Trung Quốc đè bẹp Jack Ma, kế tiếp là các đối thủ của Ant. Ai là người chiến thắng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tập đoàn Ant đã mất 70 tỷ USD kể từ đợt IPO bất thành sau khi Jack Ma [được cho là] có phát biểu làm phật lòng ông Tập. Các công ty từng là đối thủ của Ant trên thị trường công nghệ tài chính là các nạn nhân kế tiếp, hiện đang rất lao đao trước áp lực của Bắc Kinh. Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (eCNY) cũng là công cụ trong mẻ lưới đánh bắt Fintech tư nhân này. Vậy ai là kẻ chiến thắng cuối cùng trong cuộc chơi này?

Đã tám tháng kể từ khi Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, CEO nổi tiếng nhất Trung Quốc, biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng, tập đoàn công nghệ tài chính sở hữu bởi Jack Ma mất khoảng 70 tỷ USD, một con số được ước tính thận trọng bởi Bloomberg. Tức là, tổn thất thực tế có thể cao hơn nhiều so với ước tính cẩn trọng này.

Chiếm quyền kiểm soát

Jack Ma biến mất khỏi công chúng suốt 8 tháng qua, tập đoàn của ông bị trừng phạt nặng nề sau những tuyên bố thẳng thắn và công khai chống lại Bắc Kinh của vị tỷ phú từng được yêu thích nhất Trung Quốc. Giá trị của Tập đoàn Ant giảm mạnh không phải vì mô hình kinh doanh của nó có vấn đề hay nó gây ra rủi ro tài chính cho Bắc Kinh, mà đơn giản vì các mâu thuẫn tư tưởng giữa chủ thể kinh tế tư nhân và chủ thể quyền lực của ĐCSTQ. Nhưng xa hơn, đó chính là chiến lược "nuôi béo để thịt" mà ĐCSTQ rất thành thục trong 70 năm tồn tại của mình.

Jack Ma buộc phải tách Ant Group ra khỏi Alibaba Group Holding Ltd. Việc xé nhỏ Alibaba ra giống như chiêu bài "chia để trị" của Bắc Kinh với những quyền lực mới, ngoài sự kiểm soát của Bắc Kinh trong nhiều thập kỷ.

Không chỉ vậy, một nguồn tin gần gũi (giấu tên) của Bloomberg cho biết một Ban 'giám sát' được thành lập từ các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu Trung Quốc, chỉ để theo dõi hoạt động 'tái cấu trúc' này của Ant Group. Giám đốc điều hành Ant Group là Eric Jing và nhân viên của Ant phải báo cáo tiến độ 'tái cấu trúc' này với ban giám sát theo chỉ lệnh. Mọi sáng kiến, mọi hoạt động của Ant phải được các quan chức kiểm tra và thông qua. Các nhà chức trách Bắc Kinh cũng đã thảo luận về việc cài đặt một đại diện chính phủ vào hàng ngũ điều hành cấp cao của Ant để theo dõi công ty. Cách làm này giống như việc một bộ chủ quản của Việt Nam bổ nhiệm cán bộ của họ vào Hội đồng quản trị hoặc vị trí CEO của một doanh nghiệp nhà nước vậy.

Hành vi này thực chất là nuôi béo để thịt, một dạng 'quốc hữu hóa' toàn bộ tài sản trí tuệ, mô hình quản trị, kinh doanh và tiền bạc của gã khổng lồ công nghệ tư nhân này. Bloomberg Intelligence dự báo hoạt động cho vay trực tuyến của Ant Group sẽ giảm 23% trong vòng 5 năm

Điều mà các nhà quản lý Bắc Kinh đang thực hiện với Jack Ma cũng đang được tiến hành từng bước như thế với Tencent Holdings Ltd., JD.com Inc., chủ sở hữu TikTok ByteDance Ltd. và gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing.

Hơn một chục công ty công nghệ đã được thông báo rằng họ cần phải cơ cấu lại các bộ phận tài chính của mình thành các thực thể giống ngân hàng và được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) giám sát. Tất cả mọi thứ từ cách mà dữ liệu người tiêu dùng được thu thập và sử dụng, cách các khoản vay được thực hiện, danh sách người vay, đều đang được giám sát chặt chẽ, cũng như danh sách đầu tư ở nước ngoài hay cấu trúc sở hữu.

Theo số liệu của Bloomberg, Tencent và Ant chiếm tới 94,6% thị phần thanh toán di động của Trung Quốc. Với động lực này, Ant và Tencent hướng tới các dịch vụ tài chính lớn hơn như cho vay và quản lý quỹ. Tuy nhiên, dự định này không thành khi PBOC yêu cầu các hãng này phải cắt đứt "các liên kết không phù hợp". Với thanh toán di động, Bắc Kinh chưa hoàn toàn chiếm hữu hoạt động kinh doanh này của hai ông lớn, họ mới chỉ sử dụng toàn bộ dữ liệu khách hàng (một con số khổng lồ) và điều hướng các giao dịch này để đảm bảo quyền kiểm soát của nhà nước.

