‘Tình yêu’ của Elon Musk với Trung Quốc có thể sắp kết thúc khi Bắc Kinh đang ‘xoáy vào’ Tesla

Giúp NTDVN sửa lỗi

Công ty Tesla của Elon Musk đã dành vài năm qua để cố gắng chinh phục Trung Quốc trong nỗ lực giành được thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Giờ đây, Tesla có nguy cơ bị ‘mất lòng’ các cơ quan quản lý Trung Quốc, khi Bắc Kinh cho rằng loại “kiêu ngạo kiểu Tesla” này là không thể dung thứ được.

Nhà sản xuất ô tô điện này đã bị 5 cơ quan quản lý Trung Quốc triệu tập để trả lời các câu hỏi về chất lượng của những chiếc xe Model 3 do Thượng Hải sản xuất, theo một tuyên bố của Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) hôm thứ Hai (ngày 15/2).

Tuyên bố này cho biết các nhà quản lý lo ngại về một số vấn đề với những chiếc xe, bao gồm vấn đề "gia tốc bất thường" và "cháy pin".

‘Con dốc trơn trượt’ đối với tỷ phú Musk

Cuộc họp đang gây khó khăn cho Tesla. Nhờ mối quan hệ của tỷ phú Musk và các quan chức, Tesla đã tránh được những hạn chế rườm rà - vốn bị Bắc Kinh áp đặt lên các đối thủ toàn cầu đang cố gắng kinh doanh tại Trung Quốc.

Công ty đã mở một trong những nhà máy sản xuất ô tô khổng lồ vào năm 2019 tại Thượng Hải, và quốc gia này hiện chiếm 1/5 doanh thu của Tesla.

Nhưng trong vài tuần qua, Tesla đã bị chỉ trích nặng nề tại Trung Quốc vì một loạt vấn đề liên quan đến sản phẩm xe hơi của mình, mà đỉnh điểm là thông báo hôm thứ Hai vừa qua.

"[Chúng tôi sẽ] phản ánh sâu sắc về những thiếu sót trong hoạt động của công ty và tăng cường toàn diện công tác tự kiểm tra", Tesla cho biết trong một tuyên bố được đăng trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc để đáp lại nhận xét của SAMR.

"Chúng tôi sẽ tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và quy định của Trung Quốc và luôn tôn trọng quyền của người tiêu dùng", nhà sản xuất ô tô cho biết, đồng thời cho biết sẽ "đóng góp tốt hơn vào sự phát triển lành mạnh của thị trường xe năng lượng mới của Trung Quốc”.

Không rõ liệu các nhà quản lý có ý định trừng phạt Tesla hay thay đổi bất cứ điều gì về cách thức hoạt động của Tesla trong nước hay không. Nhưng cuộc tranh cãi là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang thực hiện nghiêm túc quy định, ngay cả với các công ty mà họ “có vẻ ủng hộ”.

Dan Ives, một nhà phân tích công nghệ tại Wedbush Securities, cho biết: “Đó là một con dốc trơn trượt đối với Musk. Vị giám đốc điều hành này đã xây dựng mối quan hệ bền chặt trong nước Mỹ, nhưng ông ấy phải chơi tốt trong sân chơi ở Trung Quốc".

Có còn sự 'hỗ trợ mạnh mẽ'?

Tesla đã có mặt tại Trung Quốc từ năm 2013, nhưng trong vài năm qua, Tesla đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc.

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi ông đến dự cuộc họp tại khu nhà lãnh đạo Trung Nam Hải vào ngày 9 tháng 1 năm 2018 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Mark Schiefelbein - Pool / Getty Images)
Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi ông đến dự cuộc họp tại khu nhà lãnh đạo Trung Nam Hải vào ngày 9 tháng 1 năm 2018 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Mark Schiefelbein - Pool / Getty Images)

Khi nhà sản xuất ô tô đang đàm phán các điều khoản với chính quyền này vào năm 2017 - để xây dựng Siêu nhà máy Thượng Hải của mình, họ đã cố gắng giữ quyền kiểm soát hoàn toàn - một thỏa thuận bất thường, vì các công ty cùng ngành của họ thường được yêu cầu hợp tác với các công ty Trung Quốc, nếu họ muốn thành lập một doanh nghiệp địa phương tại đó.

(Trung Quốc đã tuyên bố vào năm 2018 rằng họ sẽ nới lỏng các quy tắc của ngành ô tô về sở hữu nước ngoài vào năm 2022).

Kể từ đó, Tesla đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc. Đây là nhà sản xuất nước ngoài duy nhất không có đối tác địa phương - được giảm thuế lớn cho ô tô của mình vào năm 2019. Công ty cũng nhanh chóng nối lại sản xuất trong thời gian đại dịch Covid-19, một phần nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Ông Musk cũng đã “chinh phục” được chính quyền cũng như người dân Trung Quốc, và là vị khách được chào đón ở nước này. Ông đã nổi tiếng khi nhảy trên sân khấu trong buổi ra mắt của Model 3 do Thượng Hải sản xuất vào đầu năm ngoái, được lan truyền trên Weibo.

