Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng nếu phát triển thị trường trái phiếu theo kiểu của Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hàng trăm tỷ USD đã được hứa hẹn sẽ đầu tư vào thị trường Trái phiếu Trung Quốc khi lãi suất thế giới thấp kỷ lục và thanh khoản dư thừa. Luồng tiền đầu tư gián tiếp ngắn hạn là thủ phạm của nhiều khủng hoảng tài chính trong quá khứ, điều này có thể đe dọa thị trường Trung Quốc khi cố mô phỏng theo phố Wall.

Những người chỉ trích thị trường trái phiếu Trung Quốc từ lâu đã phàn nàn rằng nó nên “giống Phố Wall hơn”. Các nhà đầu tư phương Tây, các cơ quan quản lý toàn cầu, thậm chí cả Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng thị trường nợ ở mọi nơi cần cung cấp tính thanh khoản dễ dàng, các loại vay ngắn hạn “repo” (thỏa thuận mua lại) và các công cụ phái sinh mà người Mỹ sử dụng để tài trợ và bảo vệ các khoản đầu tư của họ.

Muốn ‘giống với phố Wall’, nhưng cấu trúc thị trường Trung Quốc lại hoạt động có lợi cho các tổ chức địa phương

Cẩm nang về cải cách cơ cấu này đã phóng đại quá mức sự phù hợp của mô hình Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.

Theo một cuốn sách do nhân viên IMF biên tập, thị trường trái phiếu Trung Quốc - lớn thứ ba trên thế giới - đang trói buộc người nước ngoài một cách bất công. Họ không thể làm được nhiều điều mà các nhà đầu tư phương Tây cho là đương nhiên, bao gồm cả việc vay nợ thông qua thị trường repo và chắc hẳn rằng giá sẽ giảm.

Họ cũng không thể tin tưởng vào các ngân hàng địa phương có thể hỗ trợ tạo thị trường hoặc đóng vai trò là đối tác của hợp đồng trái phiếu tương lai.

Thay vào đó, cấu trúc của thị trường Trung Quốc hoạt động có lợi cho các tổ chức địa phương, vốn chủ yếu sử dụng trái phiếu làm tài sản thế chấp để tài trợ cho các khoản cho vay liên ngân hàng, thông qua phiên bản thị trường repo của riêng họ.

Giao dịch trên thị trường đó cao hơn 20 lần so với thị trường trái phiếu. Thay vì giao dịch trái phiếu, Trung Quốc “thế chấp” chúng để thúc đẩy các khoản vay ngắn hạn.

Nếu Bắc Kinh nghiêm túc về việc biến đồng Nhân dân tệ trở thành tiền tệ quốc tế và xây dựng nền tài chính dựa trên thị trường có khả năng phục hồi, thì lời khuyên là, họ cần thực hiện các bước khẩn cấp theo mô hình của Mỹ.

Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận miễn phí thị trường repo và phái sinh. Cải cách thị trường repo để cung cấp cho người cho vay các quyền hợp pháp đối với tài sản thế chấp, để họ có thể sử dụng lại hoặc thanh lý tài sản đó khi các bên đối tác vỡ nợ. Yêu cầu các nhà đầu tư định giá lại trái phiếu của họ khi thị trường biến động. Và khuyến khích nhiều ngân hàng địa phương trở thành nhà tạo lập thị trường.

Goldman Sachs dự đoán rằng 140 tỷ USD khác sẽ được đổ vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc bất chấp các vi phạm nhân quyền của nước này (Ảnh: ERIC PIERMONT/AFP qua Getty Images)
Goldman Sachs dự đoán rằng 140 tỷ USD khác sẽ được đổ vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc bất chấp các vi phạm nhân quyền của nước này (Ảnh: ERIC PIERMONT/AFP qua Getty Images)

Cộng đồng quốc tế muốn Trung Quốc làm cho các ngân hàng của họ nhạy cảm hơn với các động lực của thị trường trái phiếu. Họ nói rằng điều này sẽ giúp cải thiện tính thanh khoản và kỷ luật thị trường.

