Tiền nhiều để làm gì? Người Mỹ ồ ạt bỏ việc, người thất nghiệp không chịu đi làm, nhiều công ty không thể thuê được nhân viên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một nghịch lý đang xảy ra ở Mỹ: Các công ty chật vật với tình trạng thiếu hụt lao động, trong khi đó vẫn còn gần chục triệu người đang không có việc làm (con số này duy trì trong vòng 6 tháng trở lại đây). Tỷ lệ trong 3 tháng gần đây luôn duy trì ở mức kỷ lục (trên 2.4%). Chuyện gì đã xảy ra với các “giá trị Mỹ”? 

Đầu tháng 4 năm nay, Bloomberg đưa tin hãng hàng không Delta Air Lines phải hủy 100 chuyến bay vì thiếu nhân viên. 1 tiệm café tại bang Florida khó kiếm người đến mức đã quay sang sử dụng robot để chào khách và giao đồ uống. Một cửa hàng McDonald’s trả 50 USD chỉ để ứng viên cho vị trí lật bánh burger chịu tới tham dự phỏng vấn.

Các công ty, đặc biệt là ngành dịch vụ, cho biết họ không tìm đâu ra người. Báo TeenVogue cho biết các biển báo với nội dung "Chúng tôi thiếu người. Vui lòng kiên nhẫn với các nhân viên" nhan nhản ở nhiều nhà hàng.

Tổng số vị trí trống cần tuyển nhân viên tại Mỹ đang ở mức cao nhất trong ít nhất 2 thập kỷ. Các buổi hội chợ tuyển dụng đang tuyển được số lao động thấp kỷ lục mặc dù tăng trưởng tiền lương hiện vào khoảng 3% - một mức khá cao mà các công ty có thể đưa ra để thu hút người lao động.

Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân có thể giải thích cho hiện tượng này: trợ cấp quá hào phóng, người lao động sợ hãi và sự phân chia lại lao động giữa các ngành.

Trợ cấp quá hào phóng triệt tiêu ‘giá trị Mỹ’

Hãy bắt đầu với những gói kích thích tài khóa khổng lồ của chính phủ Mỹ. Tình trạng không chịu kiếm việc làm xảy ra 2 tháng kể từ khi ông Biden ký gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Gói này đã tăng thêm 6 tháng trợ cấp thất nghiệp liên bang, trả thêm cho những người lao động thất nghiệp 300 USD mỗi tuần trên số tiền trợ cấp thất nghiệp của từng tiểu bang.

Mùa xuân vừa qua mỗi người Mỹ được phát không 1.400 USD tiền mặt. Không ít người sau khi nhận được khoản trợ cấp hậu hĩnh đã nghỉ việc để … ngồi chơi. Hiện nay, khoảng 40% người thất nghiệp có thể thà ngồi nhà nhận trợ cấp còn kiếm được nhiều tiền hơn so với công việc trước đó của họ.

Ủy viên Wessel viết: “Tốc độ rót vốn của các nhà đầu tư Mỹ vào Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng lên, làm suy yếu khả năng chống lại các mối đe dọa mà các chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc gây ra cho đất nước và các giá trị của chúng ta. Đã đến lúc áp đặt các biện pháp hạn chế toàn diện đối với dòng tiền và kiềm chế các hoạt động làm thuê của Phố Wall, giới đầu tư tư nhân và các tổ chức đầu tư khác”. (Ảnh: tổng hợp)
Tờ The Hill nhận định các gói cứu trợ được Chính phủ Mỹ thông qua có nguy cơ thổi bùng thâm hụt ngân sách của Mỹ nhưng lại góp phần tạo ra một bộ phận người lao động đơn giản là không muốn làm việc, thà ngồi nhà xem truyền hình thực tế còn hơn đi làm việc để kiếm tiền. (Ảnh: tổng hợp)

Tờ The Hill nhận định các gói cứu trợ được Chính phủ Mỹ thông qua có nguy cơ thổi bùng thâm hụt ngân sách của Mỹ nhưng lại góp phần tạo ra một bộ phận người lao động đơn giản là không muốn làm việc, thà ngồi nhà xem truyền hình thực tế còn hơn đi làm việc để kiếm tiền. Kể cả sau khi được tiêm vaccine đầy đủ, rất nhiều người Mỹ đã không quay trở lại làm việc.