Thủ tướng Lý Khắc Cường thậm chí từng nói rằng ông sẽ rất vui khi trao "thẻ xanh Trung Quốc" cho Musk, sau khi doanh nhân Mỹ này nói rằng ông "rất yêu Trung Quốc".

Sự xâm nhập của Tesla vào Trung Quốc đã được đền đáp. Công ty đã bán được 6,66 tỷ USD doanh số ô tô ở Trung Quốc vào năm ngoái, đóng góp vào 21% doanh thu, theo hồ sơ công ty gần đây. Con số này cao hơn gấp đôi so với những gì họ bán được vào năm 2019, khi chưa bắt đầu sản xuất ô tô ở Trung Quốc.

Một nhận thức chua chát

Trong những tháng gần đây, nhận thức về Tesla ở Trung Quốc đã bắt đầu trở nên chua chát. Tháng 11 năm ngoái, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã đã tấn công công ty này, sau khi một trong những luật sư của họ viết thư cho các cơ quan quản lý Hoa Kỳ về việc thu hồi xe ở Trung Quốc với lý do "lạm dụng tài xế".

Nhà báo Nan Chen của Tân Hoa Xã viết trong một bài báo đăng trên Liaowang, một tạp chí do hãng thông tấn này điều hành: “Tesla đã bỏ qua thói quen lái xe của người dùng Trung Quốc và áp lực pháp lý. Loại 'kiêu ngạo kiểu Tesla' này không thể dung thứ được".

Tháng trước, sự chỉ trích đã leo thang sau khi một video lan truyền ở Trung Quốc cho thấy một nhân viên Tesla nói với một khách hàng rằng lưới điện nhà nước bị quá tải - đã gây ra tai nạn sạc làm hỏng xe. Một chi nhánh địa phương của công ty điện lực phụ trách lưới điện đã phủ nhận việc đổ lỗi này, và nói với Tesla rằng họ nên "cẩn thận tìm ra nguyên nhân" các vấn đề của chiếc xe.

Tesla đã viết trên tài khoản Weibo của mình vào tuần trước rằng video đã được chỉnh sửa và nhân viên chỉ cung cấp "một số yếu tố có thể xảy ra" cho các vấn đề của chiếc xe. Mặc dù vậy, công ty đã xin lỗi.

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk chụp ảnh với người mua trong Lễ giao hàng Model 3 do Tesla Trung Quốc sản xuất tại Thượng Hải (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)
Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk chụp ảnh với người mua trong Lễ giao hàng Model 3 do Tesla Trung Quốc sản xuất tại Thượng Hải (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)

"Chúng tôi vô cùng xin lỗi, liên quan đến sự hiểu lầm đã gây ra cho cư dân mạng và các rắc rối đã gây ra cho các cơ quan chức năng”, công ty cho biết.

Tuy nhiên, các cơ quan truyền thông nhà nước đã đăng tải tin tức sau sự cố lưới điện. Tân Hoa Xã hồi đầu tháng đã chỉ trích Tesla một lần nữa vì "thái độ kiêu ngạo", cáo buộc công ty "lại vượt qua vòng cấm".

Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo thuộc sở hữu nhà nước, cũng đưa công ty vào cuộc.

"Mặc dù Tesla được cho là công ty Mỹ tích cực đầu tư vào Trung Quốc nhất, nhà sản xuất ô tô ở Thung lũng Silicon này còn lâu mới hiểu được người tiêu dùng Trung Quốc - thể hiện qua thái độ của họ trong một loạt báo cáo tai nạn rải rác, bao gồm vụ nổ, tài xế mất lái và phanh bị lỗi”, một bài báo được xuất bản bởi Thời Báo Hoàn cầu cho biết.

Những thách thức khác

Tesla được xác nhận là thương hiệu xe điện bán chạy nhất Trung Quốc vào tháng trước, trong khi các nhà sản xuất ô tô khác như Nio, Geely và Xpeng đang cố gắng đóng cửa.

Công ty cũng là thương hiệu xe điện bán chạy nhất trong nước vào năm ngoái, với 135.400 chiếc Model 3 được bán ra, theo Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc. Tuy nhiên, áp lực pháp lý không phải là thách thức duy nhất của Tesla ở Trung Quốc trong tương lai, mà là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Mặc dù Trung Quốc chào đón Tesla cho đến nay, các chuyên gia chỉ ra rằng cuối cùng thì Bắc Kinh cũng có tham vọng dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và các lĩnh vực khác.

Nói cách khác, một khi các công ty trong nước có khả năng cạnh tranh, đất nước này sẽ không cần nhiều đến các công ty nước ngoài nữa.

Trần Đức

Theo CNN

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

‘Tình yêu’ của Elon Musk với Trung Quốc có thể sắp kết thúc khi Bắc Kinh đang ‘xoáy vào’ Tesla