Trái phiếu của China Huarong: Quả táo đỏ tẩm độc đang giao dịch trên mảnh đất không người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cho tới nay, các nhà chức trách Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ cam kết, bình luận hay thông tin khả dĩ nào cho nhà đầu tư của China Huarong, định chế nhà nước xử lý nợ xấu lớn nhất của Bắc Kinh, trước tin đồn phá sản. Điều này khiến các giao dịch trái phiếu của China Huarong rơi vào mảnh đất không người.

Táo đỏ tẩm độc

Trước thông tin mù mờ về việc China Huarong, công ty xử lý nợ xấu lớn nhất Bắc Kinh, có thể rơi vào phá sản, trái phiếu các nhà đầu tư nước ngoài của Trung Quốc bắt đầu thấm thía nỗi thống khổ trong các giao dịch ăn may, thông tin phong bế.

Tình trạng đi cũng dở, ở lại không xong khiến các giao dịch của trái phiếu China Huarong rơi vào mảnh đất không người. Thực tế, trái phiếu của China Huarong Asset Management Co. đang giao dịch ở mức giá mà các nhà đầu tư không biết làm thế nào để đối xử với chúng. Nói cách khác, nó không phải rác nhưng chỉ đơn giản là không có giao dịch. Như một quả táo đẹp tẩm độc của mụ phù thủy, vì mọi người đã biết nó tẩm độc nên chỉ ngắm thôi.

Đợt bán tháo trái phiếu của China Huarong đã làm rung chuyển thị trường khắp Châu Á, bất chấp 03 ông lớn xếp hạng tín nhiệm xếp hạng trái phiếu của China Huarong ở mức xếp hạng đầu tư và lợi suất trái phiếu USD của China Huarong đã lên tới 40%, 75% trái phiếu của China Huarong sẽ đến hạn vào tháng 11/2021. Điều này khiến rủi ro vỡ nợ trái phiếu lợi tức cao ngất ngưởng này càng lớn. Lợi suất trái phiếu càng cao thì rủi ro càng lớn, chứng minh cơn hoảng loạn bán tháo càng mạnh.

Thực tế thì 03 hãng xếp hạng độc quyền toàn cầu này đã luôn nổi danh là những kẻ thao túng thị trường nợ, hỗ trợ các nhà phát hành nợ lừa dối nhà đầu tư, tạo ra các cuộc khủng hoảng tài chính ngày một thảm khốc. Ngay trước khi Enron sụp đổ năm 2001 và Lehman Brothers phá sản năm 2008, cổ phiếu của các tập đoàn, định chế này đều được 3 hãng lớn xếp hạng AAA (mức xếp hạng tốt nhất). Việc các ông lớn xếp hạng tín nhiệm toàn cầu đánh giá cao China Huarong trước khi nó sụp đổ không còn gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư của Bắc Kinh nữa.

Có một sự tương đồng đáng kinh ngạc về nguy cơ vỡ nợ của China Huarong với sự đổ vỡ thực sự gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu của Lehman Brothers hồi năm 2008.

Không ai dám chạm tay vào

Hy vọng Bắc Kinh sẽ không để China Huarong phá sản, cứ thế biến mất trên thị trường tài chính toàn cầu và để lại cho nhà đầu tư Trung Quốc, London, New York một trái đắng khổng lồ, có lẽ là niềm an ủi lớn nhất của các trái chủ của China Huarong giờ này. Một vài hãng đầu cơ đã tính tới thu mua China Huarong, nhưng ngay cả tỷ lệ lợi tức cao nhất có vẻ cũng không bù đắp được chi phí ôm giữ khối tài sản xấu này vì chưa ai biết được rốt cuộc China Huarong mất bao lâu để tái cơ cấu, cũng như băn khoăn rằng liệu chương trình tái cơ cấu đó có thành công hay không. Trong trường hợp xấu nhất có thể khiến các chủ sở hữu trái phiếu bị thiệt hại đáng kể.

Và dù điều gì xảy ra thì trái phiếu của China Huarong bản chất là khối tài sản xấu, mất khả năng phát mại hoặc trả nợ của hệ thống tài chính Bắc Kinh được đóng gói lại, bọc lại bằng cái tên China Huarong rồi bán nó ra thị trường quốc tế mà thôi. Ai cũng biết điều đó. Thứ mà các nhà đầu cơ đánh cược chỉ là sự bảo hộ của Bắc Kinh và niềm tin của các đầu tư nước ngoài với chính thể này mà thôi.

