Xóa đói giảm nghèo kiểu Trung Quốc: Đưa người dân lên thành phố để … xóa nghèo nông thôn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông John Donaldson, phó giáo sư tại Đại học Quản lý Singapore, đã viết một cuốn sách về các nỗ lực chống đói nghèo ở Quý Châu cho biết: “Chuyển người nghèo đến thành phố cũng có thể là một cách để giảm nghèo ở nông thôn, nhưng nó có thể phải trả giá bằng cái giá là gia tăng nghèo ở thành thị”.

Cộng đồng Qixingguan được thiết kế để trông giống như một thiên đường xã hội chủ nghĩa. Hàng chục tòa nhà chung cư màu vàng giống hệt nhau, được trang trí bằng các khẩu hiệu bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cung cấp nơi ở miễn phí cho người dân từng bị cô lập trong các ngôi làng miền núi xa xôi. Gần khu phức hợp này, một số nhà máy may mặc nhỏ được xây dựng với mong muốn tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây, đồng thời 2 trường tiểu học cũng được một trong những công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã đầu tư xây dựng.

Nhưng khoảng 32.000 cư dân của khu phức hợp nói rằng họ vẫn đang chờ đợi cuộc sống mà chính quyền đã hứa hẹn với họ khi ra mắt cộng đồng này vào năm 2018. Cộng đồng này nằm ở Qixingguan, một quận mới ở Bijie, một thành phố nằm rải rác giữa các ngọn núi ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

"Chúng tôi đã bị lừa", cô Luo Beiling, người đã chuyển gia đình mình đến sinh sống ở Qixingguan vào năm 2118, cho biết. Cô và những người dân khác nói rằng việc chính quyền cam kết cung cấp việc làm tốt cho người dân sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Cô Luo định quay trở lại ngôi nhà cũ trên núi, cách đó 3 giờ lái xe, nơi có nước sinh hoạt miễn phí và gia đình cô có thể tự trồng trọt, nhưng khi quay về cô thấy ngôi làng đã bị phá hủy hoàn toàn. "Và giờ chúng tôi đang mắc kẹt ở đây", cô cay đắng nói, chỉ về phía phía Qixingguan.

Những dự án xóa đói giảm nghèo rầm rộ

Luo và những người hàng xóm mới của cô là những người nhận được chỗ ở mới từ dự án tái cấu trúc xã hội để giải quyết tình trạng nghèo đói lâu đời ở nông thôn. Bắt đầu từ năm 2015, chính quyền địa phương đã xây dựng được hơn 700.000 dặm đường, kết nối những vùng xa xôi đến các trung tâm kinh tế thịnh vượng hơn.

Để tăng thu nhập trung bình, Trung Quốc đã mở rộng hệ thống phúc lợi của mình để cung cấp các khoản chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho những người về hưu ở nông thôn và những người sống dưới mức nghèo khổ. (Trung Quốc định nghĩa nghèo đói là thu nhập dưới 4.000 NDT một năm, hoặc khoảng 600 USD, một ngưỡng thấp hơn một chút so với ngưỡng nghèo cùng cực của Ngân hàng Thế giới).

Miền núi Quý Châu là một khu vực được ưu tiên trong chính sách này. Vốn là tỉnh nghèo nhất tính theo thu nhập bình quân đầu người, Quý Châu đã chuyển sang làm mọi thứ từ nấu rượu gạo đến xây dựng các trang trại dữ liệu trong thập kỷ qua để tăng thu nhập cho người dân. Riêng trong năm 2019, tỉnh đã chi gần 1,8 nghìn tỷ NDT (280 tỷ USD) cho các dự án xóa đói giảm nghèo.

Gần một phần tư số tài trợ đó được chuyển đến quận Bijie của Quý Châu, nơi Qixingguan tọa lạc. Tỉnh này trở nên nổi tiếng vì tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2015 khi một phụ nữ ở đó đầu độc 4 đứa con của mình bằng thuốc trừ sâu trước khi tự sát, viết rằng cô ấy không thể chịu đựng được tình trạng đói khổ cùng cực của gia đình mình thêm nữa.

