Thực thi chính sách tài chính 'xã hội chủ nghĩa', bảng cân đối của Fed đang rủi ro nhất thời đại (Kỳ 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chạy theo chính sách tài chính kiểu xã hội chủ nghĩa, điên cuồng vay nợ, mở rộng đòn bẩy và đổ tiền cứu trợ cho khu vực tư nhân. Tổng tài sản của Fed đã tăng gấp đôi sau 18 tháng lên tới 8 nghìn tỷ USD và sẽ sớm đạt 10 nghìn tỷ USD trong 6 tháng tới. Khối nợ của Fed gấp 250 lần so với vốn tự có của nó. Fed có thể phá sản không?

Bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) lần đầu tiên đạt mức 8 nghìn tỷ đô la, dữ liệu hàng tuần được ngân hàng trung ương Hoa Kỳ công bố hôm qua.Tổng tài sản của Fed đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu mua sắm quy mô lớn vào tháng 3 năm 2020 khi đại dịch COVID-19 bùng nổ và đưa nền kinh tế gần như đi vào bế tắc.

Tổng tài sản của Fed hiện đã tăng gấp 8 lần kể từ năm 2008. (Nguồn: Cục dự trữ liên bang Mỹ)

Báo cáo cũng cho thấy Fed dường như đã bán khoảng 160 triệu USD nắm giữ nợ doanh nghiệp của mình kể từ thứ Hai (7/6/2021), sau thông báo sẽ rút bớt danh mục tín dụng doanh nghiệp gần 14 tỷ USD. Đây là một trong các bước đi đầu tiên của Fed trong việc cố gắng bán bớt phần tài sản mà Fed đã mua vào trong 16 quỹ trao đổi trái phiếu hôm 6/7 vừa qua.

Fed đã liên tiếp mở rộng bảng cân đối của họ kể từ sau cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (GFC 2008). Fed vay tiền (mở rộng bảng cân đối) để đổ vào cứu trợ các định chế tài chính đang kẹt thanh khoản, mất hết tài sản vì các khoản vay mua nhà dưới chuẩn. Tổng tài sản của Fed năm 2010 đã tăng lên 2 nghìn tỷ USD. Fed không ngừng vay nợ tiền và rót vào định chế, doanh nghiệp, tổng tài sản của Fed nhanh chóng tăng gấp đôi sau 10 năm, 4 nghìn tỷ USD trước khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu.

Nhưng chỉ một năm rưỡi sau đại dịch, bảng cân đối của Fed đã tăng dựng đứng, gấp đôi một lần nữa chỉ trong vòng 18 tháng, lên tới 8 nghìn tỷ USD. Dù vậy, khối nợ của Fed còn tiếp tục tăng mạnh, Bloomberg dự tính tổng tài sản lên tới 10 nghìn tỷ USD trong 6 tháng tới.

Khối nợ của Fed đã gấp 250 lần vốn tự có - Fed có thể phá sản không?

Theo kế hoạch, tổng tài sản của Fed sẽ đạt 10 nghìn tỷ USD vào cuối năm nay. Điều này có nghĩa tổng nợ (mà Fed đi vay) đã gấp 250 lần so với vốn tự có của Fed (hiện khoảng 39 tỷ USD). Fed đang phải đối mặt với rủi ro nào trong bảng cân đối kế toán? Fed có thể vỡ nợ không?

Câu trả lời là KHÔNG dù tổn thất (các khoản lỗ) bằng tiền là thật và rất lớn. Fed không hề hấn gì trước khoản nợ khổng lồ mà tổ chức này vay để bơm ra thị trường. Chỉ có tiền thuế của người Mỹ mà Bộ Tài chính Mỹ đang quản lý, phân phối chịu tổn thất bởi kế hoạch mở rộng tổng tài sản khủng trên bảng cân đối kế toán của Fed.