Nguồn: iresearch, Bloomberg

Theo nhà phân tích Francis Chan của Bloomberg Intelligence, Ant hiện được định giá ở mức từ 29 tỷ đến 115 tỷ USD. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 320 tỷ USD mà nó dự kiến ​​sẽ thu được vào năm ngoái. Cổ phiếu của Alibaba, công ty sở hữu khoảng 1/3 Ant, đã giảm gần 30% kể từ đầu tháng 11.

Vào tháng Ba, Bloomberg News đưa tin rằng Tencent cho biết họ sẽ phải chuyển hoạt động kinh doanh tài chính của mình thành một công ty mẹ, được giám sát bởi PBOC. Trong ngày công bố đó, Tencent mất luôn 37 tỷ USD giá thị trường. Hai tháng sau, truyền thông địa phương đưa tin rằng các cơ quan quản lý đã kêu gọi Tencent thực hiện tái cấu trúc.

'Tái cấu trúc' là một cụm từ được ĐCSTQ dành cho các trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, cần tái kiểm soát, tái cơ cấu sở hữu. Các tập đoàn nhà nước lớn bị phá sản, bị điều tra (ví như như Huarong, Tâp đoàn Đại học Bắc Kinh...) đều được Bắc Kinh sử dụng cụm từ 'tái cấu trúc' để giải thích cho các nhà đầu từ trong và ngoài nước. Nội dung tái cấu trúc như thế nào, luôn là một bí mật quốc gia.

Ai là kẻ chiến thắng cuối cùng?

Trong khi Fintech (các sản phẩm tài chính công nghệ) của các công ty công nghệ tư nhân bị Bắc Kinh kìm hãm, kiểm soát thì miếng bánh Fintech được các ngân hàng thương mại có nhà nước hậu thuẫn (NHTMNN) tăng cường đầu tư và chia nhau.

Năm ngoái, các NHTMNN đã đầu tư chung một khoản tiền kỷ lục 31 tỷ đô la vào fintech. Tại Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng lớn nhất thế giới về tài sản, chi đầu tư cho Fintech đã tăng 40%. ICBC đã thuê 800 người trong lĩnh vực công nghệ, nâng tổng số lao động của mình trong lĩnh vực đó lên 35.400. Ứng dụng ngân hàng của ICBC ngày càng bắt chước Alipay, bao gồm các tùy chọn du lịch, giải trí và ăn uống, với một loạt các dịch vụ tài chính cho 416 triệu người dùng.

Miếng bánh Fintech của khu vực tư nhân đang phải trao trả lại cho khu vực nhà nước (Nguồn: Bloomberg)

Cổ phiếu của Ngân hàng Thương nhân Trung Quốc (CBM), con chim đầu đàn của ngân hàng bán lẻ Trung Quốc, đã tăng gần 60% kể từ khi IPO của Ant bị đình chỉ. Ant được yêu cầu thu hẹp quỹ thị trường tiền tệ, từng là quỹ lớn nhất thế giới. Ngay sau khi Ant buộc phải thu hẹp mảng kinh doanh này, CBM đã mở rộng bán các sản phẩm đầu tư tài chính, vốn trước chỉ dành cho người giàu, đến khách hàng đại chúng với số tiền đầu tư ít nhất là 100.000 CNY. Tài sản bán lẻ do công ty quản lý đã tăng kỷ lục 650 tỷ CNY trong quý đầu tiên, lên 9,6 nghìn tỷ CNY.

Các ngân hàng truyền thống ở Trung Quốc từ lâu đã phải vật lộn để tăng quy mô khách hàng không có tài sản thế chấp hoặc lịch sử tín dụng. Các nền tảng như Ant đã giúp cách mạng hóa hoạt động cho vay bằng cách thu thập hàng loạt dữ liệu mới từ hệ thống thanh toán, phương tiện truyền thông xã hội và các nguồn khác của họ để đánh giá mức độ tín nhiệm. Ngay cả khi các nhà quản lý ra lệnh cho 13 nền tảng hàng đầu phải kiềm chế hoạt động tài chính của họ, họ cũng thừa nhận vai trò quan trọng của fintech trong việc cải thiện hiệu quả và khả năng tiếp cận cũng như giảm chi phí giao dịch.

eCNY ra đời cũng để phục vụ chiến lược kiểm soát này

Vai trò thu thập dữ liệu của eCNY, thể hiện trong việc thành lập NetsUnion năm 2017. Tóm lại là với NetsUnion, mọi công ty tư nhân Fintech, phi tài chính như Ant Group, Tencent… cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, cho vay điện tử với bên thứ ba, đều phải nằm dưới sự quản lý của NetsUnion do PBoC thành lập.

