Trung Quốc bị hạ dự báo tăng trưởng do đòn trừng phạt của Mỹ, rủi ro vỡ nợ và nội loạn Hong Kong

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng 2021 của Trung Quốc, với lý do gặp khó khăn từ việc Trung Quốc bị tách rời khỏi công nghệ Mỹ do các đòn trừng phạt của Tổng thống Trump. Nhưng hơn thế, rủi ro tài chính trong nước ngày một lớn cho đến các hạn chế trong việc huy động vốn qua Hong Kong đối với các công ty Trung Quốc là nhân tố làm giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế này

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hôm thứ Sáu (ngày 8/1) vừa qua đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc so với kết quả dự báo 2 tháng trước đó của họ. Theo IMF, Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,9% trong năm nay, giảm 30 điểm phần trăm so với dự đoán trước đó là tăng trưởng 8,2% vào tháng 10/2020.

IMF cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho một số nền kinh tế lớn khác. Với Trung Quốc, IMF giải thích kỳ vọng tăng trưởng giảm phản ánh rằng Trung Quốc đang đối diện với môi trường địa chính trị bất lợi trong khi các điều kiện kinh tế toàn cầu đầy thách thức bởi virus Vũ Hán chủng mới.

Trong đánh giá mới nhất về nền kinh tế Trung Quốc, IMF cảnh báo rằng quan hệ Mỹ-Trung xấu đi và việc Mỹ đã và đang tăng tốc thoái Trung về công nghệ - gây ra sự sụt giảm của ngành công nghệ Trung Quốc trong dài hạn, mất mát tới 1,8% giá trị tổng sản phẩm quốc nội hiện tại.

Ngấm đòn trừng phạt công nghệ và vấn đề Hong Kong từ Mỹ

Không chỉ các đòn trừng phạt của Mỹ đã phát huy tác dụng, IMF cho biết các hạn chế đối với dòng tài chính đổ vào Trung Quốc - thông qua các tổ chức tài chính Trung Quốc hoạt động tại Hong Kong - cũng có thể ảnh hưởng xấu đến quốc gia này.

Cơ quan này cho biết Hong Kong chiếm khoảng một phần thị trường vốn cổ phần của Trung Quốc, hai phần lượng trái phiếu phát hành ra nước ngoài và 60% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và trong nước. Do vậy, các hỗn loạn tại Hong Kong và việc Mỹ xoá bỏ đặc quyền với Hong Kong - vì Trung Quốc đã không còn tuân thủ lời hứa “một quốc gia hai chế độ” đối với đặc khu này. Bởi thế, cửa ngõ hút vốn và công nghệ của Trung Quốc từ Hong Kong bị tê liệt cùng với việc Trung Quốc leo thang đàn áp dân chủ và tự do ngôn luận tại đặc khu này.

Tuần này, Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt mới đối với Hong Kong và Trung Quốc vì cuộc đàn áp các chính trị gia đối lập - với ​​hơn 50 vụ bắt giữ trong một cuộc đột kích rạng sáng, trong đó 1.000 cảnh sát truy quét thành phố. Đã có một số suy đoán rằng Hoa Kỳ có thể cố gắng hạn chế khả năng tiếp cận đồng đô-la Mỹ của các công ty Trung Quốc ở Hong Kong trong những ngày cuối cùng của chính quyền Trump.

GDP của Trung Quốc tăng 4,9% trong quý III/2020, sau khi phục hồi 3,2% trong quý II và được IMF dự đoán là nền kinh tế duy nhất có tốc độ tăng trưởng dương vào năm 2020. IMF dự báo tăng trưởng cho năm 2020 là 1,9% - không thay đổi so với đánh giá trước đó vào tháng 10/2020.

Bên ngoài thách thức, bên trong suy yếu

Không chỉ vậy, nền kinh tế Trung Quốc khó có thể phục hồi rực rỡ khi bối cảnh thế giới trở nên thách thức hơn bởi chính virus Corona biến thể từ Trung Quốc, khiến thị trường co hẹp lại và tổng cầu suy yếu. Trong khi tiêu dùng trong nước không thể tăng do đại dịch và bất bình đẳng thu nhập quá lớn trong nội tại nền kinh tế này. Thực tế, đại dịch đã làm suy yếu tổng tiêu dùng tư nhân do thu nhập giảm, đặc biệt là đối với các hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Tăng trưởng của Trung Quốc ở trạng thái “mất cân bằng”, sự phục hồi chủ yếu dựa vào hỗ trợ của chính phủ trong khi tiêu dùng tư nhân đang tụt hậu, theo IMF. Trong suốt năm 2020, ấn tượng tăng trưởng công nghiệp ở Trung Quốc vượt xa chi tiêu tiêu dùng, trong khi tăng trưởng xuất khẩu vượt xa mức tăng nhập khẩu.

