Tăng cường thế đối trọng với Trung Quốc, liên minh Việt - Ấn thúc đẩy hợp tác kinh tế, quốc phòng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ấn Độ và Việt Nam đã đồng ý đi đến thỏa thuận “thêm động lực mới” nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và quốc phòng giữa hai nước, trong bối cảnh cả hai cùng là “nạn nhân” của “sự bành trướng” của Bắc Kinh, và mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông ngày càng gia tăng căng thẳng.

Vào cuộc họp ủy ban chung hôm thứ Ba (25/8), Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Ấn ĐộViệt Nam đã đồng ý thúc đẩy hợp tác kinh tế và quốc phòng giữa hai nước.

Cuộc họp lần thứ 17 của Ủy ban này được tổ chức trực tuyến dưới sự chủ trì của các nhà ngoại giao hàng đầu hai nước là Subrahmanyam Jaishankar của Ấn Độ và Phạm Bình Minh của Việt Nam. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh xung đột với Bắc Kinh đang leo thang khi Trung Quốc thực hiện một đợt tập trận khác trên Biển Đông.

"Trong cuộc gặp, cả hai bên đã xem xét những phát triển gần đây trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt - Ấn, và thảo luận về quỹ đạo tương lai với cam kết hợp tác sâu rộng. Hai bên nhất trí sẽ tạo thêm động lực mới cho quan hệ kinh tế và quốc phòng giữa hai nước, đồng thời tìm hiểu kỹ hơn về việc hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như năng lượng hạt nhân dân dụng , vũ trụ, khoa học biển và công nghệ mới ", Bộ Ngoại Giao Ấn Độ cho biết.

Hai nước cũng nhất trí tăng cường hợp tác song phương "phù hợp với quan điểm của Asean về khu vực liên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPOI)”, để đạt được chia sẻ an ninh, thịnh vượng và tăng trưởng cho cả hai.

Ấn Độ đã mời Việt Nam hợp tác với một trong bảy trụ cột của IPOI

IPOI là một sáng kiến ​​được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vạch ra vào tháng 11/2019 nhằm tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực.

Nó bao gồm bảy trụ cột, đó là An ninh Hàng hải; Sinh thái Hàng hải; Tài nguyên Hàng hải; Nâng cao năng lực và Chia sẻ nguồn lực; Giảm thiểu và Quản lý Rủi ro Thiên tai; Khoa học, Công nghệ và Hợp tác Học thuật; Kết nối Thương mại và Vận tải Hàng hải.

Trong cuộc hội đàm hôm thứ Ba, hai nhà ngoại giao cũng thảo luận về các vấn đề liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Ông Jaishankar đã giới thiệu ngắn gọn với người đồng cấp Việt Nam về tầm nhìn ”Atmanirbhar Bharat” (Ấn Độ tự cường) của ông Modi, được xem là cơ sở cho sự phục hồi kinh tế của New Delhi và ủng hộ Hà Nội "tận dụng năng lực và nhu cầu kinh tế mới của Ấn Độ".

Ngoài ra, hai bên nhất trí về sự phối hợp chặt chẽ trong các liên kết quốc tế, bao gồm tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc , nơi cả Ấn ĐộViệt Nam sẽ là thành viên không thường trực vào năm 2021.

Trước đó, trong buổi tiếp Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma tại Hà Nội ngày 4/8, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã nhấn mạnh cần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Tăng cường thúc đẩy mối quan hệ Việt - Ấn

Chính quyền Hà Nội mới đây lại bùng phát căng thẳng với Bắc Kinh, sau khi Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H-6J đến đảo Woody, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

Hà Nội tuyên bố Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và nhìn nhận những hành vi “gây hấn” của Bắc Kinh và “việc các bên liên quan gửi vũ khí và máy bay ném bom… không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn gây nguy hiểm cho tình hình trong khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết tại một cuộc họp trước đó.

Trong cuộc họp tại Shringla, Đại sứ Việt Nam Phạm Sanh Châu đã đề cập đến mối quan hệ mới nhất giữa Hà Nội và Bắc Kinh, đồng thời cũng bày tỏ quyết tâm trong việc thúc đẩy “quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện” Việt - Ấn.

Hai phía đã thảo luận về sự hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông, về động thái leo thang căng thẳng chính trị - quân sự của Bắc Kinh khi tuyên bố “Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ trấn áp các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực, có khả năng sử dụng đến tên lửa đạn đạo nhằm ‘răn đe’ lớn hơn đối với hàng không mẫu hạm của Mỹ”.

Trước đó, Ấn Độ đã mở rộng hạn mức tín dụng (LOC) trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam để giúp mua các tàu Tuần tra. New Delhi cũng đã công bố thêm 500 triệu đô la LOC cho Hà Nội để hỗ trợ việc mua các thiết bị quân sự từ Ấn Độ.

New Delhi củng cố lập trường vững chắc trước sự bành trướng ngày càng tăng của Bắc Kinh. Cũng như cách Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng tại Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Đông Ladakh, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác đã cáo buộc Trung Quốc làm điều tương tự ở Biển Đông.

Mỹ cũng cáo buộc Bắc Kinh coi Biển Đông là “đế chế hàng hải” của mình.

Trước đó, trong buổi tiếp Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma tại Hà Nội vào ngày 4/8, ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, nhấn mạnh rằng cần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Ông Vương chúc mừng Ấn Độ giành được vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và ca ngợi sự ủng hộ của Chính phủ Thủ tướng Modi đối với Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Việt Nam hợp tác với Ấn Độ trong việc thăm dò các lô dầu khí

Ngành dầu khí Việt Nam vừa phát hiện Mỏ Kèn Bầu - một mỏ dầu khí được cho là lớn nhất trong lịch sử của ngành trên Biển Đông, tuy nhiên, mối quan ngại được đặt ra rằng: liệu Việt Nam có được “yên thân” với Trung Quốc?

Việt Nam đã có “kinh nghiệm đau thương” khi phải bồi thường 1 tỷ USD cho các công ty dầu khí quốc tế, sau khi hủy bỏ hợp đồng trong khu vực tranh chấp do áp lực từ Trung Quốc; cùng với việc Trung Quốc đã tập hợp hẳn một đội tàu gồm 40 tàu hải quân ngoài khơi đảo Hải Nam gần địa điểm khoan trong khoảng hai ngày, và dường như đã sẵn sàng để đối đầu, theo Reuters.

Do đó, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Việt Nam đã tìm kiếm vai trò lớn hơn của Ấn Độ trong việc thăm dò các lô dầu khí ngoài khơi bờ biển ở Biển Đông và khẳng định rằng khu vực này nằm trong vùng kinh tế của Việt Nam.

Đánh giá cao lập trường của New Delhi về vấn đề Biển Đông, ông Vương nhấn mạnh lại quan điểm kiên định của Việt Nam là tất cả các bên cần giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Trần Đức

Nguồn tham khảo

https://www.urdupoint.com/en/world/india-vietnam-agree-to-add-new-momentum-to-1011137.html

https://eurasiantimes.com/vietnam-seeks-comprehensive-strategic-partnership-with-india-after-china-deploys-nuclear-capable-bombers/

https://uk.reuters.com/article/uk-china-defence-exclusive/exclusive-satellite-images-reveal-show-of-force-by-chinese-navy-in-south-china-sea-idUKKBN1H3133



BÀI CHỌN LỌC

Tăng cường thế đối trọng với Trung Quốc, liên minh Việt - Ấn thúc đẩy hợp tác kinh tế, quốc phòng