnh có phân thối, loãng. Nếu chỉ có nóng rát hậu môn và phân ngửi có mùi tanh thì không gọi là lỵ nóng.

3. Cần tây giúp giảm huyết áp mà không cần thuốc

Tiến sĩ Hồ Nãi Văn chia sẻ: “Khi tôi học khoa Sinh học tại đại học, có một báo cáo sinh học công bố đã nói rằng cần tây có thể giúp hạ huyết áp. Thái cần tây thành miếng vuông, cắt xong thì chần qua nước nóng để dùng sẽ giúp hạ huyết áp”.

Ngoài ra, các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy cần tây có chứa canxi và sắt, rất hữu ích cho những người thiếu canxi, thiếu sắt và thiếu máu. Cách làm là lấy rễ cần tây rửa sạch, giã nhuyễn thành nước ép, thêm chút mật ong, uống ngày 3 lần. Uống đều như vậy sẽ rất tốt cho việc điều trị cao huyết áp và giảm cholesterol.

Thời xa xưa, bài thuốc Bổ trung chi tử cho biết, món cháo gạo tẻ và cần tây có tác dụng thanh nhiệt giúp hạ sốt, chống cảm lạnh, giúp tiêu hóa.

Cần tây có chứa canxi và sắt, rất hữu ích cho những người thiếu canxi, thiếu sắt và thiếu máu... (Pixabay)
4. Khoai mỡ - Ổn định đường huyết và rời xa bệnh tiểu đường

Khoai mỡ có thể nấu được nhiều món ăn ngon, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Bác sĩ Hồ Nãi Văn cũng lấy ví dụ một đơn “thuốc” từ đồng nghiệp của ông.

Một lần, một người bạn của anh này đi khám sức khỏe, chắc là để được thăng chức. Trong quá trình khám thì phát hiện ra đường huyết hơi cao, nhưng anh ta lại không muốn uống thuốc hạ đường huyết, vậy thì phải làm sao? Người bạn bác sĩ trả lời: "Dễ thôi! Mua khoai mỡ về, mỗi ngày dùng 1-2 lạng khoai mỡ. Chỉ cần cho vào nồi hấp chín rồi ăn thì (tình trạng) sẽ cải thiện".

Người đó đã thử ăn như thế vài ngày, đi kiểm tra lại thì đường huyết thấy đã ổn định. Trên thực tế không chỉ có hạ đường huyết, khoai mỡ thực sự có thể chữa khỏi bệnh và được nhiều bác sĩ Tây Y khuyên dùng. Khoai mỡ tuy là tinh bột, nhưng tinh bột này lại làm hạ chứ không làm tăng đường huyết. Bởi vì nó chứa một số chất nhầy, đạm, đường... không hoàn toàn giống với đường của tinh bột.

Ông cũng chia sẻ thêm: “Tôi thường ăn canh thuốc bắc (Sishen) vì trong canh có khoai mỡ. Ăn khoai mỡ có tác dụng làm đẹp, không những vậy còn có thể dưỡng da và tóc, thương truật, cường tráng, có thể chữa được chứng hay quên, có thể làm cho sảng khoái hơn. Vì vậy trong các bài thuốc Đông Y đều cho rằng khoai mỡ là bảo bối tốt nhất cho nam giới, giúp tinh thần sung mãn”.

“Một bệnh nhân của tôi là một bà cụ khoảng 78 tuổi. Tôi cho bà biết là bà gần như đã khỏi bệnh, nhưng cũng khuyên bà thường xuyên ăn súp Sishen vì trong đó có khoai mỡ, phục linh, và hạt sen. Bà đã làm theo và kiên trì ăn như ăn cơm. Sau hai năm thì bà quay lại kể với tôi là đường huyết đã hạ, huyết áp bình thường, axit uric cũng không cao”.

Tiến sĩ Hồ Nãi Văn cũng chia sẻ một nguyên lý quan trọng mà trong Hoàng Đế nội kinh có ghi lại về dùng thuốc độc để trị bệnh. Ông cho biết, nếu dùng chất cực độc, thì chỉ chữa được 60% bệnh, chất độc loại thường thì chữa được 70%, chất ít độc thì chữa được 80%, còn không dùng chất độc thì chữa được 90%.

Điều này đã nói lên vấn đề gì? Nếu chúng ta chọn thuốc, một thứ có độc thì chỉ có thể chữa từ 60%-80% bệnh, trong khi chọn thảo dược lành tính có thể chữa được tới 90% bệnh.

Minh Sang
- Theo NTD tiếng Trung.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

4 “vị thuốc” sẵn có trong nhà bếp với những cách sử dụng đơn giản mà rất hiệu quả