Tuyên bố vượt qua nền kinh tế Mỹ, nhưng chuyên gia cho biết ‘Tuyên truyền của Bắc Kinh biến đổi nhanh hơn cả virus’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các quan chức Trung Quốc cho biết cuộc sống đã trở lại bình thường ở quốc gia này, nhưng những con số dự đoán cho thấy điều đó khó có thể xảy ra. Truyền thông nhà nước đón chào dòng người đổ về Vũ Hán - nơi từng là “thành phố kinh hoàng” đối với người dân toàn thế giới, và ghi nhận đây là thành phố được ghé thăm nhiều nhất trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng vào đầu tháng 10/2020.

Nền kinh tế Trung Quốc tồi tệ hơn so với những gì nó thể hiện, vaccine - điều cần thiết cho sự phục hồi hoàn toàn - hiện vẫn đang trong quá trình phát triển, nhưng còn thua xa Mỹ.

Báo cáo ngày 26/12/2020 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) đề cập: "Trong một số thời điểm, chủ đề bao trùm nền kinh tế toàn cầu là cuộc đấu tranh kinh tế và quyền lực mềm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán và thảm họa kinh tế tương ứng chắc chắn mang đến cho ĐCSTQ sự cạnh tranh có lợi".

Trên thực tế, điều ngược lại mới có vẻ là đúng. Dự đoán của CEBR, dựa theo những câu chuyện trước đó của Bắc Kinh, là dựa trên những giả định sai lầm về cơ bản. Phản ứng của Bắc Kinh đối với đại dịch, bao gồm cả việc bôi nhọ nước Mỹ, khiến Trung Quốc mất đi nhiều bạn bè trên trường quốc tế.

CEBR tin rằng, Hoa Kỳ sẽ có "một sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch trong năm 2021". Sự phục hồi sau đó sẽ giảm dần với mức tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 1,9% từ năm 2022-2024. Sau đó sẽ giảm xuống 1,6% trong những năm tiếp theo.

Sự phục hồi của Trung Quốc mạnh mẽ hơn nhiều. Tăng trưởng sẽ ở mức 5,7% mỗi năm, trong khoảng thời gian 2021-2025. Sau đó tăng chậm lại ở mức 4,5% mỗi năm, từ năm 2026-2030.

Số liệu của CEBR không nằm ngoài xu hướng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính mức tăng trưởng 8,2% và Ngân hàng Thế giới ổn định tăng trưởng ở mức 7,9% trong 2021.

Bắc Kinh đang đối diện ‘cơn lũ vỡ nợ’

Tuy nhiên, những con số này xem ra có phần lạc quan. Dù ĐCSTQ đang thúc đẩy phần lớn tăng trưởng hiện tại cũng như xuất khẩu ròng nhưng "cơn lũ vỡ nợ" đang diễn ra ở Trung Quốc - chỉ ra những yếu điểm trên diện rộng của nền kinh tế nước này. Sự trợ giúp của đầu tư nước ngoài cũng không kéo lại được tốc độ chi tiêu quá độ và mất kiểm soát của Bắc Kinh.

Sự bền vững của kinh tế và tiêu dùng Trung Quốc chưa bao giờ được “đẹp” như theo số liệu công bố và nay lại còn yếu đi nhiều do tác động của dịch bệnh. Ngay cả những con số chính thức cũng vẽ nên một bức tranh đáng sợ. Doanh số bán lẻ - con số đại diện cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ - đã giảm 4,8% và doanh số bán ô tô của Bellwether đã giảm 2,9% trong 11 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2020 giảm 0,5%.

Theo báo cáo vừa được phát hành của China Beige Book (CBB), một cuộc khảo sát riêng được theo dõi trên diện rộng, cho thấy mức tăng trưởng doanh số bán hàng trong các ngành hàng xa xỉ, thực phẩm và quần áo giảm rõ rệt trong quý IV/2020 so với các quý trước đó.

Ngành du lịch hoàn toàn không tăng trưởng. Hơn nữa, cuộc khảo sát cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đều có cái nhìn ảm đạm về nền kinh tế Trung Quốc nói chung, đặt ra nghi ngờ về những dự đoán “đầy nắng vàng rực rỡ” cho năm 2021.