Ví dụ, một số công việc phổ thông ở lĩnh vực tư nhân, lương dưới 750 USD/tuần, thậm chí có việc dưới 500 USD/tuần do chỉ thuê vài ngày trong tuần. Nếu cộng gộp cả hỗ trợ từ liên bang và bang, một người không có việc làm sẽ nhận được khoảng 750 USD/tuần mà chẳng phải làm gì.

Rõ ràng, ngồi nhà có nhiều tiền hơn đi làm, thì ai lại muốn đi làm?

“Hậu quả của việc tăng cường trợ cấp thất nghiệp trong thời kỳ suy thoái là điều có thể lường trước được: việc phục hồi thị trường việc làm sẽ ì ạch hơn”, nhà kinh tế Alex Salter của Texas Tech nói. “Chúng ta nên khuyến khích mọi người quay trở lại làm việc — chứ không phải dùng tiền trợ cấp để khuyến khích người lao động ở nhà”.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả cảnh báo của chuyên gia, chính quyền Biden vẫn duy trì chính sách này. Kết quả là nền kinh tế phục hồi yếu và tạo ra thiếu hụt nguồn lao động kỷ lục. Đối với một số người đang điều hành cửa hàng bán đồ ăn nhanh ở New Jersey như Larry và Roxane Maggio, tình trạng thiếu lao động đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.

“Chúng tôi không thể tìm được bất cứ ai muốn đi làm”, anh Maggios nói với tờ The Philadelphia Inquirer.

Trường hợp của Maggios không phải là duy nhất. Tờ New York Times lưu ý: Báo cáo việc làm cho thấy tình trạng thiếu lao động mà các chủ doanh nghiệp mô tả là khá thực tế.

“Những con số này phù hợp với những gì mà các chủ doanh nghiệp kể về tình trạng thiếu lao động trầm trọng - cầu đã tăng trở lại nhưng các nhà tuyển dụng không thể tìm đủ nhân công để đáp ứng”, phóng viên kinh tế cấp cao Neil Irwin viết.

Một số bang đã tự giải quyết vấn đề của mình. Theo Reuters, các thống đốc đảng Cộng hòa ở ít nhất 23 bang, bao gồm Florida và Texas, đã chấm dứt các chương trình thất nghiệp do chính phủ liên bang tài trợ.

"Việc tiếp tục các chương trình này cho đến ngày hết hạn dự kiến ​​là 4/9/2021 là không cần thiết. No đang cản trở khả năng lấp đầy hơn 40.000 vị trí việc làm của các nhà tuyển dụng ở Arkansas", Thống đốc Asa Hutchinson đã viết.

Ngay sau đó, số liệu này đã là mức giảm kỷ lục từ 6.149 triệu đơn xin thất nghiệp vào đầu tháng 4 năm 2020.

Số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh trong năm 2020 do các chính sách cải thiện kinh tế dưới thời chính quyền Trump mặc dù Covid-19 đang hoành hành. Kể từ khi có kết quả bầu cử, tỷ lệ thất nghiệp đã đi ngang cho đến khi các bang Cộng Hòa dừng nhận tiền cứu trợ của liên bang. (Nguồn: Statista)

Ông Biden đã miễn cưỡng thừa nhận rằng báo cáo việc làm ảm đạm bắt nguồn từ “khoản trợ cấp thất nghiệp hào phóng” của chính phủ. Mặc dù trước đó, chính ông đã nói: “Như cha tôi thường nói, một công việc không chỉ đơn thuần là một đồng lương. Nó thể hiện phẩm giá của bạn".

