Thảm họa nhân khẩu học: Hoàng hôn của Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một bài báo gần đây của Michael Schumann trên tờ The Atlantic, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thiếu một chiến lược dài hạn. Với tỷ lệ sinh giảm, Đảng này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồn tại mà các Đảng viên không biết làm thế nào để cưỡng lại được. Ông Schuman viết: “Đất nước  này đang già đi và nhanh chóng” và“ tiến bộ kinh tế” có vẻ sẽ bị đảo ngược. 

Trên thực tế, thảm họa nhân khẩu học mà Trung Quốc phải đối mặt không phải là vấn đề riêng của Trung Quốc, nó là một vấn đề quốc tế.

Bà Sophie McBain của New Statesman gần đây đã viết rằng tỷ lệ sinh của Ý “đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi thống nhất vào năm 1861”. Ở Pháp, “số ca sinh đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai”. Các cường quốc châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang chứng kiến mức sinh thấp kỷ lục. Tại Mỹ, năm ngoái, tỷ lệ sinh giảm khoảng 4%”.

Tất nhiên, năm 2020 là một năm cực kỳ kỳ quặc, một năm tồi tệ, được thiết kế trong phòng thí nghiệm theo nghĩa bóng. 18 tháng qua, thế giới đã phải chịu đựng sự tấn công của một chủng coronavirus mới và một loạt các trải nghiệm mới lạ (như đeo khẩu trang bắt buộc, đóng cửa bắt buộc, v.v.), nhưng vấn đề tỷ lệ sinh giảm thì hoàn toàn không có gì là mới lạ. Theo bà McBain, sự sụt giảm nhân khẩu trên toàn thế giới là kết quả của một “xu hướng kéo dài hàng thập kỷ”. Bà cảnh báo rằng, tỷ lệ sinh giảm mạnh sẽ “tái cấu trúc hoàn toàn nền kinh tế toàn cầu, cán cân quyền lực quốc tế, cũng như cuộc sống cá nhân của chúng ta”. Không chỉ ở Trung Quốc, mà trên toàn thế giới, từ Orlando đến Osaka.

Tỷ lệ sinh giảm cũng là vấn đề của Mỹ

Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Đô thị, trong vòng chưa đầy 20 năm, “số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) sẽ chiếm khoảng 1/5 người Mỹ, trong khi năm 2000 là khoảng 1/8. Bởi vì những người trẻ tuổi có khả năng làm việc và trả lương cao hơn nhiều so với những người già, họ cũng là người đóng thuế để tài trợ cho An sinh xã hội, y tế - Medicare, và tất cả các hoạt động khác của khu vực công, nên sự già hóa dân số có thể làm tăng mức độ căng thẳng ngân sách của chính phủ ”.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) nói chuyện với các sinh viên khi ông Tập Cận Bình (trái) lắng nghe trong chuyến thăm Trường Học tập Nghiên cứu Quốc tế ở Southgate, ngoại ô Los Angeles, ở California, vào ngày 17 tháng 2 năm 2012. (FREDERIC J. BROWN / AFP qua Getty Images)
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) nói chuyện với các sinh viên khi ông Tập Cận Bình (trái) lắng nghe trong chuyến thăm Trường Học tập Nghiên cứu Quốc tế ở Southgate, ngoại ô Los Angeles, ở California, vào ngày 17 tháng 2 năm 2012. (FREDERIC J. BROWN / AFP qua Getty Images)

Trong bài báo nói trên của tờ Atlantic, ông Schuman cho rằng các quan chức ở Bắc Kinh đang lo lắng. Ông viết: “Trung Quốc có thể dễ dàng đánh mất đường chân trời”. “Các cán bộ của nó có thể không phải đối mặt với các cuộc bầu cử, nhưng họ cần phải biện minh cho sự tồn tại hợp pháp của chế độ mình, đặc biệt là khi nó ngày càng áp bức nhân quyền một cách tàn tệ hơn. Việc chứng minh quyền cai trị, lấy lòng công chúng, hay duy trì sự ổn định xã hội đều có thể cản trở việc nước này lập kế hoạch dài hạn”.

Schuman đưa ra một quan điểm hợp lý: ĐCSTQ đang phải đối mặt với một tính toán tồn tại, nhưng dường như đã quá muộn. Tỷ lệ sinh giảm chắc chắn là một mối đe dọa đối với các kế hoạch dài hạn của ĐCSTQ, và cách thức giải quyết những mối đe dọa như vậy sẽ chứng tỏ đây là thời điểm quan trọng trong nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình - có lẽ là thời điểm then chốt nhất.

Còn Mỹ thì sao? Chiến lược dài hạn của họ như thế nào? Khi nói đến việc thực hiện các chiến lược dài hơi, ĐCSTQ dường như có vị thế mạnh hơn. Tại Mỹ, cứ 4 đến 8 năm sẽ một tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức, và người mới được bổ nhiệm thông thường sẽ sở hữu một tư duy rất khác so với người tiền nhiệm của mình. Lấy ví dụ như tổng thống hiện tại, Joe Biden, ông ta đã cố gắng đảo ngược lại hoàn toàn chính sách của cựu Tổng thống Donald Trump.

Nếu gần như toàn bộ công sức một người khi mới bước vào Nhà Trắng là cố gắng hoàn tác mọi thứ mà người tiền nhiệm của anh ta đã gây dựng, thì làm thế nào để nước Mỹ có thể thực hiện được các kế hoạch dài hạn?

Với Tập Cận Bình, một chủ tịch trọn đời, ĐCSTQ có khả năng thực hiện các chiến lược dài hạn một cách chắc chắn hơn. Các chiến lược này có hiệu quả hay không không phải là vấn đề. Các đảng viên ít nhất cũng đang hát cùng một bản nhạc, và điều này khiến ĐCSTQ trở nên cực kỳ nguy hiểm. Điều này cũng có nghĩa là ĐCSTQ đang ở vị thế mạnh mẽ hơn để giải quyết vấn đề sinh đẻ, vấn đề chắc chắn đòi hỏi phải có kế hoạch dài hạn.

Điều này đưa chúng ta trở lại bài báo của Schuman. Liệu chính phủ Trung Quốc có kém hiệu quả về mặt chiến lược không? nó thực sự có phải là một con Hổ giấy không? Có lẽ. Hãy hi vọng như vậy.

Tuy nhiên, để tận dụng điểm yếu của Bắc Kinh, các nước cần phải có thế mạnh. Với dân số già và mức nợ đáng kinh ngạc, Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có khả năng chống lại ĐCSTQ, cũng có những vấn đề lớn cần giải quyết.

Hơn nữa, đừng đặt cược vào việc ĐCSTQ tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng sinh sản. Không quá khó tin nếu cho rằng chế độ Trung Quốc sẽ bắt đầu ép buộc mọi người phải có gia đình. Họ làm vậy như thê nào? Bằng cách sử dụng hệ thống tín nhiệm xã hội khét tiếng để trừng phạt những người ở độ tuổi 20, 30, 40 từ chối kết hôn và chỉ có duy nhất một đứa con. Nếu lịch sử dạy chúng ta bất cứ điều gì, đặc biệt là lịch sử Trung Quốc, thì một chế độ chuyên chế sẽ làm tất cả những gì có thể để duy trì vị thế quyền lực của mình.

John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và một tờ báo đáng tin cậy khác. Ông cũng là một nhà báo chuyên nghiệp tại Cointelegraph.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Lê Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thảm họa nhân khẩu học: Hoàng hôn của Trung Quốc?