“Đại dịch đã làm suy yếu tổng tiêu dùng tư nhân khi thu nhập giảm xuống, đặc biệt là các hộ gia đình dễ bị tổn thương hơn, trong khi lại tăng tiết kiệm đề phòng. Đồng thời, đầu tư công tăng đáng kể, có nguy cơ đảo ngược tiến độ hướng tới tăng trưởng cân bằng hơn đã đạt được trong 5 năm qua”, IMF cho biết.

Không chỉ vấn đề cơ cấu thu nhập - tiết kiệm - tiêu dùng, rủi ro về bất ổn tài chính đã gia tăng trong suốt cuộc khủng hoảng, trong các lĩnh vực phi tài chính của doanh nghiệp, nhà ở và ngân hàng. Điều này phần nào phản ánh sự chậm trễ do Covid-19 gây ra đối với nỗ lực của chính phủ để giảm rủi ro tài chính và nợ, báo cáo cho biết.

Một logo Alipay được nhìn thấy bên cạnh tòa nhà văn phòng Thượng Hải của công ty mẹ Ant Group, Thượng Hải vào ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ant Group của Trung Quốc vào ngày 3 tháng 11 đã đình chỉ đợt IPO kỷ lục tại Hong Kong vàThuong Hai. Công ty này phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý Trung Quốc về những rủi ro tiềm ẩn. (Ảnh của HECTOR RETAMAL / AFP qua Getty Images)
Một logo Alipay được nhìn thấy bên cạnh tòa nhà văn phòng Thượng Hải của công ty mẹ Ant Group, Thượng Hải vào ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ant Group của Trung Quốc vào ngày 3 tháng 11 đã đình chỉ đợt IPO kỷ lục tại Hong Kong vàThuong Hai. Công ty này phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý Trung Quốc về những rủi ro tiềm ẩn. (Ảnh của HECTOR RETAMAL / AFP qua Getty Images)

Nợ doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 10 điểm phần trăm lên 127 phần trăm GDP vào năm 2020, sau khi giảm cùng mức độ trong vài năm trước, trong khi nợ hộ gia đình dự kiến ​​sẽ tăng lên 58,3%/GDP so với Cơ quan này ước tính là 55,6% vào năm 2019.

IMF cũng lưu ý rằng áp lực tài chính đối với khoản nợ chính quyền địa phương đang tràn sang khu vực doanh nghiệp và ngân hàng. Nợ chính quyền địa phương chính thức của Trung Quốc đang tăng nhanh và dự kiến ​​đạt 25% GDP vào cuối năm 2020, ngay cả khi nguồn thu đang chậm lại.

IMF cho biết: “Những gánh nặng nợ nần này dường như đang ảnh hưởng đến các điều kiện tài chính cho các doanh nghiệp địa phương và các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương có năng lực trả nợ yếu, có thể phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương”.

Cơ quan này kêu gọi tiếp tục các chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ ở mức độ vừa phải của chính phủ trung ương, cho đến khi sự phục hồi trên cơ sở vững chắc, đồng thời lưu ý rằng trong trung hạn, cần giảm quy mô chi tiêu của chính phủ để đảm bảo tính bền vững của nợ.

Các cải cách cơ cấu của Trung Quốc, chẳng hạn như mở cửa khu vực tài chính, đã tiến triển bất chấp đại dịch. Tuy nhiên, các cải cách không được phân bổ đồng đều trên các lĩnh vực chính, đặc biệt là về tính trung lập trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

“Có rất ít tiến bộ rõ rệt đối với cải cách DNNN đang rất cần thiết. Ví dụ, các DNNN niêm yết tiếp tục được hưởng đặc quyền tiếp cận tín dụng và các nguồn lực tài chính khác, mặc dù năng suất của họ thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp tư nhân trong cùng lĩnh vực - khoảng 20% ​​vào năm 2019", báo cáo của IMF cho biết.

Trung Quốc đã công bố 10 lĩnh vực cần cải cách vào đầu năm 2013, nhưng có rất ít tiến bộ trong các lĩnh vực lao động, đất đai, đầu tư xuyên biên giới, thương mại, DNNN và cạnh tranh.

Cơ quan này dự báo thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc sẽ tăng lên 1,9% GDP vào năm 2020 từ 1% vào năm 2019, do giá hàng hóa giảm, du lịch nước ngoài lao đốc và xuất khẩu tăng mạnh. Thặng dư được dự báo sẽ thu hẹp xuống dưới 1% vào năm 2021.

IMF cũng nhấn mạnh rằng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ giúp nền kinh tế thích nghi với sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Một số giám đốc IMF kêu gọi cải thiện hơn nữa tính minh bạch của các can thiệp ngoại hối và loại bỏ dần các biện pháp quản lý dòng vốn.

Đức Duy

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc bị hạ dự báo tăng trưởng do đòn trừng phạt của Mỹ, rủi ro vỡ nợ và nội loạn Hong Kong