Nếu Bắc Kinh nghe theo, thì điều này chẳng khác nào ‘đổ dầu vào lửa’

Nhưng nếu Bắc Kinh nghe theo, có lẽ như một thỏa hiệp trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, thì điều này chẳng khác nào “đổ dầu vào lửa”. Sự bất ổn trở nên bùng nổ nhanh hơn thông qua mô hình giống với Hoa Kỳ, mô hình này khuếch đại cả lãi và lỗ khi thị trường biến động.

Với Trung Quốc, một quốc gia định ra nhiều luật để lách các quy định hạch toán quốc tế về ghi nhận nợ công, nợ xấu... đã khiến các số liệu báo cáo tài chính cấp quốc gia, cấp ngành tài chính, cấp tập đoàn kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân lớn… luôn ẩn chứa quá nhiều rủi ro và các “lỗ đen” có thể nhấn chìm bất kỳ nhà đầu tư kinh nghiệm sắc sảo nào của Phố Wall hay của sàn giao dịch hàng hóa ở London.

Một quan chức PBOC (dấu tên) đã chia sẻ với phóng viên của NTDVN rằng ngay cả PBOC cũng không xác định được quy mô của các khoản nợ địa phương. Theo ông, nợ chính quyền địa phương tại Trung Quốc chính là một lỗ đen lớn. PBOC mới chỉ nhận thức vấn đề này trong một vài năm gần đây và cố gắng ra các chính sách để ngăn chặn rủi ro từ khối nợ thiếu kiểm soát này.

Nếu thị trường repo của Trung Quốc giống Mỹ hơn, các nhà quản lý sẽ gặp khó khăn hơn trong việc ngăn chặn Sealand gây ra một cuộc khủng hoảng, như cuộc khủng hoảng gây ra bởi sự thất bại của Lehman Brothers.

Vụ bê bối Sealand Securities năm 2016 là đáng chú ý. Sealand đã làm rung chuyển thị trường trái phiếu Trung Quốc bằng cách từ chối chấp nhận các thỏa thuận repo mà nhân viên của mình đã giả mạo. Các nhà quản lý Trung Quốc buộc các đối tác của Sealand phải đồng ý chia sẻ thiệt hại. Điều này bao gồm bán tháo thị trường trái phiếu.

Khi ấy, các đối tác của Sealand sẽ được yêu cầu theo cách hợp pháp để thanh lý các trái phiếu mà họ đang nắm giữ làm tài sản thế chấp. Việc bán tháo sẽ xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng khác và lan rộng thông qua việc tái sử dụng tài sản thế chấp trái phiếu. Các phương tiện đầu tư sẽ phải bán trái phiếu để có thể đáp ứng áp lực mua lại thông qua vay repo liên ngân hàng.

Thay vào đó, thị trường trái phiếu Trung Quốc được thiết kế để cho phép giao dịch biến động mà không bị bán tháo. Các cơ quan quản lý ở đây đã học được điều này từ đợt siết chặt thanh khoản liên ngân hàng vào tháng 6/2013.

Trung Quốc có khả năng dẫm vào vết xe đổ của châu Âu những năm 1990, được gọi là Vụ nổ lớn, khi các bộ trưởng tài chính ở Anh và Đức bị quyến rũ bởi những lời hứa về tính thanh khoản theo mô hình Hoa Kỳ. Nhưng thất bại năm 2008 của Lehman đã cho thấy “nghịch lý thanh khoản” của các thị trường kiểu Mỹ - vốn biến mất khi cần thiết nhất. Quy định ban hành đã hầu như không thể giải quyết vấn đề này sau khi khủng hoảng nổ ra.

Các quốc gia mới nổi có một điều khác phải lo lắng: việc áp dụng mô hình của Mỹ sẽ buộc họ tiến gần hơn vào chu kỳ toàn cầu vốn, di chuyển tiền của các tổ chức trên khắp thế giới để phản ứng với chính sách tiền tệ của Mỹ. Việc thay đổi thị trường trái phiếu theo Hoa Kỳ sẽ dẫn đến dòng chảy danh mục đầu tư thay đổi mà không có quyền tự chủ về chính sách tiền tệ. Bóng ma của các cuộc khủng hoảng tiền tệ kiểu châu Á sẽ trở lại.

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng nếu phát triển thị trường trái phiếu theo kiểu của Mỹ