Trung Quốc nhập khẩu gỗ ồ ạt, ngành lâm nghiệp toàn cầu cạn kiệt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà sản xuất gỗ của Pháp tuyên bố “ngành công nghiệp xưởng cưa đang gặp nguy hiểm sinh tồn” trước hành vi cướp bóc chiến lược của Trung Quốc. Rất nhiều xưởng cưa của Pháp phải đóng cửa vì chảy máu nguyên liệu gỗ tròn sang Trung Quốc. New Zealand và Nga cũng phải đối mặt với các vấn đề tương tự.

Những năm gần đây, việc Trung Quốc đẩy mạnh thu mua nguyên liệu gỗ tròn đã gây ra cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nhiều nước. Các nhà sản xuất gỗ của Pháp đã đưa ra một bản kiến ​​nghị kêu gọi EU hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu.

Bản kiến nghị “Ngừng xuất khẩu gỗ tròn” do các nhà sản xuất gỗ của Pháp có đoạn: “Đã đến lúc phải thức tỉnh trước thực tế rằng các xưởng cưa của châu Âu sẽ phải đóng cửa và thanh lý nếu chúng ta không làm gì để ngăn chặn tình trạng ‘xuất huyết’ đang diễn ra trước mắt”.

“Cuộc khủng hoảng nguồn cung gỗ tròn đang đe dọa các ngành hạ nguồn như công nghiệp, thủ công, xây dựng và hậu cần, vốn phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài châu Âu do thiếu nguyên liệu thô”.

Các nhà sản xuất gỗ của Pháp cho biết thêm trong đơn kiến ​​nghị: “Hàng chuyến tàu chở đầy gỗ tròn với chất lượng khác nhau… thậm chí là gỗ công nghiệp làm tấm và giấy đang rời đi”.

Một bức ảnh chụp một chiếc xe tải với dòng chữ "VẬN CHUYỂN TRUNG QUỐC" được đăng trên trang tiếng Anh của trang web thỉnh nguyện, điều này có thể cho thấy rằng ĐCSTQ là mối quan tâm chính.

Trong vòng chưa đầy một tháng, hơn 13.000 công ty, bao gồm 600 công ty ở Ba Lan và 200 công ty ở Đức, đã ký vào bản kiến ​​nghị.

Pháp: Hành vi mua hàng loạt của Trung Quốc là một cuộc cướp bóc chiến lược

Theo Liên đoàn Gỗ Quốc gia của Pháp, từ tháng 1 đến 5/2021, Trung Quốc nhập khẩu hơn 205.810 tấn gỗ sồi Pháp và hơn 303.600 tấn gỗ tròn, tăng lần lượt 42% và 66% so với cùng kỳ năm 2020, và hơn 80% xuất khẩu gỗ tròn trong nước trong vòng 5 tháng là từ các khu rừng tư nhân của Pháp.

Ngay từ năm 2018, các cuộc thảo luận đã bắt đầu lan truyền ở Pháp về việc Trung Quốc ồ ạt mua gỗ sồi. Khoảng 20% ​​gỗ sồi sản xuất tại Pháp được xuất khẩu sang Trung Quốc, các xưởng cưa địa phương phải đóng cửa vì khan hiếm nguồn nguyên liệu, đe dọa đến 26.000 việc làm của ngành chế biến gỗ địa phương, trang France24 đưa tin vào tháng 07/2018.

Ông Shawn Lin, người đã làm việc trong ngành vận tải quốc tế - bao gồm vận chuyển gỗ - hơn 10 năm, nói với The Epoch Times rằng: “Một cây phải mất 20-30 năm để phát triển thành gỗ, thậm chí nhiều hơn, nhưng chỉ mất vài phút để cắt nó xuống, nên việc khai thác gỗ không tạo ra nhiều lợi nhuận”.