Từ Liên Xô cũ đến Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ hứa sẽ cho dân chúng sống hạnh phúc, nhưng kết quả người dân ngày càng chìm trong đói nghèo và mất đi các quyền tự do. (Getty)
Từ Liên Xô cũ đến Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ hứa sẽ cho dân chúng sống hạnh phúc, nhưng kết quả người dân ngày càng chìm trong đói nghèo và mất đi các quyền tự do. (Getty)

Tái định cư nhưng lại thiếu việc làm

Vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố đã chiến thắng đói nghèo. Ngay sau đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm tỉnh Bijie để kiểm tra kết quả.

Nhưng vấn đề trọng tâm ở Qixingguan và các vùng nông thôn khác vẫn là thiếu việc làm với mức lương đủ sống. Hiện tại, các công việc với thu nhập tốt vốn vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển của Trung Quốc. Các nhà chức trách đang ưu tiên việc làm ở nông thôn và cho biết trong năm nay, họ đang đặt mục tiêu tuyển dụng thêm 30 triệu trong số 100 triệu người dân nông thôn được cho là mới thoát nghèo.

Ông John Donaldson, phó giáo sư tại Đại học Quản lý Singapore, đã viết một cuốn sách về các nỗ lực chống đói nghèo ở Quý Châu cho biết: “Chuyển người nghèo đến thành phố cũng có thể là một cách để giảm nghèo ở nông thôn, nhưng nó có thể phải trả giá bằng cái giá là gia tăng nghèo ở thành thị”.

Có được thu nhập ổn định là vấn đề đặc biệt bức thiết đối với gần 10 triệu người đã được di dời từ các làng nông thôn đến các thị trấn mới xây dựng và các quận thành phố trong chiến dịch chống đói nghèo, bao gồm cả những người sống ở Qixingguan.

Trong quá trình này, họ bất ngờ có được chỗ ở mới mà không mất phí. Nhưng cái giá phải trả là họ mất quyền sử dụng đất ở làng quê, mảnh đất mà họ đã canh tác tự cung tự cấp trong suốt bao nhiêu năm. Các cuộc giao dịch đất đai này nhiều khi vượt quá tầm hiểu biết của họ, họ đồng ý một cách mơ hồ, và đến khi hiểu được chuyện gì xảy ra thì họ mới biết rằng họ đã bị lừa.

Anh Zhong Jianhua, một sinh viên mới tốt nghiệp đại học đã buộc phải chuyển toàn bộ gia đình đến Qixingguan, cho biết: “Ngay cả khi bạn không chấp nhận giao dịch và kiên quyết ở lại trên núi, thì ngôi nhà của bạn vẫn sẽ bị san phẳng giống như phần còn lại của ngôi làng”.

Các khoản thanh toán phúc lợi hàng tháng là 300 NDT ($ 45) cho mỗi người trưởng thành để hỗ trợ chi phí di chuyển và tái định cư, nhưng người dân cho biết họ chưa bao giờ nhận được bất kỳ khoản tiền nào như vậy.

Tuy nhiên, Zhong nói rằng anh ấy hạnh phúc với điều kiện mới của gia đình mình, nơi anh ấy sống với cha mẹ và anh trai của mình. Ngôi nhà ở làng cũ của anh chỉ bằng một phần nhỏ so với căn hộ mới của anh. Lái xe ra khỏi núi đến thị trấn gần nhất mất ít nhất 3 giờ. Xe buýt công cộng hiện đưa người dân Qixingguan đến các tiện nghi như mua sắm và giải trí - trong vòng chưa đầy nửa giờ.

“Vấn đề là mọi thứ ở đây đều tốn tiền”, Zhong cười một cách buồn bã nói.