Cũng giống như Huarong China, Lehman Brothers là bậc thầy phù thuỷ phù phép các khoản nợ có đảm bảo nhà ở dưới chuẩn thành các sản phẩm tài chính có bề ngoài lộng lẫy và đắt giá, sau đó bán nó trên thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu. (Ảnh: Kiwipedia)
Cũng giống như Huarong China, Lehman Brothers là bậc thầy phù thuỷ phù phép các khoản nợ có đảm bảo nhà ở dưới chuẩn thành các sản phẩm tài chính có bề ngoài lộng lẫy và đắt giá, sau đó bán nó trên thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu. (Ảnh: Kiwipedia)

Một nhà đầu tư nợ xấu ở Hong Kong, người giấu tên đang thảo luận về các chiến lược giao dịch cho biết ông sẽ chỉ xem xét mua trái phiếu sau khi chúng giảm xuống dưới 50 cents. Một nhà giao dịch tín dụng tại một quỹ đầu cơ khác, người cũng yêu cầu được giấu tên, cho biết ông sẽ đợi cho đến khi giảm ít nhất 30 cents. Một nhà quản lý quỹ đầu cơ thứ ba tập trung vào các khoản nợ xấu và các tình huống đặc biệt cho biết ông sẽ chỉ xem xét mua với giá 20 cents vì lo ngại các nhà chức trách Trung Quốc khó có thể hỗ trợ cho trái phiếu nước ngoài này (theo Bloomberg).

Hôm thứ Tư (14/4), Hai trong số các trái phiếu USD được giao dịch tích cực nhất của công ty - trái phiếu 3,375% đến hạn vào tháng 5/2022 và trái phiếu 5% đáo hạn vào năm 2025 - lần lượt ở mức 66,7 cent và 62,3 cent.

China Huarong đang vất vả để tìm kiếm các nhà đầu tư tín dụng quan tâm mua vào sau khi việc lo ngại về sức khỏe tài chính của công ty đã thúc đẩy sự trượt giá kỷ lục của đồng đô-la hôm thứ Ba (13/4). Việc bán ra vẫn tiếp tục trong bối cảnh thiếu thông tin cập nhật chính thức từ China Huarong hoặc Bộ tài chính của nước này - cổ đông lớn nhất của họ.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, các nhà đầu tư tổ chức như BlackRock Inc., Goldman Sachs Group Inc. và Allianz SE trước đây đã tiết lộ rằng họ nắm giữ trái phiếu Huarong, đã tiếp xúc với chúng thông qua các sản phẩm quỹ hoặc cả hai. James Barrineau, người đứng đầu mảng nợ thị trường mới nổi tại Schroder Investment, cho biết hiện tại công ty quản lý tiền tệ vẫn chưa thay đổi vị trí của mình trong thị trường rộng lớn hơn.

“Còn quá sớm để mua vì không có đủ thông tin để đánh giá sự phục hồi của trái phiếu nước ngoài trong trường hợp không có sự ủng hộ từ các cổ đông”, Michel Lowy, giám đốc điều hành của SC Lowy, công ty quản lý tài sản thay thế có trụ sở tại Hong Kong cho biết. Công ty tập trung vào các sản phẩm tài chính có lợi suất cao, tín dụng xấu, các tình huống đặc biệt và sự thay đổi của tổ chức tài chính được quy định trên khắp châu Á và châu Âu.

China Huarong, bản thân là công ty quản lý nợ xấu, đã không nộp kết quả sơ bộ của mình năm 2020 trước thời hạn giao dịch ngày 31/3 khiến cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong của họ bị đình chỉ. Việc thiếu thông tin rõ ràng xung quanh sự chậm trễ này cùng với các báo cáo rằng công ty đang đàm phán một kế hoạch tái cấu trúc toàn diện với các nhà chức trách đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về thực trạng tài chính của công ty.

Hầu hết tất cả trái phiếu trị giá 22 tỷ USD của China Huarong đều được phát hành hoặc bảo lãnh bởi China Huarong International Holdings Ltd., một đơn vị ở nước ngoài. Mặc dù hầu hết đều có một cam kết từ công ty mẹ trong nước để giữ khả năng thanh toán cho công ty con ở nước ngoài, nhưng điều khoản duy trì tài chính (keepwell) không đảm bảo thanh toán cho các chủ sở hữu trái phiếu.

Do trái phiếu của công ty phát hành được xếp hạng đầu tư đang được giao dịch như một sản phẩm tài chính lợi tức cao, China Huarong có thể giống như một cơ hội hấp dẫn cho những người có khả năng chấp nhận rủi ro lớn hơn. Một nhà quản lý nợ của thị trường mới nổi có trụ sở tại Châu Âu, người giấu tên do các vấn đề tuân thủ, đã bắt đầu mua khoản nợ khi đợt bán tháo bắt đầu và tăng mức độ tiếp cận hôm thứ Ba (13/4) (theo thông tin từ Bloomberg).

Điều chắc chắn là rủi ro nợ của China Huarong đang tăng nhanh và cơ sở nhà đầu tư của công ty đang thay đổi theo nó. Ba cơ quan xếp hạng toàn cầu đã đưa China Huarong vào diện xem xét lại để có thể bị hạ hạng. Xem xét hạ hạng tín nhiệm của 3 ông lớn này có quá muộn không?

Thủy Tiên

Theo Bloomberg

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Trái phiếu của China Huarong: Quả táo đỏ tẩm độc đang giao dịch trên mảnh đất không người