Vũ khí đất hiếm của Trung Quốc rủi ro vì chính biến Myanmar

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo tờ Asia Times, các công ty Trung Quốc đang lo ngại các lô hàng đất hiếm từ Myanmar bị trì hoãn, do cuộc chính biến đầu tháng 2 vừa qua dẫn đến những cuộc biểu tình kéo dài nhằm phản đối chính quyền quân sự. Trong khi Trung Quốc đang là nước sản xuất nguyên tố đất hiếm lớn nhất, thì cuộc đảo chính này đã nhắc nhở Bắc Kinh rằng họ đang bị sự phụ thuộc và dễ bị tổn thương vì chính nguồn cung đất hiếm này như thế nào. Và hơn 1 thập kỷ sau khi cắt giảm mạnh xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, Trung Quốc dường như đang phải chứng kiến luật nhân quả.

60% đất hiếm ở Trung Quốc có nguồn gốc từ Myanmar

Myanmar là nhà cung cấp đất hiếm cho Trung Quốc để khai thác và chế biến, sau đó được dùng sản xuất trong nước hoặc vận chuyển ra thị trường toàn cầu. Myanmar đã khai thác 30.000 tấn oxit đất hiếm, chiếm 12,5% sản lượng toàn cầu vào năm 2020, theo ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ.

Bên cạnh đó, 60% đất hiếm ở Trung Quốc có nguồn gốc từ Myanmar. Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu đất hiếm Myanmar nhằm giảm thiểu tác hại môi trường từ hoạt động khai thác trong nước. Hiện Trung Quốc kiểm soát 80% nguồn cung đất hiếm trên thế giới.

Theo tờ Hoàn cầu Thời báo, các công ty khai thác đất hiếm Trung Quốc cho biết những lô hàng đất hiếm từ Myanmar gần đây đã sụt giảm dù hoạt động khai thác tại các mỏ vẫn bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng giá đất hiếm tăng vọt tại thị trường Trung Quốc và sắp tới là thị trường toàn cầu.

Các mỏ đất hiếm của Myanmar nằm tại các khu vực miền bắc và phần lớn là do các nhóm vũ trang kiểm soát. Chẳng hạn, bang Kachin giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là nơi sản xuất, giao dịch đất hiếm của Myanmar với Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng tranh chấp thường nổ ra giữa quân đội Myanmar và các nhóm vũ trang địa phương vì lợi nhuận từ mỏ đất hiếm.

Trung Quốc sở hữu trữ lượng lớn nhất các loại khoáng sản chiến lược này, thứ không thể thiếu trong việc sản xuất nhiều loại sản phẩm công nghệ từ smartphone đến ô tô điện, máy phát điện gió và hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng nước này cũng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, chủ yếu từ Myanmar và Mỹ.

Có một số loại đất hiếm hiện Bắc Kinh dựa vào nhập khẩu từ Myanmar hơn 50% cho nguồn cung trong nước.

Báo cáo hàng năm mới nhất của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết Trung Quốc đã sản xuất 140.000 tấn oxit đất hiếm vào năm 2020, tương đương gần 60% tổng số toàn cầu. Trữ lượng của Trung Quốc là 44 triệu tấn, gấp đôi Việt Nam, quốc gia đứng thứ hai trên thế giới.

Đồng thời, Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu quặng và tinh quặng đất hiếm lớn nhất. Đặc biệt với các nguyên tố đất hiếm nặng - những nguyên tố có số nguyên tử cao hơn trong số 17 nguyên tố, như terbi và dysprosi, Trung Quốc dựa vào nhập khẩu từ Myanmar cho hơn một nửa nhà cung cấp trong nước.

Cuộc đảo chính nổ ra ngày 1 tháng 2 năm 2021 ngay lập tức nhắc nhở những người liên quan đến đất hiếm ở Trung Quốc về "sự cố Myanmar" vào tháng 11 năm 2018, khi chính quyền Myanmar thông báo với nước này về lệnh cấm xuất khẩu tất cả đất hiếm.

