Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc: cơn ác mộng toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu là cột trụ cường quốc, là công cụ gián điệp toàn cầu. Nó có thể cung cấp dịch vụ phù hợp cho các lĩnh vực khác nhau như quân sự, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và giám sát đô thị.

Trang web của Bắc Đẩu cho biết, “Bắc Đẩu cung cấp dịch vụ định vị, điều hướng và lên lịch trình thời gian ở mọi lúc, trong mọi điều kiện thời tiết và có độ định vị chính xác cao cho người dùng trên toàn cầu”.

Trong Chiến dịch Bão táp sa mạc những năm 1990, Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) thương mại đã hỗ trợ binh lính Hoa Kỳ kết thúc chiến tranh trong 43 ngày. Quân đội Hoa Kỳ đã thắng trong cuộc chiến và không có nhiều thương vong so với quân đội Iraq, vốn mất hơn 100.000 binh sĩ.

Để cạnh tranh với GPS, ĐCSTQ đã dành 26 năm để phát triển hệ thống định vị vệ tinh của mình, đầu tư hơn 12 tỷ USD và đặt 55 vệ tinh trên quỹ đạo.

Bắc Đẩu được quân đội ĐCSTQ và Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia thiết kế và phát triển với sự hỗ trợ của các chi nhánh chính phủ khác trong lĩnh vực khoa học, không gian và công nghệ, các công ty nhà nước như Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc và Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC).

ĐCSTQ quảng bá Bắc Đẩu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)

Theo tin túc của Nikkei Asia năm 2019, Trung Quốc sử dụng BRI để quảng bá hệ thống định vị Bắc Đẩu. Vệ tinh Bắc Đẩu được quan sát thường xuyên nhất ở hơn 100 trong số 137 quốc gia đã ký kết dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ. Hầu hết các quốc gia này ở Đông Nam Á và Châu Phi.

“Hơn 30 quốc gia ở Trung Đông, châu Phi và những nơi khác sử dụng hệ thống định vị của Trung Quốc. Nếu nó trở thành tiêu chuẩn ở các nước này, Trung Quốc sẽ có lợi thế hơn trong việc giới thiệu các công nghệ và sản phẩm mới”, bài báo cho biết.

Cơn ác mộng toàn cầu

Ngày 27/3, Trung Quốc và Iran chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược. Trong tương lai, hai nước sẽ hợp tác về kinh tế và quân sự. Thỏa thuận này cũng bao gồm các đề xuất giúp Iran xây dựng mạng viễn thông 5G và yêu cầu Bắc Đẩu “giúp chính quyền Iran khẳng định quyền kiểm soát tốt hơn đối với những gì lưu thông trong không gian mạng”.

Với sự hỗ trợ của Bắc Đẩu, thỏa thuận có thể là sự khởi đầu của một cơn ác mộng đối với nước Mỹ. Do độ chính xác được cải thiện đáng kể, Iran có thể sử dụng tên lửa đạn đạo để tấn công hàng không mẫu hạm của Mỹ. Theo đó, tình hình ở Trung Đông có thể bị đảo ngược.

Hiện tại, Iran đã tự phát triển và trang bị cho mình một số loại tên lửa đạn đạo. Trong đó, tên lửa dòng Meteor và Baked Clay-2 là tiêu biểu nhất. Theo báo cáo năm 2014 của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, phạm vi của tên lửa Meteor-3 có tầm bắn ước tính 500 dặm đến hơn 600 dặm. Tên lửa Baked Clay-2 tên lửa có tầm bắn hơn 1.200 dặm. Hai tên lửa này có thể tấn công hầu hết các quốc gia ở Trung Đông, cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq và Saudi Arabia.

Vào tháng 7 năm 2014, khi có tổng cộng 19 chuyên gia từ 8 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương được đào tạo về công nghệ và ứng dụng của Bắc Đẩu ở Trung Quốc, tờ báo Dong-A Ilbo của Hàn Quốc đã đưa ra quan ngại rằng, rất có khả năng Triều Tiên sẽ "ác ý" khai thác công nghệ trên tên lửa hoặc máy bay không người lái tầm xa và sẽ gây ra mối đe dọa toàn cầu.

Ứng dụng quân sự của Bắc Đẩu

Theo cổng thông tin Sina của Trung Quốc, chức năng liên lạc của Bắc Đẩu sẽ cho phép quân đội Trung Quốc đưa ra mệnh lệnh chiến đấu cho binh sĩ, và ngược lại, binh sĩ nơi tiền tuyến có thể đưa ra phản hồi về tình hình chiến trường bất cứ lúc nào, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định và chiến lược của Tư lệnh. Mạng lưới truyền tải mệnh lệnh và thông tin tình báo được xây dựng thông qua Bắc Đẩu sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng về tình hình chiến trường và cải thiện đáng kể hiệu quả chiến đấu của quân đội.

Bắc Đẩu đạt được độ chính xác thông qua GPS

Ngày 29/11/2017, ông Chengqi Ran, Giám đốc Văn phòng Điều hướng Vệ tinh Trung Quốc và ông David Turner, Phó Giám đốc Văn phòng Công nghệ Tiên tiến và Không gian Hoa Kỳ, đã ký một thỏa thuận có tên “Tuyên bố chung về khả năng tương thích và tương tác tín hiệu BDS và GPS”. Theo trang web của Bắc Đẩu, “Tuyên bố chỉ ra rằng hai hệ thống tương thích với tần số vô tuyến… và sẽ tiếp tục hợp tác về lĩnh vực tính tương thích và khả năng tương tác” để hoàn thiện độ chính xác của hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu".

Trước đó, vào tháng 5/2015, Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận hợp tác về khả năng tương thích và tương tác của hệ thống Bắc Đẩu-GLONASS.

Khi ông Tập Cận Bình kỷ niệm việc hoàn thành và phóng Bắc Đẩu vào tháng 7/2020, ông Cheng-hsiu Lee, một nhà nghiên cứu tại Quỹ Chính sách Quốc gia Đài Loan, nói rằng, hệ thống này sẽ hoạt động như một vệ tinh do thám khi độ chính xác của nó được ổn định. Nó sẽ cho phép quân đội ĐCSTQ giám sát các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ.

Tác giả: Gu Feng

Gu Feng là một người trong giới truyền thông kỳ cựu. Ông là người gốc Trung Quốc đại lục, người đã dành nhiều năm để đưa tin về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước. Ông Feng hiện đang sống ở Hoa Kỳ.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc: cơn ác mộng toàn cầu