Tư duy ấu trĩ về lòng tham và lợi ích khiến Trung Quốc mắc quá nhiều sai lầm chiến lược

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải đối mặt với một mối đe dọa hiện sinh thực sự, chủ yếu là do lối tư duy ấu trĩ đã khiến nó phạm phải một loạt sai lầm chiến lược thảm khốc. Và sự can thiệp mới nhất của Trung Quốc ở Hong Kong cho thấy rằng ĐCSTQ không có ý định thay đổi tư duy này.

Một số chính sách gần đây của chính phủ Trung Quốc dường như có rất ít ý nghĩa thực tế, quyết định áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong là một ví dụ điển hình. Luật này được ban hành vội vã bởi Quốc hội Hội đồng Nhân dân Quốc gia một cách hình thức vào ngày 30 tháng 6 đã chấm dứt hiệu lực của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã thịnh hành từ năm 1997, khi thành phố được Anh trả về cho Trung Quốc, những căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây đã tăng mạnh.

Tương lai của Hong Kong với tư cách là một trung tâm tài chính quốc tế hiện đang trong tình trạng nguy hiểm, sự phản kháng mạnh mẽ của cư dân để bảo vệ tự do sẽ khiến thành phố trở nên kém ổn định hơn. Hơn nữa, động thái mới nhất của Trung Quốc sẽ giúp Hoa Kỳ thuyết phục các đồng minh châu Âu đang dao động tham gia các liên minh non trẻ chống Trung Quốc. Hậu quả lâu dài đối với Trung Quốc có thể sẽ rất thảm khốc.

Thật hấp dẫn khi thấy những tính toán sai lầm về chính sách lớn của Trung Quốc là hậu quả của việc tập trung quyền lực quá mức vào tay Chủ tịch Tập Cận Bình: tập quyền quá mức và luật lệ quá cứng rắn ngăn chặn tranh luận nội bộ, phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều quyết định tồi tệ. Lập luận này không hẳn là sai, nhưng nó bỏ qua một lý do quan trọng hơn cho các chính sách tự hủy hoại của chính phủ Trung Quốc: lối tư duy cố hữu ăn vào máu của của ĐCSTQ

ĐCSTQ nhìn thế giới như, trước hết và trên hết, là một khu rừng rậm. Được định hình bởi cuộc đấu tranh đẫm máu và tàn bạo của chính mình để giành lấy quyền lực từ các thế lực mạnh hơn và có nền tảng tồn tại hợp pháp hơn trong giai đoạn 1921-49, đảng này tin chắc rằng thế giới là một nơi những người theo trường phái Hobbes (ủng hộ việc xuất hiện một chế độ quân chủ tuyệt đối để ổn định cộng đồng) - nếu muốn tồn tại lâu dài - thì nhất định phải dựa vào sức mạnh đấu tranh sinh tồn vì lợi ích. Khi cán cân sức mạnh không nghiêng về phía ĐCSTQ thì họ phải dựa vào sự khôn ngoan và thận trọng để tồn tại. Nhà lãnh đạo Trung Quốc quá cố Đặng Tiểu Bình đã giảo hoạt tóm tắt chủ nghĩa hiện thực chiến lược này với chuyên gia chính sách đối ngoại của ông: “Hãy giấu đi sức mạnh của anh và chờ thời”.

Vì vậy, khi Trung Quốc cam kết trong Tuyên bố chung năm 1984 với Vương quốc Anh về việc duy trì quyền tự trị của Hong Kong trong 50 năm kể từ thời điểm bàn giao năm 1997, đó là bởi vì sức của Trung Quốc khi đó còn yếu chứ không phải vì Trung Quốc có niềm tin hay muốn tuân thủ luật pháp quốc tế. Ngay khi cán cân quyền lực đã thay đổi theo hướng có lợi, Trung Quốc luôn sẵn sàng phá vỡ các cam kết trước đây để phục vụ cho lợi ích của chính mình. Ví dụ, ngoài việc đàn áp Hong Kong, Trung Quốc đang cố gắng củng cố các yêu sách của họ tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo được quân sự hóa ở đó.

Thế giới quan của ĐCSTQ cũng được tô màu bởi một niềm tin hoài nghi về sức mạnh của lòng tham. Ngay cả trước khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đảng này tự "mê hoặc" rằng các chính phủ phương Tây chỉ là những kẻ lừa đảo vì lợi ích tư bản. Mặc dù các quốc gia này có thể biểu lộ sự trung thành với nhân quyền và dân chủ, ĐCSTQ tin rằng phương Tây không có khả năng đánh đổi giá trị quan về nhân quyền và dân chủ với quyền tiếp cận thị trường 1,4 tỷ dân Trung Quốc - đặc biệt là khi các đối thủ tư bản này thu được lợi nhuận.