Nhiều người tin rằng lệnh cấm trên được khởi động bởi cuộc đàn áp của Trung Quốc với hoạt động khai thác đất hiếm trái phép, vì nhiều người đã vượt biên giới để khai thác khoáng sản kể từ năm 2016. Dòng chảy nhanh chóng và việc khai thác tài nguyên ồ ạt khiến Myanmar lo ngại hủy hoại môi trường và các vấn đề về quyền khai thác trên lãnh thổ của mình.

Lệnh cấm năm 2018 sau đó đã được dỡ bỏ, nhưng thỉnh thoảng việc ngừng xuất khẩu lại được báo cáo.

Đến nay, không có sự gián đoạn sản xuất lớn nào được báo cáo từ Myanmar và các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, Ryan Castilloux, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu về đất hiếm Adamas Intelligence, nói: "Myanmar đã trở thành nhà cung cấp thiết yếu về tinh quặng đất hiếm nặng cho Trung Quốc trong những năm gần đây và viễn cảnh nguồn cung đó có thể bị gián đoạn sẽ làm nhiên liệu đất hiếm tăng giá nhất định ở Trung Quốc".

Ông Ryan Castilloux chỉ ra rằng giá các loại khoáng sản này đã tăng vọt nhờ nguồn cung thắt chặt và nhu cầu hồi sinh mạnh mẽ ở Trung Quốc, được thúc đẩy thêm bởi hoạt động đầu cơ, dự trữ và tích trữ liên quan đến Myanmar. Terbium oxit đã tăng giá 95% vào cuối tháng 2.2021 kể từ tháng 10.2020, trong khi kim loại neodymium và dysprosium oxit tăng giá lần lượt 87% và 65% trong cùng thời kỳ, theo giá giao ngay tại Trung Quốc đại lục.

Giá neodymium tăng 87% từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, một phần do hoạt động đầu cơ, tích trữ liên quan đến bất ổn chính trị ở Myanmar.

Được biết giá cổ phiếu của các nhà sản xuất đất hiếm Trung Quốc gần đây cũng tăng mạnh; Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc và Bộ Tài nguyên nước này đã ra một thông tư chung vào ngày 19/2 thông báo về việc mở rộng hạn ngạch đất hiếm trong nước trong nửa đầu năm lên 84.000 tấn, tăng gần 30% so với năm trước. Hạn ngạch được phân bổ cho 6 tập đoàn khai thác thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm cả Công nghệ cao Đất hiếm Phương Bắc Trung Quốc.

“Sự gia tăng là rất cần thiết để giúp tạo đệm cho các thị trường chật hẹp với các nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu”, Ryan Castilloux cho biết. Nhu cầu với các khoáng chất như terbi, dysprosi và neodymium dự kiến ​​sẽ tăng vì nam châm vĩnh cửu cần sử dụng chúng để chế tạo động cơ kéo cho xe điện, máy phát năng lượng gió và danh sách dài các loại máy móc khác.

Trên hết, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nguồn nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ và Myanmar, có lẽ là điều đáng báo động với Trung Quốc. “Mỹ là mối lo rõ ràng trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc đang diễn ra, nhưng tình hình hiện tại ở Myanmar làm nổi bật nguy cơ của sự phụ thuộc ngày càng tăng này", Ryan Castilloux nói thêm.

Đất hiếm thật sự ‘hiếm’ đến mức độ nào?

Những tháng gần đây, Lầu Năm Góc ngày càng lo ngại trước vấn đề Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm. Trung Quốc đang tìm cách cản trở các công ty sản xuất vũ khí Mỹ bằng cách hạn chế xuất khẩu đất hiếm, vốn là nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35 và các loại vũ khí tinh vi khác. Đầu năm nay, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã đề xuất dự thảo kiểm soát sản xuất và xuất khẩu 17 loại khoáng sản đất hiếm ở Trung Quốc.

Nhưng ít người biết rằng trong nhiều thập kỷ trước – cho tới những năm 1950 Nam Phi và Mỹ mới là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu trên thế giới - và sau này chắc cũng sẽ khác. Trữ lượng khoáng sản có đất hiếm trên thế giới, theo báo cáo nói trên của GAO là khoảng 99 triệu tấn (trong đó Trung Quốc chiếm 36%, Mỹ 13%, Úc 5,4%, các nước Liên Xô cũ 19%, các nước khác 22%), đủ dùng cho cả thế giới vài trăm năm!

