Tập chứ không phải Trump bị rơi vào thế muốn hoàn thành thỏa thuận 'giai đoạn một'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc có thể sẽ không đáp ứng được việc mua dịch vụ và hàng hóa Mỹ như đã cam kết trong thỏa thuận thương mại "giai đoạn một", một chuyên gia cho biết (theo CNBC). Nhưng Tập chứ không phải Trump mới là người muốn thỏa thuận này được hoàn thành sớm bởi đe dọa an ninh lương thực tại Trung Quốc ngày một lớn và khó lường...

Cả hai nước đã ký thỏa thuận vào tháng Giêng, khiến cuộc chiến thương mại giữa họ tạm dừng, vốn chứng kiến mức thuế trả đũa được áp lên hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD. Trong số những thứ khác, Trung Quốc đã cam kết mua thêm ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong hơn hai năm, thêm lên các giao dịch mua trong năm 2017 của họ.

Trung Quốc mới đáp ứng 1/4 thỏa thuận giai đoạn một sau 6 tháng

Scott Kennedy, cố vấn cấp cao và Chủ tịch Ủy ban Kinh doanh và Kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, Trung Quốc đã "rớt lại" cho đến nay.

"Dựa trên những cam kết thực sự mà họ đã ký vào hồi tháng 1 thì họ đang bị tụt lại khá xa phía sau và sẽ không bao giờ có thể bắt kịp", ông nói trên chương trình "Squawk Box Asia" của CNBC.

Dữ liệu do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) tổng hợp cho thấy trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc đã mua ít hơn một phần tư lượng hàng hóa của Mỹ trong cả năm theo thỏa thuận thương mại. Theo PIIE, dữ liệu không bao gồm các dịch vụ của Hoa Kỳ do Trung Quốc mua vì những dịch vụ đó không được báo cáo hàng tháng.

Chart of Chinese purchases of U.S. goods in January-to-June 2020 compared with targets in the "phase one" trade deal
Nguồn : CNBC

Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của cả hai nước dự kiến găp nhau ngày 15/8 thông qua hội nghị truyền hình trong tuần này để xem xét tiến độ thực hiện thỏa thuận giai đoạn một. Tuy nhiên, theo Bloomberg, cuộc gặp này đã bị hoãn lại vô thời hạn.

Các đánh giá, xem xét và thương thảo cho thỏa thuận giai đoạn một đã không diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên xấu đi trong những tháng gần đây. Sự bất đồng của họ hiện bao gồm một loạt các vấn đề, bao gồm nguồn gốc của virus coronavirus, quyền tự chủ của Hồng Kông và những lo ngại về an ninh quốc gia xung quanh các công ty công nghệ Trung Quốc.

Tập chứ không phải Trump giờ mới là bên mong muốn hoàn thành thỏa thuận giai đoạn một

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ám chỉ đến các vấn đề rộng lớn hơn xung quanh mối quan hệ của đất nước ông với Trung Quốc, hồi đầu tuần nói rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn một “có ý nghĩa rất nhỏ trong tổng thể nhập khẩu hàng hóa.”

Tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc không đơn giản là tranh chấp do mất cân bằng thương mại như trên bề mặt của nó mà đằng sau đó là tranh chấp về hệ tư tưởng và vai trò dẫn dắt thế giới. Bởi thế, thương mại và thỏa thuận tạm thời để cân bằng thương mại đã sớm không còn là vấn đề chính quyết định độ nóng, lạnh của cuộc chiến Mỹ - Trung. Thực tế, sau gần 3 năm, thương chiến đã leo thang thành chiến tranh tiền tệ, chiến tranh công nghệ, quân sự và hệ tư tưởng theo cách sống - còn.

Truyền thông bên cánh tả tại Mỹ và nhiều chuyên gia của họ cho rằng Nhà Trắng sẽ không muốn "bỏ dở" thỏa thuận bởi vì "đó là lý do duy nhất mà người Trung Quốc mua hàng hóa nông nghiệp từ nông dân ở các bang đỏ mà tổng thống cần để tái đắc cử."

Nhưng thực tế Trung Quốc đang ở tình thế không có "địa lợi" cho thỏa thuận giai đoạn một với Mỹ khi nước này phải đau đầu với an ninh lương thực.

Nhu cầu gia tăng, lũ lụt, sự xâm nhập của côn trùng và tin đồn về hàng tồn kho hư hỏng đều góp phần gây ra những thảm họa liên quan đến lương thực đang diễn ra tại Trung Quốc.

Trung Quốc có vấn đề về lương thực. Đối với một quốc gia có các nhà lãnh đạo lớn tuổi, những người từng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Nạn đói lớn thời kỳ 1958-1961, không thể đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu lương thực. Dân số ngày càng tăng của Trung Quốc, nền kinh tế công nghiệp đang phát triển và văn hóa tiêu dùng ngày càng mở rộng, tất cả đều góp phần làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Thiên tai này là tin xấu với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khi Trung Quốc vừa mới trải qua đợt dịch tả lợn, dịch Covid-19 và thương chiến với Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh đã nhanh chóng đảm bảo an ninh lương thực bằng cách nhập khẩu lượng lớn thực phẩm từ các quốc gia khác, đồng thời mở kho chiến lược bán hàng chục triệu tấn lương thực.

Mặc dù vậy, theo CNN, các chuyên gia phân tích cảnh báo căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể khiến việc nhập khẩu lương thực khó khăn hơn trong tương lai. Đây là điều mà Trung Quốc lo sợ. Trong khi đó, tình hình lũ lụt tại Trung Quốc có thể diễn biến tồi tệ hơn. Các dự báo thời tiết cho thấy miền Nam nước này sẽ còn mưa nặng hạt đến hết tháng trong khi nhiều quan chức cảnh báo lũ lụt có thể lan đến miền Bắc Trung Quốc, ảnh hưởng đến các vùng trồng ngô và lúa mì.

Chính quyền Bắc Kinh cũng đã ký hợp đồng mua hàng tỷ USD nông sản từ Mỹ nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho chính họ, đồng thời xoa dịu căng thẳng thương mại. Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 61 triệu tấn ngũ cốc, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu ngô cũng tăng 18% cùng kỳ trong khi nhập khẩu đậu nành và lúa mì cũng tăng.

Trà Nguyễn - Thanh Hương



BÀI CHỌN LỌC

Tập chứ không phải Trump bị rơi vào thế muốn hoàn thành thỏa thuận 'giai đoạn một'