Vương quốc Anh kêu gọi ngừng nhập khẩu bông có nguồn gốc từ các ‘trại giam’ Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 23/4, các luật sư và các nhà vận động nhân quyền cho biết rằng vấn nạn lao động cưỡng bức ở Trung Quốc có quy mô lớn chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ II, trong khi kêu gọi Anh ngừng việc nhập khẩu mặt hàng bông có nguồn gốc từ khu vực Tân Cương, Trung Quốc.

Các thương hiệu lớn đang nhắm mắt làm ngơ trước vấn nạn lao động cưỡng bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các hãng như H&M, IKEA, Uniqlo và Muji là bốn trong số các công ty bán hàng hóa làm từ sợi bông có nguồn gốc từ khu vực Tân Cương, Trung Quốc. Liên Hợp Quốc đã ước tính rằng có ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo tại khu vực này bị giam giữ phi pháp trong các trại giam lớn.

H&M và IKEA cho biết các nhà cung cấp nguồn bông của họ gần đây đã tuyên bố rằng sẽ không chấp nhận nguồn bông từ Tân Cương nữa.

Các điểm bán hàng trên trang web của Uniqlo và Muji đã quảng cáo rằng sản phẩm của họ có nguồn gốc sợi bông từ Tân Cương, hiện họ vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.

Shoppers-HM
Người mua hàng bên ngoài một cửa hàng bán lẻ quần áo H&M trên phố Oxford, ở trung tâm London, Anh, vào ngày 13 tháng 8 năm 2016. (Niklas Halle Muffn / AFP qua Getty Images)

Một lá thư gửi chính phủ Anh, Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới (WUC) và Mạng lưới Hành động Pháp lý Toàn cầu (GLAN), cho biết có “bằng chứng chắc chắn” rằng người Duy Ngô Nhĩ đang bị sử dụng như nguồn “lao động cưỡng bức” trong ngành công nghiệp bông vải Trung Quốc.

Lá thư kêu gọi vương quốc Anh thực hiện một cuộc điều tra và đình chỉ nhập khẩu mặt hàng sợi bông từ khu vực này, trừ khi các công ty có thể chứng minh rằng họ không sử dụng nguồn “lao động cưỡng bức” để sản xuất sản phẩm của mình. Lực lượng hải quan cũng nên xem xét để thu giữ mặt hàng sợi bông (vốn được sản xuất bằng nguồn lao động cưỡng bức) đã nhập khẩu trong nước Anh.

Ông Gearoid O Cuinn, giám đốc của GLAN, một mạng lưới các luật sư, học giả và nhà báo điều tra, cho biết: “Những chuỗi cung ứng như vậy và việc nhập khẩu bông này phải được tạm dừng”.

“Việc sản xuất của họ phụ thuộc vào việc giam cầm có hệ thống và theo quy mô lớn nhất đối với một nhóm dân tộc kể từ cuộc thảm sát Holocaust (một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và đã dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái)”, ông nói với Quỹ Thomson Reuters.

ĐCSTQ nói rằng các trại này được thiết kế để dập tắt... khủng bố, và cung cấp các kỹ năng nghề nghiệp, họ chối bỏ việc sử dụng người Duy Ngô Nhĩ như một lực lượng lao động cưỡng bức. Đại sứ quán Trung Quốc tại London đã không trả lời ngay lập tức về các cáo buộc trong bức thư.

Hơn 80% sản phẩm sợi bông Trung Quốc có nguồn gốc từ Tân Cương, một khu vực rộng lớn ở phía Tây Bắc nước này, nơi có khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ.

Việc nhập khẩu bông có nguồn gốc từ Tân Cương đã vi phạm luật pháp của Anh, bao gồm cả luật cấm nhập khẩu hàng hóa do nhà tù sản xuất, theo lá thư gửi cơ quan hải quan Anh (HMRC), GLAN và nhóm nhân quyền Duy Ngô Nhĩ.

Các luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền đã phác thảo bằng chứng cho biết họ đã chứng minh được việc ĐCSTQ sử dụng người Duy Ngô Nhĩ như một nguồn lao động cưỡng bức, và việc này được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sợi bông, cả về khâu chế biến bông thô, đến việc biến nó thành quần áo và các hàng hóa khác.

H&M cho biết họ đã cấm việc sử dụng lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng của mình và chưa bao giờ làm việc với các nhà máy may mặc ở Tân Cương.

Họ nói rằng họ đã nhập khẩu tất cả bông từ Trung Quốc thông qua tổ chức Sáng kiến ​​Bông tốt hơn (BCI), một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu cam kết cải thiện điều kiện của nhân công làm việc trong lĩnh vực này.

Vào tháng 3/2020, BCI cho biết rằng họ sẽ không cấp phép cho tổ chức gọi là “Bông tốt hơn“ (Better Cotton) từ Tân Cương đối với mùa vụ bông 2020-2021, và đã ký hợp đồng với một chuyên gia bên ngoài để xem xét tình hình.

IKEA cho biết họ đã hỗ trợ các đánh giá của BCI. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ trường hợp nào, dưới bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào trong chuỗi cung ứng của IKEA”, người phát ngôn của IKEA nói thêm.

Nước Anh đã được ca ngợi như một nhà tiên phong trong nỗ lực toàn cầu để chấm dứt chế độ nô lệ trong thời hiện đại, và đã cùng với các nước khác thúc giục ĐCSTQ nhằm ngăn chặn các vụ giam giữ hàng loạt.

GLAN cho biết họ sẽ xem xét thực hiện các hành động pháp lý nếu chính phủ không hành động.

Tại Hoa Kỳ, các nhà lập pháp đã đề xuất luật nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa được thực hiện bằng nguồn lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Tâm An

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Vương quốc Anh kêu gọi ngừng nhập khẩu bông có nguồn gốc từ các ‘trại giam’ Trung Quốc