10 thuyết về virus Corona Vũ Hán bị các nhà khoa học lật tẩy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những tin đồn và thông tin sai lệch đôi khi có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, và chúng vẫn xảy ra ngay cả ở những quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ...

Khi chủng virus Corona Vũ Hán vẫn đang tùng hoành hành khắp năm châu, thì các bài báo mạng “cung cấp thông tin” về dịch bệnh cũng phủ sóng nhanh chóng mặt. Rất nhiều trong số đó là phỏng đoán và giả thuyết, nhưng luồng thông tin không ngừng nghỉ lại khiến não chúng ta không kịp phân tích và khó phân biệt thật giả.

Tạp chí LiveScience đã biên soạn một danh sách những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về SARS-CoV-2 hay COVID-19, giải thích tại sao những tin đồn này lại gây hiểu lầm, hoặc đơn giản là hoàn toàn sai lầm.

1. nCoV-2019 chỉ là một dạng đột biến của cảm lạnh thông thường?
Chủng virus Corona là một nhóm lớn các virus RNA gây bệnh ở động vật có vú và ở chim. Trên người, những con virus này gây nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ đến nặng và thậm chí có thể gây tử vong. Tất cả các chủng virus Corona đều có những đầu tiếp xúc hình gai nhọn trên bề mặt, chúng sử dụng các protein gai nhọn này để lây nhiễm cho các tế bào chủ.

Có 4 chủng virus Corona gây cảm lạnh được đặt tên là 229E, NL63, OC43 và HKU1. SARS-CoV-2 thì có vật liệu di truyền giống đến 90% so với chủng virus lây nhiễm từ loài dơi - SARS. Điều này gợi ý cho suy luận virus này bắt nguồn từ dơi và sau đó lây sang con người. Nó không chỉ gây ra cảm lạnh, nó có thể giết người.

2. Thú nuôi có thể lan truyền chủng virus Corona mới
Theo LiveScience, đã có một vài báo cáo cho thấy chó, mèo bị nhiễm COVID-19 sau khi tiếp xúc với chủ nhân đã bị bệnh của chúng. Ví dụ vào tháng Tư, hai con mèo ở New York đã được làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính với COVID-19; chủ của một trong hai con mèo này cũng đã nhiễm virus Vũ Hán trước đó.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: không có báo cáo nào xác nhận trường hợp người nhiễm COVID-19 từ vật nuôi. Tuy nhiên, tổ chức này cũng khuyến nghị những người mắc viêm phổi Vũ Hán nên nhờ người khác chăm sóc thú cưng trong khi họ bị bệnh. Để cẩn thận hơn nữa, mọi người nên luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật, chúng có thể truyền bệnh khác lên cho người.

Mèo có thể dễ bị nhiễm virus Corona Vũ Hán và truyền sang cho các con mèo khác. (Pixabay)

Đọc thêm: Họ mèo lây truyền virus Vũ Hán cho đồng loại. Vả cả trên người?

3. Trẻ em không thể bị nhiễm virus ĐCSTQ
Trẻ em chắc chắn có thể bị nhiễm virus Vũ Hán. Mặc dù các báo cáo về các ca bệnh nghiêm trọng ở trẻ em là rất hiếm, nhưng trong một nghiên cứu của CDC - với hơn 1,3 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 ở Mỹ từ tháng 1 đến tháng 5 - kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ở trẻ em dưới 9 tuổi là thấp.

Chỉ có 52/100.000 trẻ em bị nhiễm so với mức trung bình 400/100.000 ca ở bất kỳ độ tuổi nào trong tổng dân số nước Mỹ. Ngoài ra, CDC cho biết trong 52.000 người đã được báo cáo là tử vong vì viêm phổi Vũ Hán từ tháng 2 đến tháng 5, chỉ 16 ca dưới 18 tuổi.

Trong 16 trường hợp hiếm hoi đó, các bé đã xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) từ trước hoặc sau khi nhiễm COVID-19. Các triệu chứng của hội chứng này có thể khác nhau, nhưng bệnh nhân dường như có triệu chứng tương tự như hội chứng sốc nhiễm độc và bệnh Kawasaki. Hội chứng sốc nhiễm độc có thể đe dọa tính mạng khi vi khuẩn tiết ra độc tố; còn bệnh Kawasaki là một loại bệnh cấp tính ở trẻ em khiến thành mạch máu bị viêm, nếu nghiêm trọng sẽ khiến cho tim bị thương tổn.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy, virus Corona Vũ Hán đang hoành hành trên toàn thế giới đã xuất hiện những đột biến rõ ràng. Đột biến có tên "D614G" sẽ khiến virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người hơn, dẫn đến khả năng lây nhiễm của virus tăng gấp nhiều lần.
Đột biến có tên "D614G" sẽ khiến virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người hơn.. (GettyImages)

4. Nếu bạn nhiễm viêm phổi Vũ Hán, bạn “sẽ biết”
Không phải vậy. COVID-19 gây ra một loạt các triệu chứng, đa số tương tự các bệnh hô hấp khác như cúm và cảm lạnh thông thường. Đặc biệt, các triệu chứng chung của COVID-19 bao gồm sốt, ho, nhức đầu, đau họng, cơ hoặc cơ thể đau nhức, khó thở, buồn nôn và nôn mửa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh này có thể tiến triển đến viêm phổi, nhưng trước đó người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng nào.

