10 lý do trẻ khiến em bị rối loạn giấc ngủ, cha mẹ nên giúp như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đưa trẻ vào giấc ngủ đối với một số phụ huynh là cuộc chiến kéo dài tới hàng giờ. Nhiều người khác phải thức dậy lúc nửa đêm để giúp trẻ ngủ lại. Những vấn đề này ảnh hưởng đến trẻ, và cả cha mẹ của chúng...

Adam t. Newton đang chờ bằng tiến sĩ tâm lý học lâm sàng tại Western University, Canada. Với tư cách là một nhà nghiên cứu giấc ngủ ở trẻ em, anh trăn trở với câu hỏi: tại sao những vấn đề về giấc ngủ lại xảy ra?

Trong 30 năm nghiên cứu, nhóm của anh đã tổng hợp những dữ liệu đồ sộ nhất, theo đó xác định được 60 nhân tố có thể đóng vai trò gây rối loạn giấc ngủ. 10 trong số đó đã được ủng hộ bởi những nghiên cứu được thiết kế chặt chẽ, với đối tượng là trẻ em từ 1 đến 10 tuổi, liên quan đến những rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất ở nhóm này.

Nhóm nghiên cứu của anh cho biết: các yếu tố sinh học, tâm lý học và môi trường đóng vai trò phức tạp ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bé.

Yếu tố sinh học

Liên quan đến vấn đề sinh học, nhóm nghiên cứu phát hiện có 2 lý do chính có thể phát triển các vấn đề liên quan đến giấc ngủ ở trẻ nhỏ: (1) tính khí và (2) tuổi.

Tính khí, hay thiên hướng, là tính cách bạn thường thấy ở con trẻ. Những đứa trẻ khó tính hoặc cáu kỉnh thường sẽ gặp khó khăn để phản ứng với thay đổi, và cũng thường không dễ để điều chỉnh ngay theo sự thay đổi. Trẻ em có tính khí này lúc bé có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ trong giai đoạn về sau.

Khi trẻ em trưởng thành, chúng ít có vấn đề về giấc ngủ hơn. Điều này có thể là do não bộ đã phát triển, có thể quản lý tốt hơn các quá trình cần thiết để đi vào giấc ngủ, hoặc trẻ đã độc lập hơn trong thói quen ngủ của bản thân.

Khi trẻ em trưởng thành, chúng ít có vấn đề về giấc ngủ hơn... (Pixabay)

Yếu tố tâm lý

Khía cạnh tâm lý ảnh hưởng đến giấc ngủ ở trẻ nhỏ bao gồm hai phần lớn: thứ nhất là cách trẻ hành động và cảm nhận, thứ hai là cách trẻ em tương tác với cha mẹ và ngược lại.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 6 lý do liên quan đến tâm lý của trẻ nhỏ - mà từ đó có thể phát triển các vấn đề về giấc ngủ: 3 lý do liên quan đến cách trẻ em hành động và cảm nhận, và 3 lý do liên quan đến tương tác với gia đình.

Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng, những đứa trẻ (4) có vấn đề về giấc ngủ từ rất sớm thường sẽ gặp các vấn đề về giấc ngủ trong giai đoạn về sau, trừ khi có những sự thay đổi.

Tiếp theo, trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng thường gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ. Thứ nhất có thể là do (5) những yếu tố tâm lý chủ quan, như sự lo lắng hay căng thẳng; ngoài ra (6) yếu tố ngoại cảnh cũng có thể ảnh hưởng, ví dụ bị buộc phải tuân theo các quy tắc và bị ép phải tập trung, những yếu tố này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm.

Nói đến tương tác với phụ mẫu, nhiều cha mẹ Việt ở lại cho đến khi con cái ngủ thiếp đi, chính quyết định này gây ra cho trẻ những vấn đề về giấc ngủ. Theo các nghiên cứu, cha mẹ lúc này đã trở thành tín hiệu để con trẻ đi ngủ, và khi chúng chẳng may thức dậy vào nửa đêm, thì rất khó để dỗ dành trở lại - khi mà mẹ hoặc bố không có ngay ở đó.

