Thủ tướng Merkel từ chối ‘cấm hoàn toàn’ đối với Huawei, khiến nước Đức trở nên ‘không giống ai’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Như đã dự báo trước đây, vì lợi ích kinh tế gắn kết, Thủ tướng Merkel không thực sự muốn đối đầu với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà chỉ đang ‘diễn kịch’ trước các đồng minh, điều này thể hiện rõ trong ‘những biện pháp quá lỏng lẻo’ nhằm thắt chặt giám sát đối với Huawei tại Đức.

Hiện tại, có rất ít dấu hiệu cho thấy “sự thức tỉnh” thật sự của Đức. Cả bà Merkel và các bộ trưởng chủ chốt của bà, bao gồm Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier, đều không có khuynh hướng "từ bỏ hiện trạng" đối với ĐCSTQ.

Vào tháng 7/2020, ông Altmaier nói với POLITICO rằng ông vẫn tin tưởng vào “sự chuyển đổi thông qua thương mại” với Trung Quốc.

‘Lơi lỏng’ với Huawei

Thủ tướng Angela Merkel giữ lập trường chống lại các "diều hâu an ninh" ở Berlin để ngăn chặn lệnh cấm chính thức đối với Công ty Huawei Technologies của Trung Quốc, khi các nhà đàm phán hoàn thiện các quy tắc để giữ an toàn cho mạng không dây thế hệ thứ năm của Đức.

Dự thảo quy định sẽ thắt chặt sự giám sát của chính phủ Đức đối với các nhà cung cấp thiết bị, tạo điều kiện cho các thành viên chủ chốt trong nội các có nhiều cơ hội hơn để đánh dấu rủi ro an ninh đối với dữ liệu của Đức.

Trong khi các quy định phản ánh mối quan tâm của quốc tế về nhà cung cấp Huawei của Trung Quốc, thủ tướng Merkel đã từ chối thỏa hiệp về “quan điểm cốt lõi” của mình rằng Đức không được loại Huawei bằng lệnh cấm có mục tiêu. Mặc dù các quy tắc vẫn có thể thay đổi, nhưng bản thân các biện pháp riêng không có khả năng dẫn đến lệnh cấm trên thực tế đối với Huawei (bằng cách làm cho các yêu cầu bảo mật trở nên quá khó khăn).

Họ còn nói các biện pháp này không nhằm mục đích cấm Huawei, như Pháp thông qua cách khiến các công ty viễn thông sử dụng bộ công cụ của Huawei gặp nhiều khó khăn hoặc rủi ro hơn.

Điều đó sẽ khiến Đức có các quy định lỏng lẻo hơn so với Anh - nơi đã áp đặt lệnh cấm hoàn toàn, và Pháp - nơi chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã đưa ra các quy tắc khiến các nhà khai thác sử dụng bộ Huawei 5G gặp nhiều rủi ro hơn (mặc dù không cấm hoàn toàn).

“Hội đồng Châu Âu nhấn mạnh rằng các nhà cung cấp 5G tiềm năng cần được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí khách quan chung”. (Ảnh: OLIVIER MATTHYS/AFP qua Getty Images)
“Hội đồng Châu Âu nhấn mạnh rằng các nhà cung cấp 5G tiềm năng cần được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí khách quan chung”. (Ảnh: OLIVIER MATTHYS/AFP qua Getty Images)

Những dấu hiệu về khoảng cách giữa Đức và Pháp đang xuất hiện vài ngày trước khi các nhà lãnh đạo châu Âu gặp nhau tại Brussels để thảo luận về bảo mật 5G và chiến lược công nghiệp rộng lớn hơn của họ.

Charles Michel, chủ tịch hội đồng các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU), đang cố gắng tạo ra một cách tiếp cận nhất quán đối với an ninh mạng trong toàn khối. Theo dự thảo kết luận hội nghị thượng đỉnh cho biết: “Hội đồng Châu Âu nhấn mạnh rằng các nhà cung cấp 5G tiềm năng cần được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí khách quan chung”.

