Thêm nhiều công ty trong danh sách Fortune Global 500 buộc phải rút khỏi Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều công ty nước ngoài trong danh sách Fortune Global 500 như Samsung, Toshiba và Ericsson, đang tăng tốc rút khỏi Trung Quốc vào tháng Chín, và hàng nghìn công nhân Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp.

Tờ Korea Herald, một phương tiện truyền thông Hàn Quốc ở Seoul cho biết công ty đóng tàu Hàn Quốc Samsung Heavy Industries Co. ( Samsung Heavy ) đang tiến hành thu hồi vốn từ các nhà máy đóng tàu của họ ở Ningbo, tỉnh Chiết Giang “do năng suất giảm vì cơ sở vật chất quá cũ kỹ.”

Kể từ hôm 08/09, hàng nghìn nhân viên đã tập trung tại nhà máy Ningbo để phản đối việc đóng cửa nhà máy và bày tỏ sự không hài lòng với gói bồi thường mà ban lãnh đạo đề xuất.

Những người biểu tình cầm biểu ngữ nói rằng “Samsung là nhà của tôi, tôi muốn làm việc! Tôi cần phải hỗ trợ gia đình của mình! ” và "Chính phủ ‘dọn chuồng và thay chim’, trong khi nhân viên nhận được ít nhất."

"Tôi muốn sống!" các công nhân hét lên.

“Dọn chuồng và thay chim ” là một chiến lược tái cơ cấu ngành công nghiệp của ĐCSTQ do Uông Dương, lúc đó là Bí thư tỉnh Quảng Đông, đề xuất vào tháng 05/2008, chỉ ra việc di dời hoặc loại bỏ một số ngành công nghiệp nhất định trong khu vực và thay thế hoặc nâng cấp các ngành khác trong cùng khu vực.

Một tài liệu từ chính quyền địa phương và được lan truyền trên mạng cho biết chính quyền Ningbo đã ký thỏa thuận thu hồi khoảng 476 ha đất của Samsung Heavy Industries.

Ông Zhang, một nhân viên của Samsung Ningbo Shipyard, nói với tờ The Epoch Times tiếng Trung rằng hôm 12/09, hàng chục cảnh sát đặc nhiệm đã đến hiện trường cuộc biểu tình và không có xung đột nào giữa cảnh sát và người lao động.

Trên thực tế, vào đầu năm 2020, công nhân đã nghe nói rằng chính phủ sẽ tiếp quản khu đất. Ông Zhang cho biết: “Việc Samsung Heavy rút vốn đầu tư lần này là do chính quyền Ningbo đã đơn phương thu hồi đất và trả cho Samsung Heavy khoảng 620-770 triệu USD.

Ông nói: “Ningbo có kế hoạch sử dụng đất để xây dựng một khu hóa chất.”

Các quan chức Ningbo vẫn chưa xác nhận khu đất sẽ được sử dụng như thế nào.

Blogger truyền thông tài chính Trung Quốc “Financial Cold Eye” cho biết trong một video trên Youtube hôm 11/09: “Mặc dù chính quyền không vận động mọi người tẩy chay Samsung, nhưng đó là một hành vi trục xuất và tẩy chay trá hình”.

Toshiba và Ericsson ngừng hoạt động ở hai thành phố lớn

Bên cạnh Samsung, gã khổng lồ điện tử Nhật Bản Toshiba và nhà sản xuất thiết bị viễn thông Thụy Điển Ericsson cũng đang đóng cửa các công ty của họ tại Trung Quốc.

Nikkei Asia cho biết, hãng điện tử khổng lồ Nhật Bản Toshiba sẽ đóng cửa nhà máy ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc vào cuối tháng Chín.

Caijing, một phương tiện truyền thông tài chính của Trung Quốc cho biết hôm 11/09, các nhân viên phục vụ của Toshiba Dalian nói với The Time Weekly rằng một số nhân viên không còn làm việc ở đó.

Toshiba Dalian được thành lập ngày 25/09/1991. Thời gian đóng cửa cũng thời là dịp kỷ niệm 30 năm thành lập công ty.

Mobile World Live đưa tin, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Thụy Điển Ericsson đang đóng cửa trung tâm R & D ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô và TietoEVRY, một công ty có trụ sở chính tại Phần Lan, đã đồng ý tuyển dụng 630 nhân viên của họ.

Theo dữ liệu của Caixin, một phương tiện truyền thông tài chính ở Trung Quốc, đầu tháng Bảy, Ericsson công bố báo cáo tài chính quý 2 năm 2021 cho thấy doanh số bán hàng giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến doanh thu tổng thể giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.

Có thêm vốn đầu tư nước ngoài từ danh sách Fortune Global 500 tìm cách rút khỏi Trung Quốc

Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ cùng với tác động của dịch COVID-19, chuỗi cung ứng toàn cầu đã nhận thấy tầm quan trọng của việc ngắt kết nối khỏi Trung Quốc. Financial Cold Eye cho biết: “Giờ đây, xu hướng chính của các công ty nước ngoài trong danh sách Fortune Global 500 là chuyển chuỗi công nghiệp của họ ra khỏi Trung Quốc.”

Tập đoàn Panasonic của Nhật Bản sẽ đóng cửa nhà máy pin ở Thượng Hải, Trung Quốc. Vào tháng Tư, Nikkei Asia cho biết, Panasonic sẽ tập trung đầu tư vào Trung, Nam Mỹ và khu vực Đông Nam Á, nơi có thị phần lớn nhất.

Today China đưa tin ngày 24/: IBM đã đóng cửa một viện nghiên cứu ở Trung Quốc, hoạt động ở khu vực Zhongguancun, Tây Bắc Bắc Kinh trong 25 năm.

CNBC đưa tin hôm 04/03/2020: Apple, Microsoft và Google đã lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang các khu vực khác của các nước Á Châu như Việt Nam, Thái Lan.

Và Nikkei Asia đưa tin hôm 03/07/ 2019 rằng: các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng toàn cầu của HP, Dell, Microsoft và Amazon đều tìm cách để chuyển năng lực sản xuất đáng kể ra khỏi Trung Quốc.

Đức Duy



BÀI CHỌN LỌC

Thêm nhiều công ty trong danh sách Fortune Global 500 buộc phải rút khỏi Trung Quốc