Bảng cân đối kế toán của Fed mở rộng chủ yếu ở ba lĩnh vực: (i) 4,2 nghìn tỷ USD đầu tư vào Trái phiếu kho bạc; (ii) 1,9 nghìn tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp (MBS). Danh mục tài sản này đang tăng 120 tỷ USD mỗi tháng; (iii) khoảng 353 tỷ USD hoán đổi ngoại hối với các ngân hàng trung ương nước ngoài và khoảng 186 tỷ USD các phương tiện thanh khoản và cho vay đặc biệt.

Fed vay tiền từ đâu từ để mở rộng bảng cân đối? Câu trả lời là từ Bộ Tài chính Mỹ. Chính xác là từ tiền thuế ngày hôm nay cộng thêm khoản nợ tương lai mà người Mỹ phải trả.

Chương trình bơm tiền hơn một thập kỷ qua có cái tên khiên cưỡng "nới lỏng định lượng", cái tên mơ hồ đã thành công trong việc ngăn hiểu biết của hầu hết chúng ta về việc Fed thực chất dùng tiền của thu từ thuế, tiền vay nợ từ chính phủ Mỹ để bơm tiền cứu trợ cho các định chế tài chính và doanh nghiệp tư nhân. Theo số liệu của Bloomberg, cho tới nay, Bộ tài chính Mỹ đã chuyển 4,5 nghìn tỷ USD để Fed mua lại các tài sản của khu vực tư nhân, bơm tiền giá rẻ ra nền kinh tế.

Với một phần lớn tài sản đổ vào Kho bạc nhà nước, và chứng khoán có tài sản đảm bảo MBS, rủi ro tín dụng của Fed là thấp bởi Kho bạc nhà nước và cơ quan MBS được hỗ trợ bởi chính phủ Mỹ. Ngoài ra, giao dịch hoán đổi ngoại hối được hỗ trợ bởi các ngân hàng trung ương của các quốc gia hoặc khu vực có rủi ro tín dụng quốc gia thấp và được thế chấp bằng ngoại tệ được cam kết trong giao dịch hoán đổi.

Rủi ro không mất đi, nó chỉ chuyển từ Fed sang khoản nợ thế tục của người Mỹ

Nhưng rủi ro mua tài sản xấu của Fed là hiện hữu và rủi ro thì không thể mất đi, nó chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác. Hiện tại, khoản lỗ từ việc Fed đang mua nợ đô thị, chứng khoán ở các quỹ trao đổi trái phiếu rác, trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng BB (gần như là doanh nghiệp xác sống, tồn tại nhờ vào nguồn tiền đi vay) này đang do Bộ tài chính Mỹ phải gánh chịu. Tổn thất của khoản tín dụng đầu tư vào tài sản xấu này đã mất 10%, hạch toán vào lỗ của Bộ Tài chính Mỹ.

Fed vay tiền từ đâu từ để mở rộng bảng cân đối? Câu trả lời là từ Bộ Tài chính Mỹ. Chính xác là từ tiền thuế ngày hôm nay cộng thêm khoản nợ tương lai mà người Mỹ phải trả.  (Nguồn:
Fed vay tiền từ đâu từ để mở rộng bảng cân đối? Câu trả lời là từ Bộ Tài chính Mỹ. Chính xác là từ tiền thuế ngày hôm nay cộng thêm khoản nợ tương lai mà người Mỹ phải trả. (Nguồn: NTDVN tổng hợp)

Để bạn đọc dễ hiểu, hành vi mua chứng khoán của doanh nghiệp của Fed bằng tiền ngân sách Mỹ cũng giống như Công ty mua bán nợ Việt Nam (VAMC) được sinh ra để mua và ôm khối nợ xấu cho các NHTM năm 2012 hay công ty xử lý nợ xấu China Huarong mới phá sản gần đây của Trung Quốc vậy.

Điều này không bình thường trong một thể chế kinh tế mà Ngân hàng trung ương được tuyên bố là hoàn toàn độc lập với chính phủ, 75% được sở hữu bởi các ông lớn Phố Wall và đồng quản lý bởi khu vực tư nhân và nhà nước như nền kinh tế Mỹ.

