Trạm năng lượng mặt trời khổng lồ của Trung Quốc có thể 'đốt cháy Trái đất' nếu nhắm sai

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các trạm không gian lắp tấm năng lượng mặt trời của Trung Quốc sẽ phải hướng ánh sáng của mặt trời vào các đại dương trên thế giới, nếu không, nó sẽ tăng cường nhiệt và ánh sáng khiến cho các quốc gia trên trái đất sẽ tình cờ bị “thiêu sống”. Ngoài ra, điều đó có thể gây ra sự hỗn loạn không kể xiết đối với nhiệt độ Trái đất và thậm chí gây rối loạn thành phần không khí quanh hành tinh.

Trung Quốc đang bắt tay vào xây dựng trạm năng lượng mặt trời 1 MW trong không gian. Trạm này dự kiến sẽ truyền điện về Trái Đất qua chùm vi sóng, sau đó sẽ chuyển năng lượng được tạo ra từ mặt trời vào lưới điện địa phương, nơi mọi người có thể tiếp cận một lượng năng lượng bền vững chưa từng có.

Sử dụng cơ sở hạ tầng khổng lồ trên quỹ đạo để thu thập năng lượng từ Mặt Trời và truyền về Trái Đất vốn được xem như khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, theo kế hoạch của chính phủ Trung Quốc, trạm năng lượng mặt trời 1 megawatt (MW) sẽ được đưa vào không gian năm 2030. Năm 2049, tổng công suất điện của nhà máy sẽ tăng lên 1 gigawatt, tương đương lò phản ứng hạt nhân lớn nhất hiện nay.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại ảnh hưởng của lượng nhiệt, ánh sáng và bức xạ khổng lồ phản xạ trở lại bề mặt Trái đất - đặc biệt nếu nó chạm vào đất liền chứ không phải biển - có thể đốt cháy những vùng đất rộng lớn trên Trái đất. Ví dụ, khi tấm pin mặt trời khổng lồ xoay vòng để hướng về phía Mặt Trời, chúng có thể tạo ra xung động nhỏ kéo dài ở súng tạo chùm vi sóng, và có thể gây ra sự cố. Vì vậy, cơ sở cần hệ thống kiểm soát bay vô cùng phức tạp để duy trì nhắm đúng điểm cực nhỏ trên Trái Đất.

Các trạm không gian lắp tấm năng lượng mặt trời của Trung Quốc sẽ phải hướng ánh sáng của mặt trời vào các đại dương trên thế giới, nếu không, nó sẽ tăng cường nhiệt và ánh sáng khiến cho các quốc gia trên trái đất sẽ tình cờ bị “thiêu sống”.

Các kế hoạch đã được thực hiện để hướng các tia sáng mạnh của mặt trời về phía vùng nước mở, tránh đất liền và các quần thể dễ bị tổn thương.

Từ thập niên 1960, một số nhà khoa học không gian và kỹ sư bị thu hút bởi ý tưởng trạm mặt trời trong không gian. Từ độ cao 36.000 km trở lên, nhà máy mặt trời địa tĩnh có thể tránh bóng của Trái Đất và được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24 giờ một ngày. Sự thất thoát năng lượng trong khí quyển cũng giảm tới mức tối thiểu (khoảng 2%) nhờ truyền năng lượng ở dạng vi sóng tần số cao. Trong vài thập kỷ qua, nhiều thiết kế khác nhau của trạm năng lượng mặt trời được đề xuất trên khắp thế giới nhưng mới chỉ dừng lại ở lý thuyết do những thách thức lớn về công nghệ.

Nhà khoa học chính của dự án này, ông Yang Shizhong, nói với China Science Daily rằng đề xuất do chính phủ hậu thuẫn sẽ có hiệu quả cao.

Ông nói: “Bầu khí quyển, sự thay đổi của các mùa, sự thay đổi của ngày và đêm, và vị trí địa lý sẽ không có tác động đến một trạm năng lượng mặt trời không gian”.

Tuy nhiên, kế hoạch viễn tưởng này có lẽ là quá tốt để trở thành sự thật.

Các trạm vũ trụ sẽ cần phải bay lơ lửng trên bề mặt trái đất khoảng 35.000 km, khá kỳ công đối với một vật thể khổng lồ như vậy.

Trạm Vũ trụ Quốc tế quay quanh trái đất cách chúng ta khoảng 250 dặm - là một thách thức rất lớn đối với công tác bảo trì.

Và có nguy cơ xảy ra ngày tận thế trong trường hợp vi sóng và bức xạ phản xạ lại các khu vực đông dân cư.

Điều đó có thể gây ra sự hỗn loạn không kể xiết đối với nhiệt độ Trái đất và thậm chí gây rối loạn thành phần không khí quanh hành tinh.

Tờ South China Morning Post đưa tin: “Các nhà nghiên cứu dân sự và quân sự sẽ xem xét các ứng dụng của công nghệ này trong bối cảnh lo ngại về bức xạ và nguy cơ phát tia lửa từ không gian”.

Một nguy cơ khác là bức xạ. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu ở Đại học Giao thông Bắc Kinh năm ngoái, cư dân không thể sinh sống ở phạm vi 5 km quanh trạm nhận tín hiệu trên mặt đất. Ngay cả tàu hỏa ở cách xa 10 km cũng có thể gặp phải vấn đề như mất liên lạc do tần số của vi sóng có thể ảnh hưởng tới Wi-Fi.

Ngọc Minh

Theo Daily Star



BÀI CHỌN LỌC

Trạm năng lượng mặt trời khổng lồ của Trung Quốc có thể 'đốt cháy Trái đất' nếu nhắm sai