Truyền thông nhà nước đón chào dòng người đổ về Vũ Hán - nơi từng là “thành phố kinh hoàng” đối với người dân toàn thế giới, và ghi nhận đây là thành phố được ghé thăm nhiều nhất trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng vào đầu tháng 10/2020.

Tuy nhiên, Vũ Hán báo cáo rằng, doanh thu qua kỳ nghỉ giảm khoảng 30% so với năm 2019. Mặc dù kỳ nghỉ năm 2020 kéo dài hơn một ngày so với năm 2019, nhưng chi tiêu của khách du lịch trên toàn quốc đã giảm tới 30%.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể mất sạch tiền dự trữ do nợ xấu. (Ảnh của LIU JIN / AFP qua Getty Images)
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể mất sạch tiền dự trữ do nợ xấu. (Ảnh của LIU JIN / AFP qua Getty Images)

Cuộc đua vaccine

Nền kinh tế sẽ chỉ phục hồi khi Trung Quốc có vaccine hiệu quả và an toàn. Mặc dù người Trung Quốc đã có nhiều tháng khởi đầu thuận lợi nhưng vẫn còn kém xa Mỹ.

Hiện Hoa Kỳ đã có hai loại vaccine được FDA phê duyệt sử dụng - loại của Pfizer-BioNTech và loại của Moderna - cả hai loại đều có tỷ lệ hiệu quả hơn 90%. Còn có thêm loại vaccine thứ ba của Johnson & Johnson đang được triển khai.

Trong khi đó, các loại vaccine của Trung Quốc - của Sinovac và Sinopharm - vẫn chưa hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3 và Bắc Kinh đã chậm công bố dữ liệu. Điều thú vị là Trung Quốc đang thử nghiệm vaccine chủ yếu ở các nước khác, như Maroc, Nigeria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Chile. Và còn kỳ lạ ở chỗ là các thử nghiệm khác nhau không được tiến hành theo cùng một giao thức.

Bắc Kinh nói rằng các nước chấp nhận hai loại vaccine của mình và hiện đang cung cấp cho hàng chục triệu người, nhưng đó là vì họ không có lựa chọn nào khác. Tại Hong Kong, người dân có quyền lựa chọn và các bằng chứng rải rác cho thấy nhiều người trong số họ từ chối tiêm vaccine của Trung Quốc.

Tuyên truyền của Bắc Kinh biến đổi nhanh hơn cả virus

Hiện nay vẫn còn những đợt bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở khắp Trung Quốc - mới nhất là ở Bắc Kinh - chính quyền trung ương đã thực hiện các biện pháp cách ly, kiểm tra hàng loạt và truy tìm vết tích. Thật không may, có rất ít thông tin được tiết lộ .

Tại sao lại như vậy?

ĐCSTQ quyết tâm kiểm soát thông tin một cách tuyệt đối. Vào ngày 26/1/2020, ĐCSTQ đã công bố “Nhóm nhỏ lãnh đạo” tư vấn cho trung ương trong việc “Chống lại đại dịch viêm phổi do nhiễm Coronavirus mới” - như một lực lượng đặc nhiệm của ĐCSTQ.

Trong danh sách chín người ban đầu thì chỉ có một quan chức y tế cộng đồng. Các quan chức đa phần có liên quan đến các vấn đề chính trị, bảo mật và tuyên truyền. Trưởng ban tuyên truyền của ĐCSTQ, Wang Huning, được chỉ định làm phó chủ tịch của nhóm này. Do đó, việc ủng hộ các sự kiện, đường lối của ĐCSTQ là mục tiêu chính của tổ chức cầm quyền.

Claudia Rosett, thành viên chính sách đối ngoại của Diễn đàn Phụ nữ Độc lập, nói: “Câu chuyện của Bắc Kinh biến đổi nhanh hơn cả virus”.

Lúc đầu, các quan chức ĐCSTQ thừa nhận căn bệnh này bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng kể từ đó họ tuyên truyền rằng nó đến từ Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, thậm chí từ bao bì thực phẩm đông lạnh. Vào tháng 3/2020, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng bệnh nhân F0 là ở Hoa Kỳ và quân đội Hoa Kỳ đã “vận chuyển” coronavirus đến Vũ Hán, khiến Vũ Hán trở thành tâm chấn.