Khi Alipay và WeChat Pay ra đời, họ đã chuyển hàng nghìn tỷ NDT trong các khoản thanh toán hàng quý từ các ngân hàng và vào ví thuộc sở hữu tư nhân. Sáng kiến ​​của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nhằm tạo ra eCNY chỉ là thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc khẳng định quyền làm chủ đối với tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong biên giới của mình.

Thời điểm AliPay được thành lập vào năm 2003, người Trung Quốc trên toàn cầu đang phải xếp hàng hàng tháng tại ngân hàng để thanh toán các khoản hóa đơn hoặc rút tiền mặt. Những người giàu đã cử tài xế và phụ xe đến xếp hàng. Không có séc cá nhân, không có thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, họ buộc phải xuất trình trực tiếp. Máy ATM mãi tận năm 2000 mới xuất hiện. Đến năm 2004, 1% người Trung Quốc có thẻ tín dụng. Tiền mặt mang theo là lựa chọn duy nhất.

AliPay và WeChat Pay bắt đầu thành công phần lớn là do sự thâm nhập của điện thoại thông minh và do các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước không thực hiện bất kỳ bước nào hướng tới sự thuận tiện cho khách hàng ngoài việc xây dựng thêm chi nhánh. Vào thời điểm đó, Mỹ và người tiêu dùng châu u đã bỏ tiền mặt từ lâu. Thế giới không chuyển đổi sang Apple Pay hoặc Google Pay không phải vì những hệ thống này thiếu tính đổi mới mà vì không ai thấy nó cần thiết. Và đó là lý do tại sao các hệ thống thanh toán điện tử phổ biến của Trung Quốc không đạt được sức hút ở các nền kinh tế trưởng đã phát triển mà chỉ phát triển rầm rộ ở Trung Quốc mà thôi.
Người Trung Quốc bỏ chạy khỏi ngân hàng rất nhanh khi họ có giải pháp thay thế, bởi vì các ngân hàng Trung Quốc thực sự rất kinh khủng: cung cấp sự kết hợp giữa lợi nhuận dưới giá thị trường; giờ làm việc bất tiện; các giao dịch viên và quản lý ngân hàng trơ tráo, khinh thường khách hàng; thậm chí những giao dịch thông thường nhất cũng cần phải chờ đợi rất lâu tại nhiều cửa sổ giao dịch khác nhau, bởi vì các giao dịch viên làm việc dưới sự giám sát của camera, sau khi nhập thông tin vào máy tính, họ phải đợi phê duyệt từ một giám thị vô hình trong một căn phòng từ xa.

JPG1.jpg
Sáng kiến ​​của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nhằm tạo ra eCNY chỉ là thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc khẳng định quyền làm chủ đối với tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong biên giới của mình. (Ảnh: Tổng hợp)

Ở Trung Quốc, ngân hàng là kênh kiểm soát quan trọng nhất của ĐCSTQ, giám sát từ nội bộ đảng, doanh nghiệp cho tới nhân dân. Đây chính là lý do Bắc Kinh không thể chấp nhận Alibaba, Tencent tự do xây dựng công nghệ, mạng lưới thanh toán kỹ thuật số, chuyển tiền của người dân từ hệ thống NHTM được kiểm soát bởi chính quyền sang các ví điện tử được kiểm soát bởi công ty tư nhân. ĐCSTQ không thể chấp nhận buông lỏng quyền lực của họ.

Chính phủ Trung Quốc có một truyền thống là thường để cho khu vực kinh tế tư nhân tự phát triển các mô hình kinh doanh mới, xông pha với rủi ro mới, như những người lính đi trước dò đường vậy. Đến khi mô hình kinh doanh của khu vực tư nhân đã thành công, người dò đường tuyến đầu đã đạt được quy mô và lợi nhuận tốt, thì nhà nước sẽ thâu tóm mạng lưới đó.
Đó chính xác là những gì đang xảy ra với đồng eCNY, là chiến lược thực sự đằng sau sự phát triển của eCNY.
Chiến lược này không liên quan gì đến sự thuận tiện, hiệu quả hoặc giảm thiểu tội phạm - tất cả là để nắm bắt thông tin, và tại thời điểm này là để giành lại quyền kiểm soát sau một thập kỷ doanh nghiệp tư nhân có được giấy thông hành tài chính tạm thời từ chính phủ.
Những gì đang diễn ra với NHTMNN, các Fintech lớn và thành công của Trung Quốc, đồng eCNY mà PBOC đang ráo riết phát hành thì ra một chiến lược nhất quán: chiến lược nuôi lớn để thịt và đảm bảo 100% người Trung Quốc, tiền của Trung Quốc phải được kiểm soát dưới mí mắt của ĐCSTQ.

Thanh Đoàn (Theo Bloomberg)



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc đè bẹp Jack Ma, kế tiếp là các đối thủ của Ant. Ai là người chiến thắng?