Thay đổi quỹ đạo phát triển kinh tế, Trung Quốc có khả năng đang tự đánh bại chính mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc tấn công của ông Tập Cận Bình vào ngành công nghiệp công nghệ trị giá 4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc là một sự kiện gây chấn động đối với giới quan sát. Bắc Kinh đã có hơn 50 động thái chống lại các tập đoàn công nghệ lớn, chủ yếu là các cáo buộc vi phạm, từ vi phạm chống độc quyền đến vi phạm dữ liệu. Áp lực từ các lệnh cấm và tiền phạt của chính phủ đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, khiến các nhà đầu tư mất khoảng 1 ngàn tỷ USD chỉ trong vài tháng ngắn ngủi vừa qua.

Trong số các thành tựu của của Trung Quốc suốt hai thập kỷ qua, thành tựu ấn tượng nhất có lẽ là sự trỗi dậy của ngành công nghệ. Alibaba là nền tảng có hoạt động thương mại điện tử nhiều gấp đôi so với Amazon. Tencent điều hành siêu ứng dụng phổ biến nhất thế giới với 1,2 tỷ người dùng. Cuộc cách mạng công nghệ cũng đã giúp tăng cường triển vọng kinh tế dài hạn của Trung Quốc: nước này có thể nhảy vượt ra khỏi lĩnh vực sản xuất và tiến quân vào các lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI). Ngoài thúc đẩy sự thịnh vượng, sự phát triển công nghệ rực rỡ cũng giúp cho Trung Quốc có được thế tấn công mạnh mẽ hơn đối với quyền lực tối cao của Mỹ.

Đó là lý do tại sao cuộc tấn công của ông Tập Cận Bình vào ngành công nghiệp công nghệ trị giá 4 nghìn tỷ USD của nước này là một sự kiện gây chấn động đối với giới quan sát. Bắc Kinh đã có hơn 50 động thái chống lại các tập đoàn công nghệ lớn, chủ yếu là các cáo buộc vi phạm, từ vi phạm chống độc quyền đến vi phạm dữ liệu. Áp lực từ các lệnh cấm và tiền phạt của chính phủ đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, khiến các nhà đầu tư mất khoảng 1 ngàn tỷ USD chỉ trong vài tháng nglắn ngủi vừa qua.

Mục tiêu trước mắt của ông Tập có thể là hạ bệ các ông trùm và khiến các nhà quản lý “ngỗ ngược” trên thị trường kỹ thuật số phải quỳ gối. Nhưng như chúng tôi giải thích, tham vọng sâu xa hơn của Đảng Cộng sản là thiết kế lại ngành công nghiệp theo kế hoạch chi tiết của họ. Những kẻ chuyên quyền của Trung Quốc hy vọng điều này sẽ nâng cao lợi thế công nghệ của đất nước, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

20 năm trước, Trung Quốc dường như chưa đạt đến ngưỡng của một phép màu công nghệ. Thung lũng Silicon đã coi những người tiên phong như Alibaba là kẻ bắt chước, cho đến khi họ vượt lên dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số. Ngày nay, Trung Quốc đã có tới 73 công ty kỹ thuật số với tổng giá trị lên đến hơn 10 tỷ USD, hầu hết đều do các nhà đầu tư phương Tây hoặc những người được đào tạo ở nước ngoài điều hành. Một hệ sinh thái đầu tư mạo hiểm năng động ở nước này đang liên tục tạo ra những ngôi sao mới cho ngành công nghệ. Trong số 160 “kỳ lân” của Trung Quốc (các công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ USD), thì có đến một nửa là nằm trong các lĩnh vực như AI, dữ liệu lớn và người máy.

Và khi phát triển, Trung Quốc cũng đang gặp phải những lo ngại mà các nhà quản lý và chính trị gia ở phương Tây đã nhắc đến từ lâu: thị trường kỹ thuật số có xu hướng độc quyền và các công ty công nghệ tích trữ dữ liệu, lạm dụng nhà cung cấp, bóc lột công nhân và làm suy yếu đạo đức công cộng.

Khi Trung Quốc mở cửa, đảng này luôn kiềm chế sự phát triển của các ngành tài chính, viễn thông và năng lượng nhưng lại “thả lỏng” đối với ngành công nghệ. Những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật số đã tận dụng điều này để phát triển một cách thần tốc. Didi, công ty cung cấp dịch vụ vận tải, có số người dùng nhiều hơn cả lượng người dùng ở Mỹ.

Tuy nhiên, các nền tảng kỹ thuật số lớn cũng sử dụng quyền tự do của họ để chà đạp các công ty nhỏ hơn. Họ ngăn người bán bán trên nhiều nền tảng. Họ từ chối các các phúc lợi cơ bản dành cho các tài xế giao đồ ăn và lao động tự do. ĐCSTQ muốn chấm dứt hành vi sai trái đó, và đây là khía cạnh được nhiều nhà đầu tư ủng hộ.