“Chỉ có chế biến gỗ mới tạo ra lợi nhuận, chế biến càng sâu thì lợi nhuận càng cao. Ngành công nghiệp xưởng cưa là một phần của ngành công nghiệp chế biến, mặc dù nó là chế biến sơ cấp”.

Ông nói tiếp: “Nếu ĐCSTQ mua gỗ tròn, điều đó có nghĩa là toàn bộ ngành công nghiệp chế biến sẽ bị đưa sang Trung Quốc, và công nhân địa phương không còn việc làm nữa”.

Các nhà sản xuất gỗ của Pháp cảnh báo rằng việc mua ồ ạt của ĐCSTQ là một chiến lược cướp bóc và phá hủy tài nguyên. Bản kiến ​​nghị nói: “Sự sai lệch về kinh tế và sinh thái này phải chấm dứt ngay bây giờ”.

Theo bản kiến ​​nghị, các nhà sản xuất gỗ của Pháp đang lo lắng rằng ngành công nghiệp xưởng cưa đang gặp "nguy hiểm sinh tồn”. Nhưng “các Quốc gia Thành viên và đại diện của các tổ chức châu Âu đã để cho hoạt động buôn bán độc hại này diễn ra trong 10 năm. Bây giờ chúng tôi đang ở trên rìa của vách đá”.

Bản kiến nghị đã đặt ra câu hỏi: "Có phải chúng ta không học được gì từ màn diễn khẩu trang COVID và vaccine?".

Họ đang đề cập đến virus viêm phổi Vũ Hán và dịch bệnh đang bùng nổ trên khắp thế giới. ĐCSTQ đã tấn công thế giới bằng việc tạo ra cuộc khủng hoảng nguồn cung toàn cầu cho phòng chống dịch bệnh như khẩu trang bảo hộ và quần áo y tế. Tờ New York Times đưa tin, theo số liệu của hải quan Trung Quốc, 2 tỷ khẩu trang đã được nhập khẩu trong 5 tuần kể từ tháng 1 năm ngoái - tương đương với 2 tháng rưỡi sản xuất toàn cầu - và khoảng 400 triệu bộ thiết bị bảo hộ khác, chẳng hạn như kính y tế và quần áo bảo hộ.

Theo phương tiện truyền thông Renmin của ĐCSTQ, ngay từ năm 2017, Cục Quản lý Lâm nghiệp Trung Quốc đã xác nhận phương pháp tiếp cận ba giai đoạn nhằm chấm dứt hoàn toàn hoạt động khai thác rừng tự nhiên vì mục đích thương mại, bao gồm các khu vực rừng thuộc sở hữu nhà nước như huyện Nội Mông và tỉnh Cát Lâm.

Theo một bài báo hôm 22/10/2012 được công bố trên trang web chính thức của Diễn đàn Lịch sử Kinh tế Trung Quốc, chính sách của Trung Quốc về nguyên liệu là “đưa cả hai đầu ra bên ngoài, cả đầu vào và đầu ra đều phải lớn”, có nghĩa là “tìm kiếm nguyên liệu thô và thị trường tiêu thụ bên ngoài nước và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp chế biến với mục tiêu xuất khẩu để tạo ra ngoại hối”.

Hôm 24/07, Thủ tướng Pháp Jean Castex đã công bố cứu trợ thêm 100 triệu Euro cho ngành công nghiệp gỗ với kỳ vọng giảm bớt khó khăn về nguồn cung.

Việc xuất khẩu gỗ tròn ồ ạt có khả năng ảnh hưởng nhiều hơn đến các xưởng cưa và Pháp. Ví dụ, giá thùng gỗ sồi nhập khẩu vào Úc từ Pháp đã tăng vọt lên khoảng 1.530 USD do nguồn cung gỗ sồi thô của Pháp hạn chế. Ngoài ra, một số nhà máy rượu vang hàng đầu ở California và Chile cũng sẽ bị ảnh hưởng, trang web The Drinks Business cho biết hôm 16/08.