Khẳng định này thật vô lý, nhưng lại không có gì là quá lố bịch đối với các quan chức Trung Quốc. Như Rosett nói: "Ở một thời điểm nào đó, trên báo chí của ĐCSTQ, chúng ta sẽ đọc được bản tin rằng virus đã được nấu chín trong nhà bếp và được lưu trữ trong tủ đông của khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (của Tổng thống Trump)”.

Ông Rosett đang biểu đạt quan điểm có tính cộng hưởng ở hầu hết khắp mọi nơi. Như tờ Wall Street Journal đưa tin vào ngày 28/12/2020, Trung Quốc đang nhanh chóng mất đi sự hỗ trợ của các nước trên thế giới.

Không khó để tìm ra lý do. Đường lối cai trị Trung Quốc của Tập Cận Bình đã cố tình lây lan virus viêm phổi Vũ Hán ra ngoài biên giới Trung Quốc - bằng cách không trung thực về khả năng lây nhiễm của dịch bệnh, cũng như việc buộc các nước phải tiếp nhận lượng người đến từ Trung Quốc - hiện mọi người đã bắt đầu hiểu sự thâm độc và gian dối của ĐCSTQ.

Điển hình, vào mùa xuân năm 2020, Trung Quốc đã bán cho Ý đồ bảo hộ y tế mà... người Ý đã tặng cho Bắc Kinh vài tuần trước đó. Bắc Kinh đã không rút ra bài học từ những sai lầm trong năm 2020, những tuyên bố kỳ dị hiện vẫn đang còn rất thịnh hành.

Lợi dụng tình thế dịch bệnh, Trung Quốc xuất khẩu khẩu trang và các vật tư y tế nhằm trục lợi. Ngoài ra còn nhằm đánh bóng hình ảnh, cố gắng tô vẽ sứ mệnh của nó đối với thế giới. (Ảnh: Getty)
Lợi dụng tình thế dịch bệnh, Trung Quốc xuất khẩu khẩu trang và các vật tư y tế nhằm trục lợi. Ngoài ra còn nhằm đánh bóng hình ảnh, cố gắng tô vẽ sứ mệnh của nó đối với thế giới. (Ảnh: Getty)

ĐCSTQ ‘làm việc ngoài giờ’ nhằm thúc đẩy ‘tình trạng hỗn loạn’ trong thời gian bầu cử Mỹ

Trong những ngày gần đây, ĐCSTQ phải “làm việc ngoài giờ” để gây ảnh hưởng đến nước Mỹ, thậm chí vào ngày 28/12/2020 còn tuyên bố rằng "tình trạng hỗn loạn" ở Mỹ vào thời điểm này là tồi tệ hơn bất kỳ lúc nào - "kể từ khi thành lập nước Mỹ vào năm 1776". Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ đã nêu trong tiêu đề bài xã luận của mình là "Không thể nhận ra thế giới trong năm 2020".

Nói tóm lại, CEBR đã bỏ lỡ câu chuyện thực tế về phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch. Bắc Kinh có thể đã gặt hái được những thành quả tạm thời ngay sau khi dịch bệnh bùng phát. Nhưng qua các hành động ác tâm và trục lợi, họ đã mất nhiều được, quan trọng là mất đi vị thế của mình trên trường quốc tế.

"Không sớm thì muộn GDP của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ", Thời báo Hoàn cầu đã tự tin tuyên bố vào ngày 27/12/2020 trong một bài xã luận có tiêu đề "Trung Quốc vượt qua Mỹ vào năm 2028 là lời chỉ trích khéo léo".

Vượt qua Mỹ ư? Đó là điều không thể.

Tác giả: Gordon G. Chang là một luật sư, tác giả, bình luận gia truyền hình, một học giả Hoa Kỳ gốc Trung Quốc, từng viết nhiều sách và bài báo về tình hình chính trị, kinh tế, tài chính của Trung Quốc. Một trong những cuốn sách gần đây của ông là “The Coming Collapse of China” (Tạm dịch: Trung Quốc Sẽ Sụp Đổ). Theo dõi ông trên Twitter và Parler @GordonGChang.

May May

Link bài gốc: https://www.gatestoneinstitute.org/16902/china-covid-economy



BÀI CHỌN LỌC

Tuyên bố vượt qua nền kinh tế Mỹ, nhưng chuyên gia cho biết ‘Tuyên truyền của Bắc Kinh biến đổi nhanh hơn cả virus’