Trung Quốc yêu cầu chính quyền Biden dỡ bỏ lệnh cấm đi lại với những người đã được tiêm chủng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một quan chức hàng đầu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc đã thúc giục Tổng thống Joe Biden mở cửa biên giới của Mỹ với Trung Quốc, với điều kiện đã “nhận diện” được các nhà cung cấp vaccine COVID của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn và chỉ cho phép những người đã được tiêm chủng được phép đi lại giữa 2 nước.

Ông Wu Zunyou, một nhà dịch tễ học hàng đầu tại CDC Trung Quốc, gợi ý rằng các hạn chế đi lại nên được dỡ bỏ khi Bắc Kinh và Washington đã “thừa nhận việc tiêm chủng của nhau” và sau khi Mỹ đạt được “miễn dịch cộng đồng” - dự kiến vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm 2021. Tuy vậy, bài đăng của ông này trên Global Times, ấn phẩm nhà nước Trung Quốc, không giải thích rõ "sự công nhận" vaccine đó nghĩa là xác định ai đó đã được tiêm chủng bằng vaccine của nhà cung cấp Trung Quốc hay là sự chấp thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được phân phối vaccine của Trung Quốc tại Mỹ.

Trung Quốc đã phê duyệt 2 loại vaccine tự chế kháng lại virus Vũ Hán. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy loại vaccine đầu tiên, được gọi là “Coronavac” do công ty Sinovac sản xuất, chỉ có 50,38% hiệu quả chống lại coronavirus, mà Global Times lại tuyên bố là “đủ tốt”. Loại vaccine thứ hai, do công ty dược phẩm Sinopharm phát triển, đã được chấp nhận ở Trung Quốc vào cuối tháng trước, có hiệu quả 72,51%.

Ngược lại, hai loại vaccine hàng đầu được chấp thuận ở Mỹ đều có hiệu quả hơn đáng kể. Loại vắc xin đầu tiên được phê duyệt bởi công ty Pfizer, có hiệu quả khoảng 95%. Thứ hai, bởi Moderna, đã kiểm tra hiệu quả 94,1%.

Tuần này, FDA đã phê duyệt loại vắc xin thứ ba của Mỹ do Johnson & Johnson sản xuất, có hiệu quả 66%.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố đã bảo đảm cung cấp ít nhất 100 triệu liều, đồng thời liên tục công kích vaccine Pfizer.

Theo Epoch Times, những dữ liệu mới đây từ CDC cho thấy, sau khi tiêm vaccine COVID-19, có đến 3.150 trường hợp báo cáo “các biến cố ảnh hưởng đến sức khỏe” từ những người tiêm vaccine của Pfizer. Theo đó, những người này cho biết họ (1) “không thể thực hiện các hoạt động thường nhật”, (2) “không thể làm việc”, hoặc (3) “cần sự chăm sóc từ các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế”.

Ông Albert Bourla (phải), giám đốc điều hành của Pfizer, chờ đánh chuông đóng cửa tại Sở giao dịch chứng khoán New York ở Thành phố New York vào ngày 17 tháng 1 năm 2019. (Drew Angerer / Getty Images)
Ông Albert Bourla (phải), giám đốc điều hành của công ty sản xuất vaccine Pfizer, chờ đánh chuông đóng cửa tại Sở giao dịch chứng khoán New York ở Thành phố New York vào ngày 17 tháng 1 năm 2019. (Drew Angerer / Getty Images)

Thông tin trên được đưa ra bởi Tiến sĩ Thomas Clark, chuyên gia dịch tễ học của CDC. Nội dung này được trình bày vào ngày 19/12 trước Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng, - một hội đồng độc lập để đưa ra các khuyến nghị cho CDC.

Theo Anchorage Daily News đưa tin, ít nhất đã có 5 nhân viên y tế ở Alaska gặp phải những phản ứng bất lợi sau khi tiêm vaccine của Pfizer. Một công nhân tại Bệnh viện Bartlett (Alaske, Mỹ) đã được yêu cầu điều trị tại bệnh viện ít nhất 2 đêm.

Một bệnh viện ở Illinois đã tạm dừng tiêm chủng sau khi 4 nhân viên gặp phản ứng bất lợi.

Ông Wu, nhà dịch tễ học người Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn Cầu - được xem là cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh: “Trung Quốc và Hoa Kỳ nên công nhận việc công dân nước này có thể tiêm chủng ở nước kia và giới hạn việc đi lại tự do giữa 2 nước chỉ dành cho những người đã được tiêm chủng”.

