3 dấu hiệu cho biết bạn bị loãng xương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh loãng xương ngoài tuổi tác còn liên quan mật thiết đến chế độ sinh hoạt của mỗi chúng ta. Rất khó để một người biết họ đang bị mất xương, và quá trình này luôn diễn ra âm thầm trong thời gian dài, người bệnh sẽ không cảm thấy rõ ràng trong giai đoạn đầu mắc bệnh, điều đó khiến họ khó trở tay kịp khi tình trạng chuyển biến nặng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời dựa vào 3 dấu hiệu dưới đây.

Loãng xương

1. Đau lưng

Triệu chứng ban đầu của bệnh loãng xương là đau nhức xương, chủ yếu tập trung ở thắt lưng và lưng. Cơn đau có thể nặng hơn khi đứng lâu hoặc ngồi lâu, cơn đau dữ dội hơn khi ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

2. Rút ngắn chiều cao, gù lưng

Khi bị loãng xương, lực nâng đỡ của cột sống sẽ không đủ, theo thời gian cột sống sẽ dần bị cong do sức ép của chính trọng lượng cơ thể, đây cũng là nguyên nhân khiến chiều cao bị rút ngắn và lưng bị gù.

3. Tức ngực và khó thở

Sự chèn ép và biến dạng của cột sống do loãng xương gây ra sẽ làm biến dạng lồng ngực, giảm tương đối khả năng lưu thông không khí, các triệu chứng chính là tức ngực, khó thở.

Làm tốt 3 điều sau để thúc đẩy xương phát triển

1. Bổ sung dưỡng chất cho xương

Không chỉ bổ sung canxi và vitamin D, vitamin K cũng rất quan trọng, vì thành phần của xương bao gồm canxi, phốt pho, magiê, kali, các khoáng chất và muối cacbonat khác, cộng với một số protein.

Vai trò của canxi như những viên gạch, vì vậy thiếu canxi giống như nhà không vách, chất đạm trong xương như thanh thép, khoảng 80 đến 90% là collagen. 20% còn lại là osteocalcin và protein matrix Gla, là một loại protein giúp xương xây dựng các nguyên bào xương mới và vai trò của chúng là làm cho mật độ xương trở nên đáng kể hơn.

Khi tạo ra hai loại protein này, cần phải có một loại vitamin tan trong chất béo để hỗ trợ, đó là vitamin K. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp vitamin K mà chỉ có thể thu nhận được thông qua chế độ ăn uống, lượng vitamin K được khuyến nghị hàng ngày là 120 microgam đối với nam giới và 90 microgam đối với phụ nữ.

Một số loại rau xanh đậm chứa vitamin K. Các loại rau có màu xanh đậm và dầu thực vật từ hạt không nhiệt đới có thể bổ sung nguồn vitamin K.

7 loại rau có màu xanh đậm sau đây là nguồn cung cấp tốt nhất: bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, cải bẹ xanh, rau diếp, măng tây, rau muống v.v. các loại đậu xanh như đậu Hà Lan, đậu que, đậu lăng v.v. đều là những lựa chọn tốt.

Các loại dầu thực vật không hạt nhiệt đới, chẳng hạn như dầu ô liu, dầu salad đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải, cũng rất giàu vitamin K.

2. Sưởi nắng

Vitamin D là một chất quan trọng thúc đẩy quá trình kết tủa hóa canxi. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách chính để thu được vitamin D tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

3. Tập thể dục

Vận động hợp lý cũng rất có lợi cho việc củng cố xương và giúp xương chắc khỏe. Nên tập thể dục ngoài trời ít nhất nửa tiếng mỗi ngày. Trong việc lựa chọn các bài tập thể dục, hãy cố gắng tập các bài tập cường độ thấp hơn, chẳng hạn như chạy bộ v.v. kiên trì trong một khoảng thời gian và tăng dần cường độ tập luyện sau khi cơ thể thích nghi dần.

(*) Ảnh chủ đề: German Tenorio Flickr - CC BY-SA 2.0

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

3 dấu hiệu cho biết bạn bị loãng xương