Thị trường chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ nhờ đánh cược vào hiệu quả chính sách kích thích kinh tế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổ phiếu châu Á đã phục hồi nhẹ trong tuần qua (tính tới thứ Năm, ngày 5/3). Thị trường bật lên sau đợt bán tháo vào tuần trước, trong bối cảnh các nhà đầu tư đặt hy vọng vào một phản ứng tiền tệ toàn cầu có thể giúp làm dịu cú đòn kinh tế do virus Corona bùng phát.

Hợp đồng tương lai chứng khoán châu Âu cũng cho thấy sự mở cửa cao hơn cho các thị trường châu Âu, nhìn thấy mức tăng ở châu Á.

Bước ngoặt tích cực đã đến sau khi các thị trường toàn cầu đã phải chịu một cú sốc vào tuần trước do virus lan rộng trên nhiều quốc gia. Nỗi sợ hãi đại dịch đã quét sạch hơn 5 nghìn tỷ đô la từ một chỉ số vốn hóa toàn cầu lớn và cổ phiếu ghi nhận mức giảm lớn nhất của nó trong hơn một thập kỷ.

Quy mô tổn thất lớn đã khiến thị trường tài chính phải phản ứng tích cực khi chính sách được ban hành bởi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Dự trữ Úc.

Fed cắt giảm tới 50 điểm phần trăm lãi suất cơ bản bất thường trước 15 ngày diễn ra kỳ họp chính thức trong ngày 3/3 vừa qua. Ngân hàng trung ương Úc đã giảm 25 điểm phần trăm lãi suất cơ bản sau cuộc họp của Quy Tắc Ứng Xử của Liên Minh Doanh Nghiệp Có trách nhiệm (RBA) vào thứ Ba (3/3).

Hôm thứ Hai, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã có bình luận khuyến khích các nhà đầu tư, ông nói rằng ngân hàng trung ương sẽ thực hiện các bước cần thiết để ổn định thị trường tài chính.

“Thị trường đúng là thị trường, nó thường đáp ứng với triển vọng điều tiết tiền tệ. Câu hỏi đặt ra là, điều này kéo dài bao lâu và một sự tăng lên có mang lại cho chúng ta nhiều không”, ông Rob Carnell, giám đốc nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Tập đoàn quốc tế Hà Lan (ING) cho biết.

Đã xuất hiện sắc xanh sau một tuần đỏ lửa

Chỉ số MSCI Asia ex Japan (chỉ số tổng hợp các thị trường chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật), MIAPJ0000PUS tăng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tăng lần đầu tiên sau bốn phiên và phục hồi sau khi đã giảm khoảng 0,3% trong phiên giao dịch sớm. Nhưng việc tăng này hầu như không bù đắp được sự sụt giảm 10% vào tuần trước.

NIKKEI 225 hôm nay (5/3) đã tăng 229 điểm (1,09%); chưa bù đắp được mức suy giảm 10,6% trong một tháng qua.

KOSPI (Hàn Quốc) đã tăng trở lại 1,48% trong tuần sau khi chính phủ nước này bổ sung thêm gói cứu trợ 9,8 tỷ USD trong tâm dịch.

NZX 50 của Úc phục hồi nhẹ, tăng 1,98% trong tuần qua.

Chỉ số chứng khoán HNX trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội là chỉ số chứng khoán phục hồi tốt nhất trong khu vực châu Á trong tuần qua sau khi thông tin chính thức của Chính phủ cho biết không có thêm ca nhiễm Covid-19 nào sau 2 tuần liên tiếp.

Tại Trung Quốc, chỉ số chứng khoán Shanghai tăng 2,67% trong tuần, so với tháng trước đó tăng thêm hơn 7% khi các doanh nghiệp dần mở cửa trở lại.

Sự gián đoạn toàn cầu

Virus Corona lây lan nhanh chóng đã khiến các doanh nghiệp trên toàn cầu hạn chế đi lại, cho công nhân ở nhà và hủy các sự kiện, virus đánh vào các cổ phiếu trong lĩnh vực hàng không, bài bạc và du lịch.

Sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng và năng suất toàn cầu đã làm triển vọng của nền kinh tế thế giới đang phải vật lộn với sự sụp đổ do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở nên u tối.

“Nói thẳng ra, không có chính sách nào vượt khỏi điều này, chính sách đó sẽ phải đủ rộng để bù đắp cho thực chất virus gây ra lúc đó là gì. Vì vậy, chúng tôi phải tiếp tục theo dõi số trường hợp mới này cho đến khi có những dấu hiệu chững lại”, ông Carnell của ING nói.

Các nhà phân tích cho biết sự phục hồi thị trường có bền vững hay không phụ thuộc vào tỷ lệ nhiễm mới virus Corona bên ngoài Trung Quốc có chậm lại hay không.

Dịch bệnh bắt đầu ở Trung Quốc đã giết chết gần 3.000 người trên toàn thế giới khi các nhà chức trách đang phải chạy đua để ngăn chặn lây nhiễm tại Iran, Ý, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Trong một dấu hiệu mà virus đã tác động làm tê liệt các doanh nghiệp, hoạt động của nhà máy ở Hoa Kỳ đã phải thu lại nhiều nhất theo ghi chép tháng Hai.

“Các nhà hoạch định chính sách đang đối mặt với hai sự đánh đổi trong thời điểm này: giữa kiểm soát virus với nối lại sản xuất, và giữa phục hồi hoạt động với duy trì một cách tiếp cận có tính kỷ luật để nới lỏng”, ông Sin Beng Ong, một nhà kinh tế tại JPMorgan cho biết trong một báo cáo.

“Hỗ trợ chính sách sẽ được củng cố, nhưng chúng tôi tin rằng chính phủ sẽ kiềm chế các kích thích về cầu trên diện rộng”.

Các nhà lãnh đạo ở châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ đã ban hành lệnh cấm các cuộc tụ họp lớn và hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn vào cuối tuần khi các trường hợp nhiễm virus Corona mới lan rộng.

Thủy Tiên



BÀI CHỌN LỌC

Thị trường chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ nhờ đánh cược vào hiệu quả chính sách kích thích kinh tế