Ông Wu tuyên bố tại một diễn đàn: “Trung Quốc là quốc gia an toàn nhất trên thế giới về phòng chống COVID-19”, mặc dù những bất cập trong số liệu thống kê của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được nhiều nghiên cứu quốc tế chỉ ra trong suốt hơn một năm qua.

“Nếu chúng ta có thể xóa bỏ mọi rào cản chính trị, chỉ dựa trên cơ sở khoa học, 2 quốc gia chúng ta có thể là hai quốc gia đầu tiên dỡ bỏ các hạn chế đi lại với nhau”, ông Wu tuyên bố.

Cũng trong diễn đàn này - được tổ chức bởi trường cũ của nhà độc tài Tập Cận Bình, Đại học Thanh Hoa và Viện Brookings - có mặt cựu lãnh đạo CDC của Mỹ, Thomas Frieden, người đã đề xuất Mỹ chia sẻ tài sản trí tuệ về vaccine cũng như thuốc điều trị coronavirus với Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc được coi là tổ chức ăn cắp tài sản trí tuệ lớn nhất thế giới. Trước đại dịch, 1/5 công ty Mỹ cho biết trong một cuộc khảo sát toàn quốc rằng họ đã bị các đặc vụ Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ.

“Ông Frieden đề xuất rằng cả hai quốc gia chia sẻ tài sản trí tuệ và kỹ thuật trong sản xuất vaccine COVID-19 để cùng mở rộng tiêm chủng toàn cầu, để các nhà sản xuất và các khu vực khác trên thế giới có thể hưởng lợi từ những gì thực sự nên là hàng hóa công cộng”, Global Times đưa tin.

Ông Frieden điều hành CDC trong đợt bùng phát dịch Ebola lớn nhất trong lịch sử; dưới nhiệm kỳ của mình, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã bị chỉ trích nặng nề vì xử lý không tốt trong việc cung cấp viện trợ cho các nước bị ảnh hưởng và không hạn chế đi lại Hoa Kỳ một cách đầy đủ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Sau nhiệm kỳ của mình, Frieden bị bắt vào năm 2018 với cáo buộc lạm dụng tình dục.

Đề xuất trên của ông Wu lặp lại một yêu cầu vào năm ngoái của ông Tập Cận Bình rằng thế giới nên triển khai một hệ thống trong đó tất cả các cá nhân đều được cấp mã QR để theo dõi tình trạng sức khỏe của họ. Ông đề xuất rằng hệ thống sẽ chấm điểm các cá nhân dựa trên lịch sử sức khỏe của họ và cấm họ đi du lịch nếu chính phủ xét thấy tình trạng sức khỏe của họ không đảm bảo.

Ông Tập kêu gọi: “Chúng ta cần hài hòa hơn nữa các chính sách và tiêu chuẩn, đồng thời thiết lập 'các tuyến đường nhanh' để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng người di chuyển giữa các quốc gia một cách có trật tự”. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều quốc gia nữa tham gia.”

Công dân Trung Quốc đang bị hạn chế đi lại cả trong lẫn ngoài nước. Khả năng đi lại và di chuyển của công dân Trung Quốc đến các thành phố khác nhau trên toàn quốc bị giới hạn bởi hukou của họ - một hệ thống đăng ký được thiết kế để ngăn những người Trung Quốc nghèo và nông thôn sống gần giới tinh hoa của Đảng Cộng sản. Hành vi xã hội của những người này bị giới hạn bởi “hệ thống tín dụng xã hội” của Trung Quốc, hệ thống này cho mỗi cá nhân một số điểm dựa trên lòng trung thành của họ với Đảng Cộng sản. Những cá nhân có điểm “tín dụng xã hội” thấp không thể lên phương tiện giao thông công cộng, tàu hỏa hoặc máy bay.

Cựu Tổng thống Donald Trump đã hạn chế đi lại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào ngày 21 tháng 1 năm 2020, ngay sau khi có tin tức về một căn bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Vũ Hán. Ngược lại, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden lại cực lực phản đối lệnh cấm, gọi đó là “chủ nghĩa bài ngoại cuồng loạn”.

Mộc Trà

Theo Breibart



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc yêu cầu chính quyền Biden dỡ bỏ lệnh cấm đi lại với những người đã được tiêm chủng