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày đã được lùi lại cho đến cuối tuần sau vì ông Michel đang cách ly sau khi tiếp xúc với virus Corona Vũ Hán.

Bà Merkel đã duy trì cách tiếp cận hòa giải với Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm khuấy động sự phản đối đối với Bắc Kinh và áp lực của ông đối với các chính phủ EU nhằm loại Huawei ra khỏi mạng dữ liệu của họ.

Bà Merkel và ‘trận chiến Huawei’

Thủ tướng Đức đã củng cố lập trường đó sau cuộc họp video căng thẳng vào ngày 14 tháng 9 giữa các nhà lãnh đạo EU và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Bà Merkel nói với các phóng viên sau cuộc họp: “Số lượng các vấn đề đã tăng lên đáng kể trong một số lĩnh vực nhất định, không có gì phải bàn cãi về điều đó. Mặt khác, bạn phải tiếp tục cố gắng tìm ra giải pháp, ngay cả khi nó chỉ là giải pháp rất nhỏ tại một thời điểm”.

Huawei đã trở thành “cột thu lôi” cho căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc. Ngoài sức ép từ Mỹ, bà Merkel còn vấp phải sự phản kháng từ cơ quan tình báo Đức, những người cho rằng mối quan hệ của công ty với ĐCSTQ gây ra rủi ro cho an ninh thông tin.

Ngoài sức ép từ Mỹ, bà Merkel còn vấp phải sự phản kháng từ cơ quan tình báo Đức (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Ngoài sức ép từ Mỹ, bà Merkel còn vấp phải sự phản kháng từ cơ quan tình báo Đức (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)

Lệnh cấm của Nhà Trắng đối với các công ty cung cấp công nghệ Mỹ cho Huawei có hiệu lực vào tuần trước, nhằm ngăn chặn việc cung cấp phần mềm và thành phần do nước ngoài sản xuất, vốn là chìa khóa để cung cấp năng lượng cho các trạm gốc 5G của Huawei.

Guo Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei, nói với các phóng viên tại Thượng Hải hôm thứ Tư (ngày 23/9) rằng công ty có hàng tồn kho đủ để duy trì hoạt động của mình.

Công ty đã liên tục phủ nhận rằng các thành phần 5G của họ gây ra bất kỳ rủi ro nào - và chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo về việc công ty bị đối xử không công bằng, thậm chí đe dọa trả đũa nếu công ty bị đóng cửa.

Các quy định mới của Đức, một phần của luật bảo mật công nghệ thông tin (CNTT) rộng rãi, tạo ra một lựa chọn cho các thành viên nội các cấp cao để đưa ra phản đối dựa trên rủi ro chính trị, trước khi Huawei xâm nhập vào mạng lưới của Đức; trong khi các dự thảo trước đó, vốn chỉ quy định đánh giá kỹ thuật về “mức độ đáng tin cậy” của nhà cung cấp trước khi nhận được chứng nhận từ các cơ quan quản lý của Đức.

Thủ tướng Merkel đã “dập tắt” một cuộc nổi loạn trong khối do Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của bà lãnh đạo vào tháng 2/2020, khi một “phe cứng rắn” thúc đẩy các hạn chế quyết liệt hơn đối với Huawei. Kể từ đó, công việc về luật pháp đã bị “sa lầy” bởi những bất đồng giữa các bộ về mức độ cứng rắn đối với Trung Quốc. Một trong những quan chức cho biết Bộ Ngoại giao vẫn phản kháng đối với bà Merkel.

Khi đã được nội các đồng ý, luật sẽ phải được Hạ viện Đức thông qua. Với một lịch trình dày đặc, nội các của Thủ tướng Merkel sẽ cần sớm thông qua dự thảo vào cuối năm nay.

Lê Minh



BÀI CHỌN LỌC

Thủ tướng Merkel từ chối ‘cấm hoàn toàn’ đối với Huawei, khiến nước Đức trở nên ‘không giống ai’