Sự hoài nghi như vậy hiện thấm đẫm vào chiến lược của Trung Quốc trong việc khẳng định toàn quyền kiểm soát Hong Kong. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng sự tức giận của phương Tây đối với các hành động của họ sẽ giảm đi nhanh chóng, tính toán rằng các công ty phương Tây đã gắn bó quá sâu nặng với thành phố này và bởi vậy phương Tây sẽ nhanh chóng lờ đi hành vi phá vỡ thỏa thuận, luật pháp quốc tế của chính quyền Trung Quốc.

Ngay cả khi ĐCSTQ biết rằng họ sẽ phải chịu các hình phạt nghiêm trọng cho hành động của mình, chính quyền này hiếm khi nao núng thực thi các biện pháp cứng rắn - chẳng hạn như đàn áp Hong Kong - được coi là thiết yếu để duy trì quyền lực của mình. Các chính phủ phương Tây từng cho rằng các đe dọa trừng phạt thích đáng đối với Trung Quốc sẽ là một biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ sự hiếu chiến của ĐCSTQ đối với thành phố này. Nhưng rõ ràng Trung Quốc đã vuốt mũi phương Tây, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và Tổng thống Donald Trump. Những gì Trung Quốc làm hiển nhiên nằm ngoài dự đoán của phương Tây và Mỹ.

Mối đe dọa từ phương Tây không hề thiếu sức mạnh hoặc phi thực tế: các biện pháp trừng phạt toàn diện bao gồm du lịch, thương mại, chuyển giao công nghệ và giao dịch tài chính có thể làm suy yếu nghiêm trọng sự thịnh vượng kinh tế của Hong Kong và uy tín của Trung Quốc. Nhưng các biện pháp trừng phạt áp đặt lên chế độ độc tài thường làm tổn thương các nạn nhân của chế độ nhiều hơn các nhà lãnh đạo của nó, do đó làm giảm giá trị răn đe.

Cho đến gần đây, sự quen thuộc của phương Tây khi đối mặt với sự ngang ngược của Trung Quốc dường như đã minh oan cho thế giới quan Hobbes của ĐCSTQ. Trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa Trump và sự thay đổi triệt để tiếp theo trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực tế đã không gặp phải trở ngại nào, mặc dù liên tục 'vung tay quá trán'.

Nhưng với Trump và bộ máy nhân sự bảo thủ một lòng vì an ninh quốc gia Mỹ của ông, Trung Quốc cuối cùng đã phải đối mặt với trận chiến khốc liệt tồn vong cuối cùng trong sinh mệnh của mình. Giống như các đối tác của họ ở Bắc Kinh, tổng thống Mỹ và các cố vấn cấp cao của ông không chỉ tin vào luật rừng, mà còn không ngại sử dụng sức mạnh bản năng chống lại kẻ thù của họ.

Thật không may cho ĐCSTQ, những sai lầm chiến lược khiến đảng giờ đây phải đối mặt với một đối thủ kiên định hơn nhiều. Tệ hơn nữa, việc Mỹ sẵn sàng hấp thụ nỗi đau kinh tế ngắn hạn to lớn để đạt được lợi thế chiến lược lâu dài so với Trung Quốc cho thấy rằng lòng tham đã mất đi tính ưu việt. Cụ thể, chiến lược của Hoa Kỳ về việc tách rời khỏi Trung Quốc - cắt đứt mạng lưới quan hệ kinh tế Trung-Mỹ dày đặc, chằng chịt - đã khiến Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ, bởi vì không có nhà lãnh đạo ĐCSTQ nào tưởng tượng rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng loại bỏ thị trường Trung Quốc để theo đuổi của các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn.

Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ phải đối mặt với một mối đe dọa hiện sinh thực sự, chủ yếu là do tư duy sai lầm thâm căn cố đế rằng nhà tư bản nào cũng vì lợi ích trước mắt mà bỏ các mục tiêu chiến lược lâu dài đã khiến nó phạm phải một loạt các lỗi chiến lược tai hại. Và sự can thiệp mới nhất của chính quyền này ở Hong Kong cho thấy rằng họ không có ý định thay đổi.

Thiện Nhân - Tâm Minh



BÀI CHỌN LỌC

Tư duy ấu trĩ về lòng tham và lợi ích khiến Trung Quốc mắc quá nhiều sai lầm chiến lược