Kristen Looney, trợ lý giáo sư tại Đại học Georgetown, người chuyên nghiên cứu về phát triển nông thôn ở Trung Quốc, cho biết đó chính xác là cách mà các nhà chức trách mong muốn: "Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, và đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ sau đó, người tiêu dùng nông thôn được coi là nguồn lực lớn chưa được khai thác cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.

"Nếu 100 triệu người này có thể gia nhập nhóm thu nhập trung bình, tiêu dùng của họ sẽ tạo ra tiềm năng to lớn cho tăng trưởng kinh tế", ông Xia Gengsheng, phó giám đốc một nhóm lãnh đạo được thành lập để giám sát phát triển nông thôn, cho biết tại một sự kiện của chính phủ về vấn đề nghèo đói giảm nhẹ vào đầu tháng 4 vừa qua.

Nhưng để kế hoạch có hiệu quả, những người này sẽ cần tìm một nguồn thu nhập mới ngoài các khoản trợ cấp xã hội hoặc tiền gửi từ các thành viên khác trong gia đình. Bà Looney nói: “Trừ khi có đủ việc làm phi nông nghiệp để hỗ trợ người dân ở những ngôi làng mới đô thị hóa này, nếu không thì tính toán này sẽ trở thành vô nghĩa”.

Không phải chính phủ, mà chính người dân đã tự cứu lấy mình

Tìm kiếm mức lương cao hơn, Zhong rời Bijie để theo đuổi công việc nhà máy như nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc, đầu tiên là ở tỉnh Phúc Kiến, sau đó là tỉnh Quảng Đông. Cả hai tỉnh, dọc theo bờ biển phía đông của Trung Quốc, đều có các trung tâm sản xuất cố định và trả lương cao hơn những gì Zhong có thể tìm thấy ở Quý Châu.

Chính phủ đã cố gắng chuyển các nhà máy ở các thành phố lớn ven biển đến các cộng đồng nông thôn. Hàng chục nhà máy may mặc và đồ gia dụng quy mô nhỏ đã mọc lên bên cạnh Qixingguan, do các nhà sản xuất, chủ yếu đến từ Quảng Đông thành lập, nhằm tìm kiếm chi phí lao động thấp hơn. Trung Quốc cho biết họ đã xây dựng hàng nghìn "nhà máy vệ tinh" như thế này tại các cộng đồng nông thôn để bù đắp khoảng cách việc làm giữa các thành phố ven biển và các vùng nội địa nghèo đói.

Quý Châu cũng đang xem xét các hợp tác xã xã hội để cung cấp việc làm. Các hợp tác xã này chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp và do người dân nông thôn trực tiếp sở hữu và quản lý, được tài trợ bởi các cơ quan nhà nước và các tập đoàn tư nhân, nhưng do nhiều nguyên nhân, chúng không hoạt động hiệu quả.

Ông Donaldson của Đại học Quản lý Singapore cho biết: “Hồ sơ theo dõi thật khủng khiếp, vì hầu hết các hợp tác xã đều là gian lận”, hoạt động theo kiểu ‘làm thì láo báo cáo thì hay’ hoặc được dựng lên chỉ để rửa tiền, “chỉ có vài nơi là thật nhưng họ đều đang vật lộn khó khăn”.

VÌ vậy, người dân tái định cư ở Qixingguan vẫn phải chật vật sinh nhai vì thu nhập quá thấp.

Các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, cho đến nay, đều là do tư nhân sở hữu. Người dân đã bị đặt vào tình thế tự tìm đường sống. Tiêu biểu như hợp tác xã nấm Hequan, được xây dựng bằng vốn đầu tư của nhà nước và tư nhân nhưng do chính người dân trong làng sở hữu phần lớn.

Vì vậy, không phải chính phủ, mà là những người dân nghèo đang nỗ lực tự tìm cách nâng cao thu nhập cho địa phương - và giúp cho cộng đồng của họ không tái nghèo.

Lê Minh

Theo SCMP



BÀI CHỌN LỌC

Xóa đói giảm nghèo kiểu Trung Quốc: Đưa người dân lên thành phố để … xóa nghèo nông thôn