Trung Quốc: ‘Người dân có thể bỏ phiếu dựa trên túi tiền, nhưng họ sẽ nổi dậy với cái bụng đói’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đây không phải là một năm tốt đẹp đối với Trung Quốc, thiên tai nhân họa, dịch bệnh, lũ lụt, nền kinh tế suy giảm… Đã đến lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của ông Tập cần thực sự lo lắng, khi mà “người dân có thể bỏ phiếu bầu dựa trên túi tiền, nhưng thông thường, họ sẽ nổi dậy với cái bụng đói”.

Nền kinh tế Trung Quốc bị suy giảm 6,8% trong quý I/2020, sau đó là mức phục hồi thấp 3,2% trong quý II/2020. Quan hệ với Hoa Kỳ vẫn căng thẳng và phức tạp. Trên hết, mưa lớn đã gây ra lũ lụt lớn, khiến quét sạch hàng tỷ USD giá trị vật chất ở Trung Quốc, cuốn trôi các nhà máy, nhà cửa và đất nông nghiệp trong một cơn thủy triều tàn phá.

Cuối cùng, và là quan trọng hơn hết, trong khi Trung Quốc cần nuôi sống số dân chiếm hơn 20% dân số thế giới, nước này có hơn 12% diện tích đất canh tác (theo Ngân hàng Thế giới); nhưng mưa lớn và lũ lụt tồi tệ, thêm vào đó là sự trỗi dậy của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ở một số vùng phía nam Trung Quốc, và câu hỏi về an ninh lương thực là những điều đáng báo động.

Thậm chí, vào tháng 8/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra một sáng kiến ​​chống lãng phí thực phẩm ở Trung Quốc, như một "giải pháp nửa vời".

Khi một triều đại kết thúc, thường là do trật tự cũ trở nên thối nát

Lương thực, dân số lớn và quản trị tốt được xây dựng trong lịch sử của Trung Quốc. Thật vậy, khi một chu kỳ triều đại kết thúc, thường là do trật tự cũ trở nên thối nát, không duy trì được cơ sở hạ tầng quan trọng như kênh mương và thủy lợi, và cuối cùng không thể giữ trật tự công cộng hoặc bảo vệ biên cương.

Nền kinh tế cuối cùng thất bại cũng sẽ bất lợi cho triều đại. Nạn đói, cướp bóc và những kẻ nổi loạn làm tăng thêm cảnh khốn cùng, làm xói mòn Thiên mệnh của vương triều cũ. Từ sự hỗn loạn, một nhà lãnh đạo mới xuất hiện, sửa chữa lại những sai trái của chế độ cũ và phát triển vương triều tiếp theo. Như thế chu kỳ thịnh suy cứ tiếp diễn.

ĐCSTQ không lạ gì nạn đói. Bước tiến vĩ đại “Đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông (1959-1960) đặt ra mục tiêu công nghiệp hóa nhanh chóng cho Trung Quốc, nhưng thay vào đó lại đẩy đất nước này vào cuộc biến động ý thức hệ, góp phần làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp.

Khi bước vào thời kỳ "ba năm thiên tai", chúng tôi phải đối mặt với nạn đói lớn, và đã chết đói rất nhiều. (Ảnh: internet)
Khi bước vào thời kỳ "ba năm thiên tai", chúng tôi phải đối mặt với nạn đói lớn, và đã chết đói rất nhiều. (Ảnh: internet)

Những kẻ mù quáng về tư tưởng của Mao, và hầu hết đảng viên sợ hãi đến nỗi không dám nói ra sự thật về sự thất bại khủng khiếp trong các chiến dịch này, vốn đã đẩy người dân vào cái gọi là “Nạn đói lớn” (1959-1961), được cho là đã giết chết hàng triệu người (có thể lên đến 55 triệu người).

Chỉ sau thời Mao một thời gian ngắn, người dân Trung Quốc mới có thể tự nuôi sống mình, được khuyến khích sản xuất lương thực. Liệu bây giờ Trung Quốc có gặp phải tình trạng tương tự?

Có lẽ là không, nhưng ông Tập không thích những quan điểm bất đồng. Điều này đã tạo ra một hệ thống từ trên xuống dưới, khiến các tác nhân ở dưới cùng của “kim tự tháp quyền lực” khó có thể tránh khỏi bi kịch.

