"Tối hậu thư" cho Vương Quốc Anh: Chọn Huawei hay chọn Đối đầu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, chính quyền Trung Quốc đang gây sức ép buộc Vương quốc Anh xem xét lại quyết định thanh trừng thiết bị Huawei trên toàn quốc vào năm 2027. Huawei cũng có những thách thức tương tự đối với các quốc gia châu Âu khác.

Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đang tiếp tục tấn công vào Anh Quốc và châu Âu sau khi ông Biden được xác nhận đắc cử tổng thống Mỹ.

Cùng với việc Tổng thống Donald Trump rời nhiệm sở vào ngày 20 tháng 1 theo kế hoạch, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ngay lập tức quay lại nơi họ đã phải rời đi khi Tổng thống Trump lên nắm quyền và làm hỏng kế hoạch mở rộng sang châu Âu của họ. Huawei - nhà cung cấp 5G thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc và là tập đoàn công nghệ bị cáo buộc liên quan đến các cuộc tấn công mạng, đánh cắp IP và bí mật thương mại, hối lộ các quan chức địa phương và một loạt các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác - là công ty được điểm tên đầu tiên trong kế hoạch này

Một chiến dịch mới cho doanh nghiệp?

Sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, chính quyền Trung Quốc đang gây sức ép buộc Vương quốc Anh xem xét lại quyết định thanh trừng thiết bị Huawei trên toàn quốc vào năm 2027. Huawei cũng có những thách thức tương tự đối với các quốc gia châu Âu khác.

ĐCSTQ và Huawei hầu như không giấu giếm gì các toan tính của họ khi cố gắng gây áp lực cho nước Anh. Phó chủ tịch của Huawei gần đây đã cảnh báo thủ tướng Anh rằng bây giờ ông Trump đã bị thất thế, vì vậy ông Boris Johnson nên "xem xét lại" quyết định của mình. Tuyên bố này cũng lưu ý rằng Vương quốc Anh không có đủ điều kiện kinh tế để từ chối sự giúp đỡ của Huawei.

Ngoài ra, một dòng tweet có hình ảnh nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dán nhãn Vương quốc Anh là "Nước Mỹ" và đe dọa rằng "các doanh nghiệp Anh có thể phải đối mặt với hậu quả" nếu nước này cấm cửa Huawei. Rõ ràng đối với ĐCSTQ, nước Anh buộc phải lựa chọn: hoặc Huawei hoặc trực tiếp đối đầu với ĐCSTQ.

Nhưng thực sự, tại sao Huawei lại phải tạo sức ép cho Vương quốc Anh để đưa mình trở lại cơ sở hạ tầng viễn thông của Anh Quốc?

Điểm yếu của Anh

Huawei nhận thấy điểm yếu của nước Anh có thể nằm ở nơi ông Boris Johnson. Cuối cùng, vào tháng 1 năm 2020, ông Johnson đã cho phép Huawei tham gia ở mức độ hạn chế vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng 5G của Vương quốc Anh.

Hơn nữa, với việc ông Biden đắc cử và nền kinh tế Anh suy yếu do tác động của quá trình Brexit cũng như các đợt đóng cửa kéo dài do đại dịch, Huawei gây áp lực với Anh là điều có thể lường trước được.

Tuy nhiên, có lẽ ĐCSTQ sẽ không thể dễ dàng thâm nhập vào các kế hoạch xây dựng mạng 5G của Anh như trước đây. Người Anh hiện đã nhận thức được nhiều rủi ro đi kèm với việc sử dụng thiết bị của Huawei, nhưng họ cũng sẽ phải cân nhắc giữa rủi ro với “hậu quả” có thể xảy ra mà ông Tập đã đe dọa.

EU: Không dễ dàng như vậy

Không chỉ có Vương quốc Anh, Huawei và ĐCSTQ còn để mắt tới châu Âu.

Tuy nhiên, châu Âu, và đặc biệt là Liên minh châu Âu, có thể sẽ là một mục tiêu “khó nhằn” hơn so với Anh. Sự hoài nghi của châu Âu đối với doanh nghiệp nhà nước có giá trị nhất này của ĐCSTQ rất sâu sắc và có lẽ đã đến ngưỡng không thể tiếp tục hợp tác, bất kể ai là người ngồi trong Nhà Trắng.

Mặc dù EU chưa đưa ra lệnh cấm hoàn toàn đối với thiết bị Huawei, nhưng họ thực sự khuyến nghị các quốc gia thành viên không kinh doanh với các công ty viễn thông thiếu "sự kiểm tra và cân bằng dân chủ" này.

Tất nhiên, mục tiêu rõ ràng của cuộc cải tổ đó là Huawei.

Các nền dân chủ đang chống lại Huawei

Kết quả của các khuyến nghị trên cũng như các nỗ lực khác, chẳng hạn như việc thành lập “liên minh các nền dân chủ” hơn 50 được để thiết lập và duy trì các mạng viễn thông an toàn chống lại Huawei đã khiến nhà cung cấp thiết bị mạng thống trị trước đây phải chứng kiến ​​danh tiếng và hoạt động kinh doanh của họ bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khoảng năm ngoái, danh sách kinh doanh nước ngoài của Huawei đã giảm từ 90 đối tác xuống chỉ còn 12.

Sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu kinh doanh trong một thời gian ngắn, lên tới hàng tỷ đô la, chắc chắn là một động lực khác đằng sau chiến dịch gây áp lực của Huawei để giành lại các cơ hội kinh doanh sinh lợi đã mất. Bên cạnh đó, Huawei vốn luôn là một phần quan trọng trong kế hoạch lớn của ĐCSTQ nhằm đạt được sự thống trị công nghệ toàn cầu thông qua IP và đánh cắp dữ liệu của công nghệ tiên tiến.

Ngoài ra còn có một khía cạnh địa chính trị cơ bản của cả Vương quốc Anh và EU đối với Trung Quốc, và cả hai đều là những yếu tố quan trọng trong tính toán Huawei của Bắc Kinh. Việc giành được chỗ đứng đáng kể về công nghệ ở một trong hai hoặc cả hai khu vực có thể làm giảm mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, và/hoặc giữa Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu NATO. Dù kết quả nào cũng sẽ là một chiến thắng lớn cho ĐCSTQ.

Với liên minh các nền dân chủ nói trên ủng hộ viễn thông an toàn và mối ác cảm hiện tại đối với Huawei nói chung, viễn cảnh về một sự tách rời chiến lược khỏi Mỹ có vẻ khó xảy ra đối với cả Anh và EU - ít nhất là vào lúc này.

Nhưng mặt khác, các liên minh chiến lược đòi hỏi sự lãnh đạo và tầm nhìn — hoặc trong trường hợp của Tổng thống Trump, động cơ đều được nêu rõ ràng và cụ thể. Việc Mỹ khuyến khích Châu Âu và Vương quốc Anh từ chối Huawei và ĐCSTQ kinh doanh mạng 5G ở nước này thường sẽ đi kèm với những yêu cầu khắt khe và một sự lựa chọn đơn giản.

Mộc Trà

Theo Epoch Times

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

"Tối hậu thư" cho Vương Quốc Anh: Chọn Huawei hay chọn Đối đầu?