Các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng của New Zealand đang gặp khủng hoảng về nguồn cung gỗ

Theo số liệu của Bộ Công nghiệp New Zealand, lâm nghiệp là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba, thu về hơn 6,7 tỷ USD mỗi năm.

Phần lớn xuất khẩu gỗ của New Zealand là gỗ tròn thô, 70% đến 80% trong số đó xuất sang Trung Quốc. Từ năm 2008 đến 2021, các lô hàng gỗ tròn của New Zealand đến Trung Quốc đã tăng từ 1 triệu tấn mỗi năm lên khoảng 20 triệu tấn, trang báo địa phương Stuff của New Zealand đưa tin vào tháng 3.

Ông David Turner, giám đốc điều hành của Sequal - một nhà máy chế biến gỗ ở Kawerau, New Zealand - nói với Stuff rằng việc xuất khẩu lớn gỗ tròn sang Trung Quốc đang phải trả giá bằng ngành công nghiệp chế biến gỗ của New Zealand.

Ông Turner nói: “Quá nhiều khúc gỗ thô đã xuất đến Trung Quốc trước khi chúng ta biến chúng thành thứ gì đó có giá trị hơn. Đây là vi phạm trách nhiệm của chúng ta đối với thế hệ tương lai”.

Ngành xây dựng nội địa của New Zealand gần đây cũng chứng kiến ​​sự thiếu hụt nguyên liệu gỗ. Vào tháng 8, Bộ trưởng Xây dựng Poto Williams từng cân nhắc việc hạn chế xuất khẩu gỗ để bảo vệ nguồn cung trong nước.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Williams sau đó nói rằng chính phủ sẽ không can thiệp vào xuất khẩu gỗ. Theo Stuff trong một bài báo hôm 06/08, bà cho biết bà đã nhận được đề xuất rằng một số nhà cung cấp sẽ tăng sản lượng gỗ xẻ và giảm xuất khẩu trong 6 tháng tới.

Nga áp thuế đối với gỗ xuất khẩu như một biện pháp bảo vệ

Các nhà phê bình ở Nga cáo buộc chính phủ bán quyền khai thác gỗ cho các công ty Trung Quốc với giá rẻ, đe dọa sự phát triển kinh tế của đất nước. Những người này cũng cảnh báo rằng Trung Quốc đang bảo vệ đất rừng của chính mình trong khi nước này đang phá rừng ở các nước Nam Mỹ, Châu Phi, và Đông Nam Á.

Năm 2018, một bản kiến ​​nghị lên Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi cấm xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc và đã được hơn 520.000 người ký tên.

Nga đang áp thuế xuất khẩu đối với gỗ chưa qua chế biến và sẽ cấm xuất khẩu gỗ mềm và gỗ tròn giá trị cao từ năm 2022 trở đi. Hôm 21/05, Chính phủ Nga đã quyết định đánh thuế xuất khẩu lên tới 10% đối với việc bán một số loại gỗ của Nga. Hôm 01/07, thuế xuất khẩu đã được áp dụng đối với gỗ chưa chế biến có độ ẩm vượt quá 22%.

Forest Economic Advisors báo cáo: đó là để “hạn chế xuất khẩu các sản phẩm gỗ thô chưa qua chế biến, cũng như giữ giá bán ở thị trường nội địa… kích thích hoạt động kinh tế bổ sung ở Nga, và giúp giảm thiểu khai thác gỗ bất hợp pháp”.

Trung Quốc, với tư cách là nhà nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới, cũng nhập khẩu nguyên liệu thô từ Châu Mỹ Latinh, lưu vực Congo ở Châu Phi, và Đông Nam Á. Cơ quan Điều tra Môi trường cho biết: “Quy mô khổng lồ trong việc tìm nguồn cung ứng của Trung Quốc… cho thấy một phần đáng kể gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu của nước này đã bị khai thác bất hợp pháp”.

Lê Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc nhập khẩu gỗ ồ ạt, ngành lâm nghiệp toàn cầu cạn kiệt