Thông qua Huawei, tạp chí danh tiếng 'the Economist' đã 'bán mình' cho ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời báo Kinh tế hàng đầu của Châu Âu và Anh - The Economist - đã vì lợi ích tài chính mà chấp nhận làm “tay sai truyền thông” cho Huawei - cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong suốt thập kỷ qua.

Tờ Economist đã đưa ra thông tin đầy thiện cảm về gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei - vốn được coi là một nguy cơ an ninh quốc gia; lý do là vì mối quan hệ kinh doanh “béo bở” của ấn phẩm này với Huawei đã kéo dài gần một thập kỷ.

‘Tay sai’ của Huawei

Huawei Technologies đã ủy quyền cho bộ phận tư vấn kinh doanh của Economist để thúc đẩy các chương trình nghị sự chính sách của mình và xoa dịu những lo ngại về an ninh mạng mà các chính phủ phương Tây đưa ra.

Tạp chí có ảnh hưởng của Anh đã đưa ra các báo cáo về nhiều chủ đề, chạy nhiều quảng cáo của Huawei, và các biên tập viên của họ đã đồng tổ chức một số diễn đàn toàn cầu với công ty này, giúp Huawei nâng cao hình ảnh trước công chúng khi phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng từ các nước phát triển (về mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc).

Tạp chí The Economist đã bảo vệ Huawei trong một câu chuyện trên trang bìa năm 2012 (năm mà bộ phận tư vấn của ấn phẩm này bắt đầu làm việc với công ty), cáo buộc các nước phương Tây sử dụng mối lo ngại về an ninh mạng như một cái cớ để chống lại sự cạnh tranh hợp pháp từ Huawei.

Trong những năm gần đây, ấn phẩm này đã trở nên ít ủng hộ Huawei hơn, nhưng mức độ đưa tin của Economist về công ty này được coi là "đủ thân thiện" để bộ phận PR của Huawei có thể trích dẫn một số bài báo của tạp chí danh tiếng này nhằm xoa dịu những lời chỉ trích.

Huawei đã nuôi dưỡng mối quan hệ "béo bở" với Economist ngay khi họ phải đối mặt với những lo ngại ngày càng tăng từ các nước phương Tây, rằng mạng băng thông rộng do công ty công nghệ này xây dựng đóng vai trò là đường dẫn cho “hoạt động gián điệp của Trung Quốc”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi và các nhân viên khi ông xuất hiện tại văn phòng của công ty công nghệ Trung Quốc ở London trong chuyến thăm cấp nhà nước vào ngày 21 tháng 10 năm 2015 (Ảnh: MATTHEW LLOYD / AFP qua Getty Images)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi và các nhân viên khi ông xuất hiện tại văn phòng của công ty công nghệ Trung Quốc ở London trong chuyến thăm cấp nhà nước vào ngày 21 tháng 10 năm 2015 (Ảnh: MATTHEW LLOYD / AFP qua Getty Images)Những lo ngại về an ninh mạng như vậy đã thúc đẩy Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Vương quốc Anh và các đồng minh khác của Hoa Kỳ cắt giảm nghiêm trọng hoặc cấm hoàn toàn hoạt động của Huawei tại quốc gia của họ.

Huawei đã chiến đấu quyết liệt để ngăn chặn các lệnh trừng phạt của các chính phủ, một nỗ lực mà Economist đóng vai trò quan trọng. Bộ phận tư vấn của ấn phẩm đã hai lần tư vấn cho Huawei về cách giải quyết mối quan tâm của các nước phương Tây và tránh sự phẫn nộ của họ.

Tờ Economist đã giúp “làm sạch các mối quan hệ mờ ám của ‘gã khổng lồ’ với chính phủ Trung Quốc”, bằng cách mượn danh tiếng toàn cầu của tạp chí này như một tiêu chuẩn cho “chủ nghĩa vũ trụ khai sáng”.

‘Chủ nghĩa vũ trụ khai sáng’ hay ‘chủ nghĩa kim tiền’?

Các mối quan hệ của tờ Economist với Huawei có thể được truy trở lại ít nhất là năm 2010, khi tạp chí này công bố chọn Huawei là người chiến thắng của giải thưởng Doanh nghiệp sử dụng sáng tạo.

Nhưng mối quan hệ hợp tác này bắt đầu nghiêm túc vào năm 2012, khi Economist Intelligence Unit - bộ phận tư vấn của tạp chí - bắt đầu xuất bản các báo cáo do Huawei tài trợ. Tổng cộng, đơn vị đã xuất bản ít nhất bảy báo cáo do Huawei tài trợ từ năm 2012 đến năm 2018 .

Nhiều báo cáo đã phân tích tình trạng của các mạng băng thông rộng ở các khu vực khác nhau trên thế giới, từ Vương quốc Anh đến Đông Nam Á . Các báo cáo này đã nâng cao chương trình nghị sự rộng lớn hơn của Huawei trong việc khiến các quốc gia có thể chấp nhận đầu tư nhiều hơn vào mạng băng thông rộng, và không khuyến khích các chính sách bảo hộ.

