TT Trump kiên quyết giải phóng Hoa Kỳ khỏi ‘xiềng xích’ của Hiệp định Khí hậu Paris

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Donald Trump có thể đóng dấu di sản của mình bằng cách giải phóng hoàn toàn Hoa Kỳ khỏi "xiềng xích" của Hiệp định Khí hậu Paris, một lần và mãi mãi... Chính quyền Trump đã gửi thỏa thuận khí hậu Paris lên Thượng viện để bỏ phiếu biểu quyết.

“Tổng thống tiếm danh” Joe Biden đã nói rất rõ rằng ông có ý định đưa đất nước trở lại hiệp định Paris mà Hoa Kỳ chính thức rút lui vào ngày 4/11.

Được 189 quốc gia ký kết nhất trí vào tháng 12/2015, hiệp ước Paris là nỗ lực mới nhất của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) - để giải quyết điều được cho là “vấn đề cấp bách” của việc nhiệt độ tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra.

Theo thỏa thuận này, các quốc gia phát triển cam kết thực hiện phần lớn trong việc giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu. Và trong số các quốc gia công nghiệp phát triển đó, Hoa Kỳ phải chịu gặng nặng nhiều nhất. Chính quyền Obama đã từng cam kết sẽ cắt giảm khoảng 25% lượng khí thải vào năm 2025 so với mức năm 2005.

Hiệp định Paris ‘hút máu’ Hoa Kỳ?

Theo Quỹ Di sản, sự tham gia của Hoa Kỳ vào thỏa thuận này sẽ tiêu tốn 20.000 USD cho mỗi gia đình người Mỹ; và 2,5 nghìn tỷ USD cho GDP quốc gia đến năm 2035.

“Sự hy sinh” này được yêu cầu thực hiện để đạt được mức giảm nhiệt độ toàn cầu xuống mức khó có thể đo lường là 0,015° C vào năm 2100. Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, cam kết sẽ giảm ít hơn mức phát thải CO2 đỉnh điểm vào năm 2030.

Để tránh lãng phí vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong sản xuất năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch, cũng như ngăn chặn việc tước đoạt nguồn năng lượng đáng tin cậy và giá cả phải chăng của các gia đình và các ngành công nghiệp Mỹ, Tổng thống Trump đã tuyên bố Mỹ rút khỏi hiệp ước này vào tháng 6/2017.

Chính quyền Obama đã đàm phán một hiệp ước thực sự ở Paris, nhưng lại gắn nhãn là một “thỏa thuận” - nhằm tránh việc gửi tài liệu này đến Thượng viện, nơi nó có nguy cơ phải đối mặt với việc bị từ chối.

Obama ‘lách’ Hiến pháp

Hiến pháp quy định rằng tổng thống “sẽ có Quyền - thông qua và với sự Tư vấn và Đồng ý của Thượng viện, để đưa ra các Hiệp ước, với điều kiện 2/3 số Thượng nghị sĩ có mặt đồng tình” (Điều II, phần 2).

Bằng cách lách kẽ hở trong yêu cầu của Hiến pháp - rằng một hiệp ước chỉ được thông qua khi nhận được sự tán thành bởi 2/3 thành viên của Thượng viện (ngày nay là 67 phiếu), chính quyền Obama đã tìm cách đơn phương ràng buộc Hoa Kỳ với hiệp ước Paris qua cái gọi là “thỏa thuận” - chỉ vì những lợi ích hẹp hòi (nếu không nói là sâu rộng) của giới tinh hoa “xanh” toàn cầu.

Ông Trump đã tuân theo một thủ tục quy định trong thỏa thuận - cho phép các bên ký kết rút khỏi hiệp ước trong một thời gian nhất định. Đối với Hoa Kỳ, ngày rút khỏi hiệp ước đó rơi vào ngày 4/11/2020, một ngày sau cuộc bầu cử.

Cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (không ảnh) đọc bài phát biểu của mình trong buổi phê chuẩn chung thỏa thuận về biến đổi khí hậu ở Paris trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhà khách Quốc gia Hồ Tây tại Hàng Châu vào ngày 3 tháng 9 năm 2016 (Ảnh: HOW HWEE YOUNG / AFP qua Getty Images)
Cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (không ảnh) đọc bài phát biểu của mình trong buổi phê chuẩn chung thỏa thuận về biến đổi khí hậu ở Paris trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhà khách Quốc gia Hồ Tây tại Hàng Châu vào ngày 3 tháng 9 năm 2016 (Ảnh: HOW HWEE YOUNG / AFP qua Getty Images)

Việc tái nhập sẽ là ‘cơn ác mộng’ thật sự

Phiên họp tới của Quốc hội sẽ tạo cơ hội cho tổng thống rút Mỹ khỏi hiệp ước Paris “một lần và mãi mãi”. Nếu không thể làm được như vậy, thì có nguy cơ người Mỹ phải gánh chịu những gánh nặng thậm chí còn lớn hơn những gì đã được trình bày chi tiết trong tài liệu gốc tháng 12/2015.

Theo thỏa thuận này, các quốc gia ký kết phải cập nhật các cam kết của họ 5 năm một lần. Việc cập nhật đó rơi đúng vào tháng 1/2021. Một “chính quyền giả định Biden” sẽ mong muốn tái tham gia thỏa thuận khí hậu, và sẽ phải tăng cường các cam kết giảm phát thải.

Nói cách khác, Hoa Kỳ sẽ bị áp đặt những hạn chế mới và nhiều hơn đối với việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Do Biden công khai bày tỏ thái độ thù địch với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, chính quyền của ông ta sẽ không ngần ngại đưa ra những lời hứa như vậy.

Việc tái gia nhập cũng sẽ đòi hỏi các thành viên UNFCCC trích một cam kết từ Washington - để cung cấp tiền của người đóng thuế Mỹ cho Quỹ Khí hậu Xanh của UNFCCC - giúp các nước nghèo hơn chống lại biến đổi khí hậu. Sau khi chính quyền Obama rót 1 tỷ USD vào quỹ này, chính quyền Trump đã từ chối cung cấp bất kỳ khoản tài chính nào cho kế hoạch này.

Điều quan trọng không kém là việc tái gia nhập hiệp định Paris có thể được sử dụng để chống lại các công ty Mỹ. Ví dụ, các nhà sản xuất Hoa Kỳ có thể bị nhắm mục tiêu trong các vụ kiện, do các nhà hoạt động môi trường đệ trình cáo buộc rằng - lượng khí thải của các nhà máy này vi phạm một thỏa thuận quốc tế mà Hoa Kỳ là thành viên.

Tuy nhiên, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do nền kinh tế Mỹ tạo ra sẽ giảm 9,2% vào năm 2020, xuống mức thấp nhất trong ít nhất ba thập kỷ, theo một nghiên cứu vừa được công bố của BloombergNEF.

Lượng khí thải của Hoa Kỳ có thể tăng lên một chút, khi nền kinh tế phục hồi sau các hạn chế do virus Corona Vũ Hán. Nhưng lượng khí thải đã giảm trước khi đại dịch xảy ra là nhờ các nhà máy điện “chuyển từ dùng than sang dùng khí tự nhiên sạch hơn”. Ngược lại, hầu hết các quốc gia châu Âu, bao gồm cả Đức và Pháp là những nước ủng hộ hiệp định Paris, đang phải vật lộn để đạt được mục tiêu giảm phát thải trước khi bùng phát đại dịch.

Ngay từ đầu, Tổng thống Trump đã coi việc Mỹ vươn lên thành nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới - là một tài sản chiến lược - được sử dụng để chống lại các đối thủ như Trung Quốc, Nga và Iran.

Việc tái gia nhập thỏa thuận Paris sẽ làm vô hiệu hóa lợi ích địa chính trị của Hoa Kỳ, lãng phí nguồn nhiên liệu hóa thạch phong phú của đất nước này. Do đó, việc gửi thỏa thuận lên Thượng viện là cách tốt nhất để đảm bảo rằng điều đó không xảy ra, một lần và mãi mãi.

Tác giả: Tiến sĩ Bonner R. Cohen là thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công Quốc gia và là nhà phân tích chính sách cấp cao của Ủy ban Vì một Ngày mai Kiến tạo (CFACT).

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Thủy Tiên
Theo The Epoch Times

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

TT Trump kiên quyết giải phóng Hoa Kỳ khỏi ‘xiềng xích’ của Hiệp định Khí hậu Paris