Cha của ông Joe Biden đã đúng. Công việc không chỉ là tiền lương; nó phản ánh phẩm giá và hơn thế nữa. Đó chính là lý do tại sao rất nhiều bang trên khắp Hoa Kỳ lại từ chối các chính sách không khuyến khích người Mỹ làm việc. Rõ ràng, những chính sách này đang hạ thấp phẩm giá người Mỹ, mà phẩm giá - chính nó - lại là nền tảng cho sự thịnh vượng của nước Mỹ.

Nỗi sợ hãi - Tiền nhiều để làm gì?

Yếu tố thứ hai – nỗi sợ hãi – có thể giải thích tốt cho tình trạng thiếu lao động của Mỹ. Gần 4 triệu người không đi tìm việc làm "vì sợ bị mắc bệnh", theo số liệu chính thức. Lý giải này cũng hợp lý nếu nhìn vào những ngành thiếu lao động trầm trọng nhất là y tế, giải trí và dịch vụ nhà hàng – khách sạn, cơ sở lưu trú. Đây đều là những ngành đòi hỏi nhân viên tiếp xúc trực tiếp với nhiều người, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Ngoài ra, còn một nỗi sợ nữa khiến nhiều người Mỹ chọn cách bỏ các công việc ổn định để tìm kiếm các cuộc phiêu lưu sau đại dịch: Nỗi sợ lãng phí cuộc đời cho công việc.

Điều này đang xảy ra với các nhân viên thế hệ millennial thu nhập hạng A tại Mỹ. Một số người chọn từ bỏ những công việc ổn định để bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Một số khác không chịu quay trở lại văn phòng làm việc và đe dọa nghỉ việc trừ khi được phép làm việc ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào họ muốn.

Tài khoản ngân hàng của họ đã tăng lên nhờ khoản tiền tiết kiệm trong một năm làm việc ở nhà, cùng với đó là giá các loại tài sản tăng vọt. Trong khi một số người chỉ muốn thay đổi công việc, một số khác muốn dừng làm việc hoàn toàn.

Nếu có một từ để mô tả trào lưu này, thì đó sẽ là YOLO - "you only live one" (tạm dịch: bạn chỉ sống một lần trong đời) - từ viết tắt được rapper Drake phổ biến cách đây một thập kỷ và được những người thích mạo hiểm truyền tai nhau kể từ thời điểm đó.

Anh Brett Williams, 33 tuổi, một luật sư ở Orlando là người như vậy. "Tôi nhận ra mình đã ngồi trong quầy bếp 10 tiếng/ngày với cảm giác đau khổ", anh nói. "Tôi nghĩ, mình đang đánh mất điều gì. Tất cả chúng ta đều có thể chết vào ngày mai".

Do đó, anh nghỉ việc bỏ lại vị trí đáng mơ ước với mức lương cao ngất ngưởng để nhận việc tại một công ty nhỏ do người hàng xóm điều hành và dành nhiều thời gian hơn cho vợ và con chó của mình. "Tôi vẫn là một luật sư nhưng tôi không có hứng thú đi làm trong một thời gian dài", anh nói.

Cô Olivia Messer - cựu phóng viên của The Daily Beast cũng nghỉ việc vào tháng 2, sau khi nhận ra một năm trong đại dịch khiến cô kiệt sức. "Tôi kiệt sức đến nỗi không còn cảm thấy mình biết cách làm công việc của mình nữa", Messer, 29 tuổi, tuyên bố nghỉ việc và chuyển từ Brooklyn đến Sarasota để ở gần cha mẹ. Kể từ đó, cô viết lách tự do và theo đuổi các sở thích như vẽ tranh và chèo thuyền kayak.

Cô thừa nhận không phải ai cũng có thể dễ dàng từ bỏ công việc nhưng cô nói rằng sự thay đổi mang đến hiệu quả. "Tôi có cảm giác sáng tạo mới mẻ về cuộc sống".

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 8 năm 2021 của Bankrate, hầu hết người Mỹ (55%) muốn chuyển việc trong 12 tháng tới. Một cuộc khảo sát gần đây của Microsoft cũng cho thấy hơn 40% người lao động trên toàn cầu cân nhắc rời bỏ công việc của họ trong năm nay.