ĐCSTQ cố gắng ‘chuyển hướng sự chú ý’ khỏi vấn đề mất an ninh lương thực

Sự bùng nổ của dịch viêm phổi ở Vũ Hán có tất cả các dấu hiệu của điều này: Các nhà lãnh đạo địa phương tìm cách giải quyết một vấn đề vượt quá khả năng của họ và đã triệt tiêu thông tin, đè bẹp mọi cuộc tranh luận về các giải pháp, và trì hoãn thời điểm mà các tin tức quan trọng nên được công bố.

Phạm vi của vấn đề an ninh lương thực mà Trung Quốc phải đối mặt rất phức tạp và liên quan đến một số yếu tố. Mặc dù Trung Quốc có lượng dự trữ ngô, gạo và lúa mì đáng kể, nhưng nước này vẫn phụ thuộc vào đậu tương nhập khẩu và thiếu thịt lợn, một loại lương thực truyền thống.

Người bán rau trước một rào chắn tạm được xây dựng để kiểm soát ra vào một khu dân cư vào ngày 17 tháng 4 năm 2020 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc (Ảnh của Getty Images)
Người bán rau trước một rào chắn tạm được xây dựng để kiểm soát ra vào một khu dân cư vào ngày 17 tháng 4 năm 2020 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc (Ảnh của Getty Images)

Bệnh dịch tả lợn châu Phi đã buộc Trung Quốc phải tiêu hủy đàn lợn lớn vào năm 2019 và lũ lụt năm 2020 đã làm tổn hại đến nỗ lực xây dựng lại đàn. Ngoài ra, trong khi Trung Quốc đã đa dạng hóa nguồn đậu nành, nước này vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu (bao gồm nhập khẩu từ các nhà sản xuất ở Brazil và Argentina).

Chính sách ngoại giao “chiến binh sói” hiếu chiến của Trung Quốc, thể hiện qua các động thái gây hấn của Bắc Kinh dọc biên giới Ấn Độ, Biển Đông, cũng như mối quan hệ chặt chẽ với ba trong số các nhà cung cấp thực phẩm quan trọng nhất (Úc, Mỹ và Canada). Những điều này có thể là một phần trong nỗ lực “chuyển hướng sự chú ý” khỏi các vấn đề trong nước như mất an ninh lương thực.

Đây là một chiến thuật được Mao sử dụng vào năm 1962 sau hậu quả của “Nạn đói lớn”, để chuyển sự chú ý từ những rắc rối trong nước sang biên giới.

Trong khi việc Trung Quốc liên tục tấn công biên giới Ấn Độ đã thu hút sự chú ý, thì quyết định ngày 26/8 nhằm bắn 4 tên lửa đạn đạo - được mệnh danh là "sát thủ hàng không mẫu hạm” hay “sát thủ đảo Guam” - từ Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với Mỹ; nhưng điều này cũng phù hợp với một mô hình lâu dài được Mao sử dụng, để khơi dậy những rắc rối bên ngoài đất nước trong khi đối phó với những thách thức bên trong.

Thiên tai nhân họa đe dọa Trung Quốc

Lũ lụt ở lưu vực sông Dương Tử, nguồn cung cấp phần lớn lúa gạo của Trung Quốc, đã ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông vận tải, và khiến một lượng lớn đất ngập dưới nước.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc đã tăng 22,7% (lên 74,51 triệu tấn) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu lúa mì và ngô trong cùng kỳ tăng đáng kể. Tầm quan trọng của nhập khẩu ngũ cốc có thể sẽ kéo dài trong năm.

Sản xuất lương thực của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi côn trùng. Theo Cục Nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, vào tháng Sáu, sự xâm nhập dữ dội của nạn sâu keo đã khiến các cây ngô của Trung Quốc bị thiệt hại.

Hình ảnh ngày 28/7/2019, một người đàn ông ở Yemen đứng trên mái nhà để bắt châu chấu (Ảnh: MOHAMMED HUWAIS / AFP via Getty Images)
Hình ảnh ngày 28/7/2019, một người đàn ông ở Yemen đứng trên mái nhà để bắt châu chấu (Ảnh: MOHAMMED HUWAIS / AFP via Getty Images)

Vành đai kinh tế sông Dương Tử vừa là thế mạnh của Trung Quốc vừa là điểm yếu. Khu vực này là nơi sinh sống của hơn 40% dân số Trung Quốc (khoảng 600 triệu người) và chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu và 45% GDP, theo China Water Risk. Như Anjani Trivedi của Bloomberg đã lưu ý: “Về bản chất, khu vực này có thể là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới”.

Tuy nhiên, dân số gia tăng và đô thị hóa quá mức khiến khu vực này sẽ ngày càng bị đe dọa bởi lũ lụt. Nhiều khả năng biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh lũ lụt.

Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng tốc lên 2,7% trong tháng 7/2020, từ 2,5% trong tháng 6/2020, do giá thực phẩm tăng. Áp lực này đến từ các vấn đề từ phía cung, đặc biệt thể hiện rõ ở giá thịt lợn và trứng. Được gọi là “lợn bay” và “trứng phi mã”, đây là hai loại thực phẩm nhạy cảm về mặt xã hội, khiến chính phủ Trung Quốc luôn phải lo lắng.

Cũng có khả năng ông Tập sắp tiến hành một cuộc thanh trừng nội bộ mới, với dự đoán bối cảnh kinh tế khó khăn hơn ở phía trước, cũng như ngăn chặn sự bất đồng quan điểm ngày càng tăng trong nội bộ về các chính sách của ông. Thật vậy, người ta nói về một chiến dịch cải chính, một chiến thuật được Mao sử dụng để thanh trừng kẻ thù nội bộ.

Bất chấp triển vọng ngắn hạn ảm đạm, Trung Quốc sẽ chưa rơi vào nạn đói; ít nhất là không phải bây giờ. Các nhà chức trách Trung Quốc nhận thức sâu sắc về các diễn biến lịch sử và không muốn đánh mất Thiên mệnh của họ.

Vào ngày 17/8/2020, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã lưu ý rằng “không cần phải lo lắng” khi đất nước có đủ lương thực. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng trừ khi các cải cách nông nghiệp lớn được thực hiện, Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng “thiếu lương thực” vào năm 2025.

‘Lợn bay’ và ‘trứng phi mã’

Động lực đằng sau điều này là dân số già và sự di chuyển dân số liên tục đến các thành phố dẫn đến lực lượng lao động nông thôn ngày càng giảm. Điều này đưa chúng ta trở lại phong trào “đĩa sạch” của ông Tập. Lý do đằng sau "sáng kiến ​nửa vời" ​của ông Tập gắn liền với nhu cầu tiết kiệm hơn trong việc sử dụng thực phẩm.

Nói một cách đơn giản, Trung Quốc càng phải nhập khẩu lương thực nhiều thì càng phụ thuộc vào các nước khác. Nếu thực phẩm được vũ khí hóa, việc Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu lương thực có thể làm giảm khả năng theo đuổi các chính sách nhất định, chẳng hạn như các động thái củng cố vị thế ở Biển Đông và kiểm soát Hong Kong. Nó cũng có thể gây áp lực lên giá lương thực, một thứ mà ĐCSTQ rất nhạy cảm, khi coi đây là một trong những yếu tố giúp châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Một khách hàng đeo khẩu trang mua thịt lợn tại một khu chợ ở Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 17 tháng 4 năm 2020 (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)
Một khách hàng đeo khẩu trang mua thịt lợn tại một khu chợ ở Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 17 tháng 4 năm 2020 (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)

Chính phủ Trung Quốc đang thông qua việc trừng phạt người dân vì ăn quá nhiều và chỉ trích xu hướng ăn uống vô độ, để bảo tồn nguồn lương thực dự trữ, khiến người dân Trung Quốc nghĩ về thực phẩm như một mặt hàng quý giá và cố gắng dự trữ thực phẩm.

Một trong những lời hứa chính của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc là lương thực dồi dào. Bây giờ tình hình đang báo hiệu rằng thực phẩm có thể là một vấn đề trong tương lai.

Joshua Keating của Slate đã nhận xét: “Người dân có thể bỏ phiếu bầu dựa trên túi tiền, nhưng thông thường, họ sẽ nổi dậy với cái bụng đói”.

ĐCSTQ và ông Tập nên thực sự lo lắng. Khi tham vọng toàn cầu của Trung Quốc đang có nguy cơ tan vỡ, kèm theo lũ lụt nghiêm trọng, đô thị hóa quá mức và dân số già hội tụ, thì Thiên mệnh của ĐCSTQ đang đối mặt với những thách thức mới.

Tác giả: Scott B. MacDonald là Nhà kinh tế trưởng tại Smith's Research and Gradings. Ông cũng là Nghiên cứu viên tại Global American và là Cộng sự cấp cao (không thường trú) tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế ở Washington, DC. Ông đã viết nhiều về các vấn đề kinh tế vĩ mô và rủi ro địa chính trị toàn cầu.

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: ‘Người dân có thể bỏ phiếu dựa trên túi tiền, nhưng họ sẽ nổi dậy với cái bụng đói’