Quyền lực với đất hiếm của Trung Quốc chỉ là quyền lực ảo bởi được xây dựng từ các “mánh lới” sản xuất và thương mại bẩn, có hại môi trường mà người dân Trung Quốc là những nạn nhân trực tiếp nhất, thống khổ nhất trong tham vọng này của Trung Quốc

Vấn đề phức tạp nằm ở quy trình sản xuất đất hiếm mà bảo vệ được môi trường sống của con người. Sản xuất đất hiếm thuần tuý (độ tinh khiết đòi hỏi nhiều khi lên đến 99,9999%) từ đất mỏ có trộn lẫn nhiều loại khoáng chất, bao gồm nhiều công đoạn rất ô nhiễm, độc hại – kể cả nguy cơ nhiễm phóng xạ do nhiều mỏ đất hiếm có các chất phóng xạ (thorium, uranium). Chi phí sản xuất dĩ nhiên càng cao khi xã hội càng đòi hỏi những biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân công. Bởi vậy, quy trình sản xuất đất hiếm tại Mỹ và các quốc gia phát triển khác có chi phí lớn, chịu sự kiểm soát gắt gao.

Đây là lỗ hổng để nền sản xuất bẩn bất chấp an toàn và sinh mệnh của dân như Trung Quốc nắm lấy và vươn lên vị trí độc quyền.

Vào sáng sớm ngày 15/3, Bắc Kinh đã phải hứng chịu một trận bão cát lớn, nồng độ PM10 tăng vọt, cát vàng phủ kín bầu trời. (GREG BAKER / AFP qua Getty)
Vào sáng sớm ngày 15/3, Bắc Kinh đã phải hứng chịu một trận bão cát lớn, nồng độ PM10 tăng vọt, cát vàng phủ kín bầu trời. Trung Quốc bắt đầu khai thác đất hiếm từ những năm 1980 và loại dần các đối thủ do giá thành rẻ mạt của mình bằng cách sẵn sàng hi sinh môi trường và sinh mệnh của người dân, bỏ qua các điều kiện, tiêu chuẩn gắt gao về môi trường trong sản xuất đất hiếm. (GREG BAKER / AFP qua Getty)

Trung Quốc bắt đầu khai thác đất hiếm từ những năm 1980 và loại dần các đối thủ do giá thành rẻ mạt của mình bằng cách sẵn sàng hi sinh môi trường và sinh mệnh của người dân, bỏ qua các điều kiện, tiêu chuẩn gắt gao về môi trường trong sản xuất đất hiếm.

Vào năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình nói: "Trong khi Trung Đông có dầu, Trung Quốc có đất hiếm". Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc khi đó đã đưa ra nhận xét này trong chuyến công du phía Nam đất nước nhằm tái thúc đẩy chính sách cải cách và mở cửa, vốn đã bị kìm hãm sau sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Ông Đặng Tiểu Bình cũng nói thêm rằng sẽ đến lúc "tính ưu việt của đất hiếm của Trung Quốc chắc chắn sẽ được phát huy". Điều này chỉ xảy ra nhiều năm sau khi ông qua đời ngày 9.2.1997 khi Trung Quốc quyết định cắt giảm mạnh xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản năm 2010, vào thời điểm hai quốc gia sa lầy vào cuộc đối đầu ngoại giao lớn sau khi tàu của hai bên va chạm ngoài khơi quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Chính phủ và các công ty Nhật Bản rơi vào tình trạng hỗn loạn, đứng trước nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc rất ít nguồn cung cấp các nguyên liệu công nghiệp quan trọng như vậy.

"Sau một thập kỷ, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và nhà sản xuất công nghệ lớn trên toàn cầu. Trớ trêu thay, nước này lại run rẩy trước viễn cảnh gián đoạn nguồn cung đất hiếm từ Myanmar", nhà báo Kenji Kawase của Nikkei Asian Review bình luận.

Tâm Chính

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Vũ khí đất hiếm của Trung Quốc rủi ro vì chính biến Myanmar