Cơ chế "nới lỏng định lượng" của Fed mang thông điệp can thiệp sâu sắc vào thị trường, thay đổi sở hữu khu vực tư nhân bằng cứu trợ và phân phối lại tài sản của người dân Mỹ thông qua thu thuế và tiêu phí khoản tiền này vào cứu trợ cho các định chế tài chính và các doanh nghiệp không mấy hiệu quả. Một kiểu tài chính xã hội chủ nghĩa, một mô hình tài chính rất gần gũi với mô hình của Trung Quốc.

Không chỉ vậy, Fed cũng đang chịu rủi ro lãi suất đáng kể. Nhiều tài sản của Fed có thời hạn dài, đặc biệt là trái phiếu và chứng khoán có tài sản đảm bảo mà họ đang nắm giữ. Hơn nữa, các nghĩa vụ này chủ yếu được tài trợ bởi nguồn tiền dự trữ bắt buộc (mà các NHTM Mỹ dự trữ một khoản nhất định theo tỷ lệ tiền gửi qua đêm và dư nợ tiền tệ của họ tại Fed)

Điều này có nghĩa là nếu Fed cần tăng lãi suất ngắn hạn đáng kể trong vài năm tới, thì có thể chi phí nợ phải trả mà họ sử dụng để tài trợ cho bảng cân đối kế toán của mình sẽ vượt quá lợi nhuận mà Fed kiếm được trên tài sản mà Fed đã đầu tư. Tức là Fed sẽ thua lỗ nếu Fed buộc phải tăng lãi suất.

Như chúng ta đã biết, lạm phát đã tăng kể từ tháng Hai và liên tiếp tăng cao hơn dự báo trong tháng Tư và tháng Năm vừa qua. Khả năng Fed phải thay đổi chính sách lãi suất là rất lớn. Như vậy, các khoản lỗ do lãi suất tăng vì lạm phát tăng đã trở thành rủi ro hiện hữu rất lớn của Fed khi khối tài sản kia đến kỳ đáo hạn.

Điều đó nói lên rằng, bảng cân đối của Fed càng lớn và kỳ hạn của Trái phiếu Kho bạc và chứng khoán MBS mà Fed nắm giữ càng dài thì rủi ro lãi suất càng lớn. Khi bảng cân đối kế toán mở rộng, khả năng thanh khoản (tức là lượng tiền mặt trả cho các nghĩa vụ nợ) càng giảm mạnh. Và khi bảng cân đối phát triển trong môi trường lãi suất cực thấp (như hiện nay), lợi tức trung bình trên tài sản của Fed giảm.

Mặc dù thông tin cập nhật về bảng cân đối kế toán của Fed về thu nhập lãi trong danh mục đầu tư của họ không có sẵn, nhưng theo Bloomberg, trong một phân tích chuyên gia, cho rằng việc tăng lãi suất ngắn hạn lên 4% trong vòng một vài năm sẽ đủ để biến biên lãi ròng của Fed âm, lúc này Fed sẽ phát sinh các khoản lỗ thực.

Tuy nhiên, điều công chúng quan tâm nhất không phải là Fed có đổ vỡ hay không, Fed mất hết tiền thì có hoạt động được nữa không… Bởi vì, với một tổ chức có quyền lực chính trị và tài chính như Fed, đó hoàn toàn không phải là vấn đề, dù sự thua lỗ đó tạo lên gánh nặng lớn cho nền kinh tế và từng người dân của nó.

Điều thú vị hơn nằm ở câu hỏi khác: Việc Fed điên cuồng mở rộng bảng cân đối tài sản, điên cuồng “giải cứu” và bơm tiền vào thị trường tài chính thì có lợi cho ai? Kẻ đó có phải là thế lực thao túng được Fed không? Mời các bạn đón đọc Kỳ 2: Bảng cân đối tài sản của Fed là công cụ của các sói già Phố Wall.

Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Thực thi chính sách tài chính 'xã hội chủ nghĩa', bảng cân đối của Fed đang rủi ro nhất thời đại (Kỳ 1)