Tiền từ các sòng bạc Ma Cao chỉ được phép chảy về Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nguyên nhân cuộc đàn áp gần đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên ngành công nghiệp trò chơi trị giá hàng chục tỷ USD ở Ma Cao không chỉ đến từ ý thức hệ cộng sản, mà còn bởi mong muốn trục lợi. ĐCSTQ muốn loại bỏ các mối đe dọa đối với sự thống trị của Bắc Kinh, đồng thời muốn kiểm soát nhiều hơn nguồn doanh thu từ ngành công nghiệp này.

Những động thái trên của ĐCSTQ đã khiến các doanh nghiệp phương Tây lo ngại về tính khả thi của việc gia hạn các loại giấy phép cho các trò chơi vào năm tới. Sự lo ngại này đã tác động đáng kể đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Giá trị cổ phiếu của Sands China, Wynn Macau, và các tập đoàn khác đã sụt giảm mạnh, mất khoảng gần 20 tỷ USD.

ĐCSTQ đang tăng cường số lượng thanh tra viên đến Ma Cao, nhằm ‘nhổ tận gốc’ tình trạng gian lận tại các sòng bạc; đặt ra giới hạn nghiêm ngặt về số giờ mỗi ngày mà thanh niên có thể đánh bạc; và hạn chế các sòng bạc mở rộng tín dụng cho khách quen.

Nhiều người cho rằng việc ngành công nghiệp trò chơi ở Ma Cao ‘gặp hạn’ là bởi ý thức hệ cộng sản. Đúng vậy, hệ tư tưởng rõ ràng đóng một vai trò nào đó, ông Gerry Groot, một giảng viên cấp cao tại Đại học Adelaide, thừa nhận. Ông Groot coi cuộc đàn áp này là một phần của cam kết của ông Tập đối với chủ nghĩa Marx, thể hiện tâm lý chống phương Tây.

Ông Groot nói: “Ông Tập dường như tin rằng Hoa Kỳ đang dần lụi tàn, EU suy yếu và chia rẽ, trong khi Trung Quốc lại kiên cường và đang phát triển mạnh mẽ không gì ngăn nổi”.

Tuy nhiên, ham muốn trục lợi mới là nguyên nhân cốt lõi.

ĐCSTQ muốn tiền từ Ma Cao chỉ chảy về Trung Quốc

Giới phân tích cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình muốn đóng cửa hoàn toàn hoặc hạn chế nghiêm ngặt hoạt động của các sòng bạc do nước ngoài sở hữu, từ đó có thể cắt đứt hoặc giảm đáng kể dòng vốn chảy từ Ma Cao vào túi của Hoa Kỳ và các công ty nước ngoài khác, và sau đó, tiền sẽ chảy về Trung Quốc đại lục.

Theo quan điểm của ông Groot, ông Tập rất biết ‘chọn lọc’ trong các bước đi chống lại lợi ích của phương Tây. Ông Tập sẵn lòng ‘khoan dung’ với các doanh nghiệp nếu ông ấy và các thân tín được hưởng lợi từ những doanh nghiệp này.

Ông Groot nói: “Ông Tập rất nghiêm túc trong việc trấn áp tham nhũng nếu điều đó không làm suy yếu lực lượng của ông ấy”.

MACAU, CHINA - FEBRUARY 11: Workers prepare for the official opening ceremony and VIP reception, celebrating the opening of SJM's new flagship casino Grand Lisboa, on February 11, 2007 in Macau , China. (Photo by MN Chan/Getty Images)
Các nhân viên chuẩn bị cho lễ khai trương và chiêu đãi VIP của sòng bạc Grand Lisboa, ngày 11 /2/2007 tại Ma Cao, Trung Quốc. (Ảnh: MN Chan / Getty Images)

Một số nhà quan sát đánh giá rằng sự đàn áp có ‘chọn lựa’ kể trên nhằm chống lại các lợi ích của phương Tây thể hiện rằng các hành động của ĐCSTQ mang tính tư lợi, cơ hội, và đạo đức giả.

“ĐCSTQ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động kinh doanh nếu những hoạt động kinh doanh ấy hỗ trợ chính sách của Đảng, và không bao giờ được trở thành một mối đe dọa tiềm tàng đối với sự thống trị của Đảng. Hẳn ai cũng biết sự kiểm soát như vậy sẽ làm thui chột các cải tiến sáng tạo trong khối doanh nghiệp tư nhân”, ông Groot nói thêm.

Những doanh nghiệp ‘sáng suốt’, nhanh chóng hành động tuân theo nguyên tắc từ thiện — một trong những trụ cột của chương trình “thịnh vượng chung” của ĐCSTQ - phần lớn đã thoát khỏi danh sách bị ĐCSTQ đàn áp.

Ông David Goodman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, cho biết: “Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Trung Quốc đã quyên góp số tiền lớn vào quỹ của nhà nước, cũng như tài trợ cho các hoạt động của nhà nước theo nhiều cách khác nhau”.

Ông Goodman nêu dẫn chứng về việc Alibaba đóng góp 15.5 tỷ USD, Tencent tài trợ 15 tỷ USD, và Pinduoduo cam kết 1.5 tỷ USD. Các tập đoàn này chi ra khoản tiền khổng lồ như vậy không chỉ bởi chính quyền đề cao hệ tư tưởng cộng sản, mà còn bởi ĐCSTQ cần được ‘nuôi sống’. Ông Goodman lưu ý, các hoạt động từ thiện của các tập đoàn lớn sẽ được lấy làm ví dụ để khuyến khích các tổ chức nhỏ hơn quyên góp cho hệ thống ĐCSTQ ở cấp địa phương.

Theo ông Arne Westad, giáo sư lịch sử tại Đại học Yale, chuyên nghiên cứu về kinh tế và chính trị của Trung Quốc, các cuộc đàn áp gần đây của ĐCSTQ thể hiện lòng tham của Đảng này. Động cơ kinh tế của ông Tập mạnh mẽ y như động cơ chính trị, khiến ông Tập chấp nhận một số hoạt động kinh doanh mang đến lợi ích cho ông ấy, trong khi tăng cường chấn chỉnh số còn lại.

Theo quan điểm của ông Westad, ĐCSTQ muốn kiểm soát càng nhiều lĩnh vực của xã hội càng tốt. Đảng này sẽ không tìm cách giết chết ngành công nghiệp cờ bạc ở Ma Cao, mà muốn “gia tăng quản lý, từ đó tăng thu nhập cho chính quyền”.

Lê Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tiền từ các sòng bạc Ma Cao chỉ được phép chảy về Trung Quốc