Từ sự cố của Jack Ma để hiểu về ‘luật im lặng’ ở Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một khi lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc bị Bắc Kinh giam giữ, họ hoặc bị cho ra rìa hoặc buộc phải im lặng trước các “đòn thị uy” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để giữ cho công ty hoạt động tốt. Ngày nay, chiến lược tốt nhất là nằm im.

Jack Ma (Mã Vân), doanh nhân nổi tiếng nhất mà Trung Quốc từng có, đang cố gắng tránh xa ánh đèn sân khấu. Bạn bè nói rằng ông đang vẽ tranh và tập thái cực quyền. Đôi khi, ông chia sẻ các bức vẽ với Masayoshi Son, tỷ phú đứng đầu tập đoàn SoftBank của Nhật Bản.

Ông Mã là doanh nhân có sức hút từ suốt 2 thập kỷ trở lại đây, người đã chứng minh cho thế giới thấy Trung Quốc có thể làm rung chuyển thế giới như thế nào trong thời đại Internet. Ông là gương mặt tiêu biểu xuất hiện trên những kệ sách kinh doanh và là người hùng của giới trẻ Trung Quốc.

Dưới thời lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, Trung Quốc đã trừng phạt và làm xấu mặt hàng loạt ông trùm, những người tích lũy được khối tài sản và ảnh hưởng khổng lồ, khổng lồ đến mức khiến cho ĐCSTQ phải lo lắng. Ông Mã và những viên ngọc quý của đế chế trực tuyến mà ông dày công gây dựng, gã khổng lồ bán lẻ điện tử Alibaba và tập đoàn fintech khổng lồ Ant Group, là những mục tiêu lớn nhất của Bắc Kinh, khi các quan chức bắt đầu “để mắt” đến để hạn chế tầm ảnh hưởng của ngành công nghiệp Internet đang bùng nổ mạnh mẽ.

Trên thực tế, không chỉ ở Trung Quốc, mà các quan chức Mỹ và châu Âu cũng đang tìm cách kiềm chế những người khổng lồ Internet trong suốt những năm qua. Nhưng sự cố với Jack Ma vẫn vượt qua sức tưởng tượng các cơ quan quản lý phương Tây. Ông Tập đã khẳng định quyền kiểm soát không giới hạn đối với khu vực tư nhân của Trung Quốc, yêu cầu họ phải cam kết bảo vệ quyền lợi của Đảng và đặt sự ổn định xã hội lên trên lợi nhuận.

Ông Xiao Jianhua, từng là trung úy tài chính đáng tin cậy của giới tinh hoa Trung Quốc, đã bị tóm gọn tại một khách sạn sang trọng ở Hong Kong vào năm 2017. Ông Ye Jianming, một ông trùm dầu mỏ đang nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ với Washington, cũng bị giam giữ. Ông Wu Xiaohui, người sở hữu một công ty bảo hiểm với thương vụ nổi tiếng mua lại Khách sạn Waldorf Astoria ở Manhattan cũng phải vào tù. Đau đớn nhất là trường hợp ông Lai Xiaomin, cựu chủ tịch của một công ty tài chính, đã bị tử hình vào năm nay.

Ông Richard McGregor, một thành viên cấp cao tại Viện Lowy và là tác giả của cuốn sách “Đảng: Thế giới bí mật của những người cai trị cộng sản Trung Quốc”, cho biết:“ Nguyên tắc chung là không được có trung tâm quyền lực riêng lẻ nào bên ngoài Đảng”.

Và người ta hiểu rằng, sự kiềm chế và thao túng của Bắc Kinh đối với ngành công nghệ không chỉ dừng lại ở Alibaba.

Giám đốc điều hành của Ant Group, ông Simon Hu, đã từ chức vào tháng 3 năm nay. Vài ngày sau, ông Colin Huang cũng từ chức chủ tịch của Pinduoduo, chợ di động do ông sáng lập và ra mắt công chúng chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi. Ông tuyên bố từ chức vào đúng ngày mà Pinduoduo cho biết họ đã thu hút được 788 triệu người mua sắm chỉ trong 12 tháng qua - một con số thậm chí còn vượt trội hơn cả Alibaba.

Tuần trước, cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc đã triệu tập 34 công ty Internet hàng đầu để nói về các quy tắc cạnh tranh công bằng mới. Họ đã thảo luận về những thay đổi trong kinh doanh và công khai cam kết sẽ giữ vững vị trí.