Câu hỏi là làm thế nào họ có thể làm được điều đó? Trung Quốc sắp trở thành một phòng thí nghiệm chính sách, trong đó nhà nước phải tranh đấu với các công ty lớn nhất thế giới để kiểm soát cơ sở hạ tầng thiết yếu của thế kỷ 21. Một số dữ liệu, mà chính phủ cho là “yếu tố sản xuất”, như đất đai hoặc lao động, có thể chuyển thành sở hữu công cộng. Nhà nước có thể thực thi khả năng tương tác giữa các nền tảng (do đó, WeChat không thể tiếp tục chặn các đối thủ). Các thuật toán “gây nghiện” đối với người sử dụng có thể được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, nhưng có thể làm cho thị trường hoạt động tốt hơn.

Chế độ của Trung Quốc không có đạo đức hay sự đoan chính, không bị ràng buộc bởi luật pháp và không có cảm giác kiềm chế. Tuy nhiên, nó có công nghệ để bắt đầu một loài người hoàn toàn mới, được cải tiến về mặt di truyền và biết duyệt binh. (Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)
Việc đàn áp công nghệ ngang ngược của Trung Quốc cũng là một minh chứng cho sự độc đoán vô lối của đảng. Sự thiếu chín chắn trong quản lý nhà nước của Trung Quốc đang được thể hiện đầy đủ. Chỉ với khoảng 50 nhân viên của cơ quan chống độc quyền là có thể phá hủy toàn bộ các mô hình kinh doanh chỉ bằng một nhát bút. (Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)

Nhưng đừng nhầm, việc đàn áp công nghệ ngang ngược của Trung Quốc cũng là một minh chứng cho sự độc đoán vô lối của đảng. Sự thiếu chín chắn trong quản lý nhà nước của Trung Quốc đang được thể hiện đầy đủ. Chỉ với khoảng 50 nhân viên của cơ quan chống độc quyền là có thể phá hủy toàn bộ các mô hình kinh doanh chỉ bằng một nhát bút.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trải qua nhiều thập kỷ thành công bất chấp các lý thuyết của phương Tây về kinh tế học tự do. Họ có thể coi việc kìm hãm ngành công nghệ là sự cải tiến trong chính sách về chủ nghĩa tư bản nhà nước — kế hoạch kết hợp sự thịnh vượng và kiểm soát nhằm giữ cho Trung Quốc ổn định và duy trì sự lãnh đạo của đảng. Thật vậy, khi dân số Trung Quốc bắt đầu giảm, đảng này muốn nâng cao năng suất lao động thông qua sự chỉ đạo của nhà nước, bằng cách tự động hóa các nhà máy và hình thành các cụm đô thị lớn.

Tuy nhiên, nỗ lực định hình lại công nghệ của Trung Quốc có thể dễ dàng đi sai hướng. Nó có khả năng khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại, từ đó làm cản trở tham vọng cung cấp dịch và thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu của đất nước này trên toàn thế giới trong thế kỷ 21, như Mỹ đã làm trong thế kỷ 20. Bất kỳ lực cản nào đối với tăng trưởng sẽ có ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới của Trung Quốc.

Một rủi ro lớn hơn là cuộc đàn áp sẽ làm thui chột tinh thần kinh doanh ở Trung Quốc. Một số ông trùm công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đã rút lui khỏi các công ty đại chúng của họ. Những công ty tương tự sẽ suy nghĩ kỹ trước bắt tay vào các kế hoạch kinh doanh mới, đặc biệt là khi cuộc đàn áp đã làm tăng chi phí vốn.

Ông Dexter Tiff Roberts, tác giả cuốn sách “Huyền thoại về chủ nghĩa tư bản Trung Quốc: Người lao động, Nhà máy và Tương lai của Thế giới”, viết: “Các lãnh đạo của Trung Quốc đã bắt đầu đi trên trên một con đường mới, đầy rủi ro trong hoạch định chính sách kinh tế”. Bắc Kinh “có ý định tăng cường kiểm soát các công ty tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm dành thị phần cho các công nghệ sản xuất trong nước như chip bán dẫn và pin xe điện, đồng thời thúc đẩy vai trò của các công ty nhà nước”.

Có vẻ như, Trung Quốc đang trong giai đoạn khủng hoảng của một chiến dịch “tu chính”, một kiểu đấu tranh chính trị phổ biến vào thời Mao Trạch Đông.

Có lẽ, nếu Bắc Kinh can thiệp quá mạnh và những ngành “quá lớn để sụp đổ này” thì sẽ có thể gây bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, khi chính trị nắm quyền, các mô hình dựa trên thị trường mà các nhà tài chính phương Tây sử dụng để tính toán rủi ro Trung Quốc không có mấy tác dụng. Giống như ông Michael Collins, một trong những quan chức cấp cao nhất của CIA về châu Á nhận xét: “Cái đích cơ bản của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình là kiểm soát xã hội đó về mặt chính trị và kinh tế. Nền kinh tế đang bị xem xét, bị ảnh hưởng và được kiểm soát để đạt được mục đích chính trị”.

Chỉ có điều, để đạt được mục đích chính trị ấy, ông Tập đã vô tình thay đổi quỹ đạo phát triển của đất nước, và đây sẽ là lúc cả thế giới được chứng kiến khả năng đáng ngạc nhiên mới của Trung Quốc: khả năng tự đánh bại chính mình!

Lê Minh

Theo Economist

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Thay đổi quỹ đạo phát triển kinh tế, Trung Quốc có khả năng đang tự đánh bại chính mình