5. Vitamin C bổ sung sẽ ngăn bạn nhiễm COVID-19
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vitamin C có thể giúp cho mọi người miễn dịch với COVID-19. Thực tế, đối với hầu hết mọi người, bổ sung vitamin C thậm chí không ngăn được cảm lạnh thông thường, mặc dù nó có thể rút ngắn thời gian bị bệnh đi một chút.

Nếu bạn bị thiếu vitamin C thì chắc chắn nó nên được đưa vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều các chất bổ sung chẳng hạn như các chất tăng cường miễn dịch như kẽm, trà xanh hoặc echinacea không có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.

Tuy có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng vitamin C cũng là vitamin được quảng cáo với những lợi ích dễ gây hiểu lầm nhất... (Minh họa)

6. Thuốc tẩy hoặc các chất khử trùng có thể bảo vệ bạn khỏi COVID-19
Theo WHO, bạn chắc chắn không nên uống thuốc tẩy hoặc các chất khử trùng gia dụng khác, cũng như không nên phun chúng lên cơ thể. Nó không chỉ gây ngộ độc - thậm chí tử vong - nếu uống phải, chúng còn có thể gây tổn thương cho da và cho mắt.

LiveScience đã đưa ra thông tin đáng báo động trong một cuộc khảo sát gần đây rằng: gần 4/10 người Mỹ trưởng thành đã thực hiện các biện pháp nguy hiểm để ngăn ngừa COVID-19; ví dụ rửa thực phẩm bằng thuốc tẩy, sử dụng các sản phẩm khử trùng gia dụng trên da hoặc cố tình hít phải hơi từ các chất tẩy rửa.

sản phẩm khử trùng tay do một công ty của Mexico sản xuất, theo một tuyên bố từ FDA.
Cảnh báo áp dụng đối với một số sản phẩm khử trùng tay do một công ty của Mexico sản xuất, theo một tuyên bố từ FDA... (Pixabay)

Đọc thêm: Người Mỹ uống nước rửa tay dẫn đến tử vong

7. Uống rượu và ăn tỏi có thể bảo vệ bạn khỏi COVID-19
Tiêu thụ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như rượu hoặc tỏi, sẽ không bảo vệ bạn khỏi chủng virus Vũ Hán. Mặc dù nước rửa tay chứa cồn có tác dụng khử trùng da của bạn, nhưng cồn (ethanol) không có tác dụng này đối với cơ thể khi uống vào.

Nghiêm trọng hơn, sử dụng nhiều rượu thực sự sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, từ đó làm giảm khả năng đối phó với các bệnh truyền nhiễm của cơ thể. Ở một diễn biến khác, WHO cho biết mặc dù tỏi có thể có một số đặc tính kháng khuẩn, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó có thể bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19.

8. Mạng 5G có thể lây lan virus Vũ Hán
WHO cho biết: virus - bao gồm cả SARS-CoV-2 - không thể di chuyển hoặc truyền qua sóng vô tuyến hoặc mạng di động như mạng 5G. Chủng virus mới này lây lan chủ yếu qua các giọt hô hấp bắn ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, cũng như qua các bề mặt bị nhiễm khuẩn. WHO cũng lưu ý rằng COVID-19 đã lan rộng ở các quốc gia không có mạng di động 5G.

Một người đàn ông đi ngang qua biển hiệu 5G ở Monaco, vào ngày 28/11/2019. (Eric Gaillard / Reuters)
Một người đàn ông đi ngang qua biển hiệu 5G ở Monaco, vào ngày 28/11/2019. (Eric Gaillard / Reuters)

9. Tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ ngăn ngừa COVID-19
Ánh sáng mặt trời có thể nhanh chóng tiêu diệt chủng virus Corona mới, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 đối với cộng đồng. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao sẽ không bảo vệ bạn trước virus, WHO khẳng định.

Bạn vẫn có thể mắc bệnh cho dù trời nóng đến mức nào. Thực tế, virus vẫn lây lan ngay cả ở những khu vực có thời tiết nắng nóng, chẳng hạn như bang Arizona của Mỹ. Tắm nước nóng cũng sẽ không ngăn được viêm phổi Vũ Hán.

10. Đeo khẩu trang có thể gây ngộ độc CO2
Trong một hình ảnh mới đây, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng một tiếng ho, xuất hiện dưới dạng một luồng hơi màu xanh lá cây phát ra từ miệng của người nộm. Các hình ảnh cho thấy rằng khẩu trang làm giảm đáng kể sự lây lan của các hạt nước bắn ra khi ho, từ khoảng 3m xuống chỉ một vài cm.

Đeo khẩu trang trong thời gian dài có thể gây khó chịu cho một số người, nhưng nó không gây ra tình trạng thiếu oxy hoặc nhiễm độc carbon dioxide (CO2). Darrell Spurlock Jr. - giám đốc của Trung tâm lãnh đạo nghiên cứu giáo dục điều dưỡng tại Đại học Widener ở Pennsylvania - nói với Healthline:

“Lượng CO2 chúng ta có thể hít vào trong khi đeo khẩu trang rất dễ dàng bị loại bỏ bởi cả hệ thống hô hấp và trao đổi chất trong cơ thể”.

Nhật Hà
- Theo LiveScience.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

10 thuyết về virus Corona Vũ Hán bị các nhà khoa học lật tẩy