Mặc dù vậy, Alibaba và những gã khổng lồ internet khác có địa vị ở Trung Quốc có thể vẫn còn có thể tự bảo vệ mình trước những đòn trừng phạt nặng tay của Bắc Kinh. Ngay cả khi thắt chặt giám sát, thì các quan chức vẫn phải ca ngợi đóng góp cho nền kinh tế của những người khổng lồ này. Ông Tập muốn nền kinh tế Trung Quốc đủ vững mạnh để chống lại những đòn tấn công của các cường quốc bên ngoài.

Điều đó có nghĩa là có thể còn quá sớm để tuyên bố Jack Ma đã kết thúc.

Ông Mã và Alibaba đã lặng lẽ xây dựng một danh mục tài sản truyền thông phong phú trong nhiều năm, bao gồm các cửa hàng trực tuyến kiểu BuzzFeed, báo chí, các công ty sản xuất truyền hình, truyền thông xã hội và tài sản quảng cáo. (Ảnh của ALAIN JOCARD / AFP qua Getty Images)
Ông Mã và Alibaba đã lặng lẽ xây dựng một danh mục tài sản truyền thông phong phú trong nhiều năm, bao gồm các cửa hàng trực tuyến kiểu BuzzFeed, báo chí, các công ty sản xuất truyền hình, truyền thông xã hội và tài sản quảng cáo. (Ảnh của ALAIN JOCARD / AFP qua Getty Images)

“Công ty của ông ấy đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công và hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc hơn bất kỳ doanh nghiệp nào khác”, ông McGregor nói. “Chính phủ muốn tiếp tục gặt hái những lợi ích từ công ty của ông ấy - nhưng với điều kiện của họ. Chính phủ không quốc hữu hóa Alibaba, cũng không tịch thu tài sản của họ, mà chỉ đơn giản là thu hẹp lĩnh vực hoạt động”.

Alibaba từ chối bình luận.

Ông Mã không có lý do gì trong việc đối phó với các nhà chức trách ở Trung Quốc. Trên thực tế, ông ta còn rất giỏi trong việc quyến rũ các quan chức chính phủ.

“Alibaba hoàn toàn có cơ hội phát triển thành một công ty đẳng cấp thế giới”, ông Wang Guoping, bí thư Đảng Cộng sản thành phố Hàng Châu, nơi đặt trụ sở của Alibaba vào những năm đầu thành lập, cho biết. “Điều mà một công ty tầm cỡ thế giới cần nhất là một tâm hồn, một người chỉ huy, một doanh nhân tầm cỡ thế giới. Tôi tin rằng Jack Ma đáp ứng được tiêu chuẩn này”.

Ông Porter Erisman, một giám đốc điều hành ban đầu của Alibaba, cho biết ông Mã đã sớm nhận ra thành công có thể mang lại điều gì cho các doanh nhân ở Trung Quốc: “Chỉ có một người trong công ty nhắc chúng tôi rằng phải lưu ý là một ngày nào đó chúng tôi có thể phải đối mặt với những vấn đề lớn, lớn đến mức chúng tôi sẽ phải “nghẹt thở” trước những sức ép quá lớn của thị trường”. "Người đó là Jack".

Khi Alibaba phát triển, ông Ma bắt đầu được các tổng thống và ngôi sao điện ảnh ve vãn, và còn cả đông đảo các doanh nhân Trung Quốc. Ông Clark cho rằng điều đó đã khiến ông Mã ảo tưởng về sức mạnh bản thân và mất cảnh giác với chính phủ. Nếu không, ông Mã rất có thể đã nhìn ra những dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt là khi mà ông Tập thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân hợp tác chặt chẽ hơn với nhà nước.

Khi ông Mã từ chức Chủ tịch Alibaba vào năm 2019, một bài bình luận trên tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản đã tuyên bố: “Không có cái gọi là kỷ nguyên Jack Ma - chỉ có Jack Ma là một phần của kỷ nguyên này”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần khu vực tư nhân để giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Nhưng họ cũng không muốn các doanh nhân làm suy yếu sự thống trị của Đảng trên toàn xã hội.

Gần đây, nhóm nghiên cứu Hurun Report ở Thượng Hải cho biết ông Mã đã không còn là một trong 3 người giàu nhất Trung Quốc. Vị trí số 1 mới của đất nước là Zhong Shanshan, người đứng đầu một tập đoàn kinh doanh nước đóng chai và dược phẩm.

Màn kịch hấp dẫn vẫn đang tiếp diễn, hãy cùng chờ xem những gì sẽ xảy ra với ông Zhong và ông Mã sau này.

Trần Đức

Theo New York Times



BÀI CHỌN LỌC

Từ sự cố của Jack Ma để hiểu về ‘luật im lặng’ ở Trung Quốc