Việt Nam đã miễn nhiễm với chiến dịch ngoại giao vaccine của Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hà Nội đã ghi điểm với công chúng khi đóng vai lạnh lùng trước Bắc Kinh: Vào năm 2019, Việt Nam loại bỏ gã khổng lồ công nghệ Huawei Technologies của Trung Quốc ra khỏi kế hoạch xây dựng mạng di động 5G; năm nay, trong danh sách nhập khẩu vaccine COVID-19 cho đến thời điểm hiện tại không có tên của các thương hiệu Trung Quốc. Có lẽ là Hà Nội đã giữ được ranh giới giữa việc xoa dịu lượng người dân ngày càng chống Trung Quốc mạnh mẽ hơn và duy trì quan hệ song phương lâu dài với Bắc Kinh.

Ngày 7 tháng 3 vừa qua, một ngày trước khi Việt Nam triển khai đợt tiêm chủng COVID-19, trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã đăng đường dẫn một đoạn video do Tân Hoa xã sản xuất với tiêu đề: “Nhiều nhà lãnh đạo thế giới chọn vaccine COVID-19 của Trung Quốc".

Bài đăng đã thu hút sự chú ý của người đọc, nhất là khi có một bình luận của một tài khoản Facebook Việt Nam với câu hỏi sắc nhọn: "Họ vẫn còn sống?"

Có vẻ như bình luận đó giống như một thước đo tương đối chính xác về tình cảm của công chúng ở Việt Nam đối với vaccine do Trung Quốc sản xuất. Nhưng ở Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là một ngoại lệ nổi bật trong chiến dịch ngoại giao vaccine phô trương của Trung Quốc.

Bất chấp một số trục trặc ở châu Âu, Việt Nam đang tiến hành kế hoạch tiêm chủng 117.000 liều vắc xin AstraZeneca COVID-19 của Vương quốc Anh vào cuối tháng 3. Và khi vấp phải sự chậm trễ trong việc vận chuyển các liều khác từ sáng kiến ​​chia sẻ vaccine Covax, ngày 23/3 Việt Nam đã thông qua vaccine Sputnik V của Nga.

Hiện Việt Nam đang đàm phán để mua thêm vaccine từ Mỹ. Và vaccine cây nhà lá vườn Việt Nam dự kiến ​​sẽ có mặt trên thị trường vào quý 4 năm nay. Cho đến nay, chưa có ứng cử viên vaccine Trung Quốc nào được điểm tên.

Tất cả những dấu hiệu trên khiến những nhà quan sát nhận thấy Việt Nam dường như đang miễn nhiễm đối với chính sách ngoại giao vaccine của Bắc Kinh. Thêm một điểm nữa mang lại cảm giác lạc quan: Vào năm 2019, khi Việt Nam loại bỏ gã khổng lồ công nghệ Huawei Technologies của Trung Quốc ra khỏi kế hoạch xây dựng mạng di động 5G, nhiều người cho rằng động thái này mang tính địa chính trị.

Theo Asia Nikkei, thông điệp thực sự đằng sau lệnh cấm Huawei và chính sách ngoại giao vaccine đang bị đình trệ của Trung Quốc ở Việt Nam thì tinh tế hơn nhiều. Điều khó có thể diễn giải một cách trắng đen có lẽ là Hà Nội đã giữ được ranh giới giữa việc xoa dịu lượng người dân ngày càng chống Trung Quốc mạnh mẽ hơn và duy trì quan hệ song phương lâu dài với Bắc Kinh.

Cho đến thời điểm này, dư luận không thuận lợi cho vaccine Trung Quốc chủ yếu là do các công ty bào chế của nước này không minh bạch trong việc công bố dữ kiện kết quả các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Việc từ chối công bố tất cả các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng liên quan có thể khiến họ mất đi lợi thế ban đầu này, dẫn tới sự hoài nghi về độ an toàn và hiệu quả của các loại vaccine mà Bắc Kinh đang cung ứng.

Vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục kiếm được tiếng vang rộng rãi bằng cách chiến đấu thành công với đại dịch, sẽ là một sự đánh cược mạo hiểm nếu đánh cược niềm tin của công chúng trước những đòn tấn công ngoại giao vaccine của Trung Quốc.

Hiện tại, các nhà quan sát cho rằng vẫn chưa đủ dấu hiệu để có thể khẳng định Việt Nam đã thực sự áp dụng lập trường kiên định đối với vaccine Trung Quốc. Tác giả Điền Lượng của Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore nhận xét, các nhà chức trách Việt Nam ngày càng trở nên thành thạo trong việc dùng tình cảm chống Trung Quốc trong nước để ghi điểm với công chúng.

Ngọc Minh

Theo Asia.Nikkei

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Việt Nam đã miễn nhiễm với chiến dịch ngoại giao vaccine của Trung Quốc?