Tái phân bổ nguồn lực

Nguyên nhân cuối cùng là sự tái phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ. Một số ngành đang ngày càng được ưa chuộng hơn trong khi một số ngành thì suy giảm, phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi.

Tỷ lệ bỏ việc vẫn đặc biệt tăng cao đối với những người làm công việc giải trí và khách sạn, giữ mức 5,3% trong tháng 4, 5 và 6 với có 778.000 người nghỉ việc. Đây là 2 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch khi mọi người ngừng đi du lịch và mua sắm trực tuyến.

Sau khi nghiên cứu hơn 400 khu vực địa lý, The Economist rút ra kết luận yếu tố địa lý cũng có tác động không nhỏ. Chênh lệch trong tăng trưởng việc làm giữa những vùng phát triển nhất với những vùng đang gặp khó khăn đã tăng gấp đôi so với trước dịch. Người lao động cần thời gian để thích nghi với điều này. Ví dụ, 1 nhân viên pha chế đang tìm việc làm ở trung tâm Manhattan sẽ mất nhiều thời gian để tìm việc hơn so với 1 tài xế giao hàng ở Westchester.

Hiện tại, tiền lương và giá cả đều đồng thời tăng, điều này có thể tạo ra một đợt lạm phát kéo dài, điều có thể khiến tình cảnh của người lao động sẽ không mấy tốt hơn trong điều kiện thực tế.

Tiếu Ngạo Giang Hồ có thể giúp chúng ta có thêm một sự tham chiếu cần thiết bởi những gì đang diễn ra trên sân khấu chính trị nước Mỹ có thể là màn diễn cuối cùng trước khi lịch sử nhân loại sang trang.
Người Mỹ, nhất là thế hệ cũ, với nền tảng giá trị Mỹ, khá bảo thủ trong niềm tin tuyệt đối vào 3 cặp giá trị, đặc biệt là giá trị về Giấc mơ Mỹ & Sự chăm chỉ. Với giá trị như vậy, họ sẽ không lựa chọn các chính trị gia ưa thích sử dụng cần câu “phúc lợi” để kiếm phiếu bầu. Phúc lợi quá cao sẽ bào mòn đi sự chăm chỉ, tước đoạt đi giấc mơ Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Người Mỹ, nhất là thế hệ cũ, với nền tảng giá trị Mỹ, khá bảo thủ trong niềm tin tuyệt đối vào 3 cặp giá trị, đặc biệt là giá trị về Giấc mơ Mỹ & Sự chăm chỉ. Với giá trị như vậy, họ sẽ không lựa chọn các chính trị gia ưa thích sử dụng cần câu “phúc lợi” để kiếm phiếu bầu. Phúc lợi quá cao sẽ bào mòn đi sự chăm chỉ, tước đoạt đi giấc mơ Mỹ. Phúc lợi quá cao sẽ mất đi cơ hội về bình đẳng và cạnh tranh. Phúc lợi quá cao sẽ mất đi năng lực tự lực của người Mỹ.

Vì vậy, việc theo đuổi một thể chế kiểu xã hội chủ nghĩa (XHCN), nơi người dân chờ đợi chính quyền phân phát quyền lợi kiểu như chính sách của ông Biden là điều mà người Mỹ truyền thống không dễ chấp nhận. Vì thế, chính sách này đã không chỉ khiến người dân lười lao động hơn, mà một khi giá trị của lao động bị đảo ngược, thì những tâm lý bất mãn, dao động, thậm chí rất điên rồ sẽ xuất hiện.

Nếu ông Trump trước đây muốn làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại thì ông Biden dường như chỉ có một nhiệm vụ: đó là làm cho đảng Dân chủ Mỹ thống trị nước Mỹ bất chấp nước Mỹ trôi dạt về đâu.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Tiền nhiều để làm gì? Người Mỹ ồ ạt bỏ việc, người thất nghiệp không chịu đi làm, nhiều công ty không thể thuê được nhân viên