Vào ban ngày, những phụ huynh (6) có quy tắc không nhất quán khi ở nhà, hoặc (7) không đặt bất kỳ giới hạn nào cho con cái, hoặc (8) phản ứng rất mạnh mẽ với những vấn đề nhỏ, cũng có thể khiến cho đứa nhỏ gặp nhiều vấn đề hơn về giấc ngủ. Những phụ huynh như thế thường sẽ gặp khó khăn trong việc tạo nếp ngủ cho con từ đêm này qua đêm khác. Những đứa trẻ sẽ trở nên căng thẳng hơn vào ban đêm, từ đó trở nên khó ngủ hơn.

Không đặt bất kỳ giới hạn nào cho con cái cũng co thể khiến đứa nhỏ gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ... (Pixabay)

Sự nhất quán cũng quan trọng trong việc hình thành giấc ngủ tốt vào ban đêm. Trẻ em có thói quen ngủ cố định thường có ít vấn đề về giấc ngủ hơn - so với trẻ em có thói quen ngủ thất thường. Hình thành thói quen ngủ giúp trẻ cảm thấy an toàn, ổn định và sẵn sàng đi vào giấc ngủ ngon.

Môi trường

Môi trường bao gồm cách trẻ em và cha mẹ tương tác với thế giới xung quanh.

Đầu tiên, (9) sử dụng các thiết bị điện tử sẽ làm tăng tần suất xuất hiện các vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Điều này đặc biệt đúng khi trẻ em sử dụng màn hình trong phòng ngủ hoặc trước giờ ngủ. Bởi vì ánh sáng từ màn hình cản trở hoạt động của melatonin - hormone khiến chúng ta buồn ngủ, là bạn của giấc ngủ. Nhưng đây không phải là toàn bộ câu chuyện, tâm trí trẻ em rất dễ bị kích thích, đặc biệt nếu chúng chơi trò chơi hay xem một chương trình thú vị.

Thứ hai, con của các gia đình (10) thu nhập hay dân trí thấp thường gặp vấn đề về giấc ngủ. Đây không phải là kết quả trực tiếp đến từ thu nhập hay giáo dục, mà là do chúng thường phải sống ở những khu phố ồn ào hoặc cha mẹ thường hay thay đổi những thói quen sinh hoạt.

Những yếu tố này giải thích tại sao các vấn đề về giấc ngủ lại xảy ra, nhưng đó cũng chưa phải toàn bộ của câu chuyện. Chúng ta vẫn chưa biết những yếu tố này có thể tác động qua lại như thế nào trong việc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác mà nghiên cứu không đề cập - ví dụ như ánh đèn phòng ngủ và ô nhiễm tiếng ồn, hay những cuộc cãi vã giữa cha mẹ...

Cha mẹ làm gì để giúp con cải thiện giấc ngủ?

Trong 10 yếu tố mà nghiên cứu đã liệt kê, Adam t. Newton cho rằng các bậc phụ huynh có thể trực tiếp cải thiện ít nhất 4 điểm sau:

    • Giúp bọn trẻ ngủ một mình
    • Phát triển một “thủ tục” đi ngủ rõ ràng và nhất quán.
    • Giới hạn thiết bị điện tử trong phòng ngủ và lúc đi ngủ.
    • Bình tĩnh tạo ra những giới hạn rõ ràng và phù hợp với độ tuổi cho trẻ trong suốt cả ngày.

Ông tin rằng những thay đổi này không quá khó để thực hiện, nhưng lại có thể có tác động lớn đến giấc ngủ của con trẻ.

Adam t. Newton là ứng viên tiến sĩ tâm lý học lâm sàng tại Western University ở Canada. Bài viết này được đăng tải lần đầu tiên trên The Conversation.

Hương Xuân
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

10 lý do trẻ khiến em bị rối loạn giấc ngủ, cha mẹ nên giúp như thế nào?