Các báo cáo khác của Economist Intelligence Unit đã hỗ trợ rõ ràng lợi ích của Huawei. Để đối phó với những lo ngại về an ninh quốc gia ngày càng tăng ở Hoa Kỳ và các nơi khác, Huawei đã ủy quyền hai báo cáo — một công khai, một riêng tư — phân tích cách Huawei có thể phản ứng với sự giám sát ngày càng tăng của các chính phủ và tránh các cuộc đàn áp.

Báo cáo công khai, được công bố vào năm 2014, đã tuyên bố Huawei trở thành "công ty dẫn đầu ngành về an ninh mạng".

"[Huawei] cũng nên tách mình khỏi hình ảnh của ĐCSTQ - vốn đang bị coi là một mối đe dọa với môi trường an ninh mạng", báo cáo viết. "Điều này sẽ giúp ngăn chặn nhận thức tiêu cực về Huawei như một công ty sẵn sàng giúp các chính phủ giám sát người dân của họ".

Mục tiêu đó, theo báo cáo, có thể đạt được bằng cách tổ chức các diễn đàn công cộng để "phát triển và phối hợp các tiêu chuẩn công nghiệp về an ninh mạng".

Huawei dường như đã "tuân theo" các khuyến nghị của tạp chí này, thậm chí tài trợ cho một số diễn đàn quốc tế để thảo luận về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin.

Có qua có lại: The Economist quảng bá cho Huawei, Huawei giới thiệu về ‘đạo đức’ của tạp chí này

The Economist đóng một vai trò quan trọng trong việc hợp pháp hóa các diễn đàn này — các biên tập viên của nó thường xuyên tham gia vào các diễn đàn do Huawei tổ chức, bao gồm cả phó tổng biên tập tạp chí và biên tập viên kinh doanh. Diễn đàn gần đây nhất diễn ra vào ngày 17 tháng 7.

The Economist cũng đã xuất bản một tính năng quảng cáo trực tuyến để quảng bá cho diễn đàn hàng đầu của Huawei về nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2018. Đổi lại, các giám đốc điều hành của Huawei cũng đã tham gia vào các diễn đàn quốc tế uy tín do Economist tài trợ để giới thiệu về đạo đức nghề nghiệp của công ty này.

Ngoài các diễn đàn, Huawei cũng chạy một số quảng cáo trên ấn bản in của Economist và trả tiền cho tạp chí để sản xuất nội dung được tài trợ trên trang web của mình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi và các nhân viên khi ông xuất hiện tại văn phòng của công ty công nghệ Trung Quốc ở London trong chuyến thăm cấp nhà nước vào ngày 21 tháng 10 năm 2015 (Ảnh: MATTHEW LLOYD / AFP qua Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi, khi ông xuất hiện tại văn phòng của công ty công nghệ Trung Quốc ở London trong chuyến thăm cấp nhà nước vào ngày 21 tháng 10 năm 2015 (Ảnh: MATTHEW LLOYD / AFP qua Getty Images)

Nội dung được tài trợ gần đây nhất — video báo trước về tác động của đại dịch viêm phổi Vũ Hán đối với toàn cầu hóa — đã được xuất bản vào tháng 9/2020.

Tạp chí Anh ‘bán mình’ cho ĐCSTQ

Trong khi các bài báo của Economist về Huawei thời gian qua tỏ vẻ hoài nghi hơn về công ty này, tạp chí vẫn tiếp tục chỉ trích các nỗ lực của Mỹ trong việc trừng phạt Huawei.

Huawei đã rất vui mừng khi trích dẫn một số bài báo của Economist trong phần "sự thật" của mình, nhằm xoa dịu những lo ngại về Huawei. Giám đốc điều hành của công ty công nghệ này, Nhậm Chính Phi, cũng đã có các cuộc phỏng vấn “kết luận mở” với ấn phẩm vào tháng 12/2019 và tháng 1/2020. Cuộc phỏng vấn năm 2020 là với tổng biên tập của Economist .

Không một bài báo nào trên tờ Economist đề cập đến mối quan hệ kinh doanh lâu dài của tờ báo với hãng công nghệ này.

Nile Gardiner, một chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Quỹ Di sản bảo thủ, nói rằng mối quan hệ của Huawei với Economist dường như là một phần trong “chiến dịch nhiều mặt” của công ty Trung Quốc, nhằm gây ảnh hưởng đến dư luận Anh và châu Âu.

Ông nói: “Huawei có một hoạt động tuyên truyền lớn ở châu Âu và đầu tư số tiền lớn để ảnh hưởng đến tư duy ở châu Âu. Thật đáng thất vọng khi một số tổ chức và doanh nghiệp truyền thông châu Âu đã chọn cộng tác với một thực thể do ĐCSTQ kiểm soát."

Trần Đức

Theo The Washington Free Beacon



BÀI CHỌN LỌC

Thông qua Huawei, tạp chí danh tiếng 'the Economist' đã 'bán mình' cho ĐCS Trung Quốc