Tại sao ĐCSTQ lại muốn ngăn chặn dòng tiền từ nước ngoài vào đại lục?

Giúp NTDVN sửa lỗi

ĐCSTQ đã nhiều lần chứng minh, chế độ này coi bí mật và quyền kiểm soát quan trọng hơn mọi thứ khác, bao gồm cả tăng trưởng kinh tế và sự giàu có. Tức là, dù dòng chảy của đồng USD có hấp dẫn thế nào đi nữa, thì giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể cho phép công bố thông tin về tình trạng của doanh nghiệp Trung Quốc. Rõ ràng, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bỏ lỡ sự hỗ trợ tài chính quan trọng cho tăng trưởng trong tương lai, nhưng ĐCSTQ lại có những gì họ muốn...

Các quyết định của Bắc Kinh đối với hãng gọi xe trực tuyến Didi hồi tháng trước đã khiến các nhà đầu tư Hoa Kỳ tổn thất rất nhiều tiền.

Các động thái chống lại các công ty Trung Quốc có cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ cho thấy, Bắc Kinh đã tự tay đóng cửa thị trường nước này trước một kênh huy động vốn mà giới kinh doanh thế giới đều thèm khát.

Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng khiến cho các công ty đã được niêm yết tổn thất rất lớn, và kết thúc kỷ nguyên vẫy vùng trong “thiên đường gọi vốn” của họ.

Nhìn bề ngoài, các động thái này dường như đi ngược lại lợi ích của chính Trung Quốc. Dòng tiền phố Wall thông qua Chứng chỉ Lưu ký của Mỹ (ADR) đã mang lại cho Trung Quốc một nguồn tài chính khổng lồ cho tăng trưởng và phát triển. Nhưng như ĐCSTQ đã nhiều lần chứng minh, chế độ này coi bí mật và quyền kiểm soát quan trọng hơn mọi thứ khác, bao gồm cả tăng trưởng kinh tế và sự giàu có. Tức là, dù dòng chảy của đồng USD có hấp dẫn thế nào đi nữa, thì giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể cho phép công bố thông tin về tình trạng của doanh nghiệp Trung Quốc, tức là Bắc Kinh không thể trao thêm chút quyền kiểm soát nào cho các cơ quan quản lý của Mỹ và các cổ đông Hoa Kỳ sở hữu những cổ phần này.

Vì vậy, hiện nay thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các công ty Trung Quốc ở Mỹ đã đóng lại hoàn toàn. Giá trị của các công ty Trung Quốc đã niêm yết tại Hoa Kỳ đã giảm gần 30%, và chỉ trong tháng 7 năm nay, chủ sở hữu của những cổ phiếu ADR này đã mất tới 400 tỷ USD.

Theo một tiêu đề của Wall Street Journal, các nhà đầu tư Mỹ cảm thấy bị giới lãnh đạo của Trung Quốc “chơi xỏ”. Nhiều người ở New York và những nơi khác ở Mỹ giờ ao ước rằng danh sách đen của ông Donald Trump có tên các công ty mà họ đã đầu tư. Tất nhiên, thiệt hại đã không thể vãn hồi.

Để bảo vệ các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong tương lai, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) hứa sẽ xem xét hướng dẫn niêm yết và yêu cầu các công ty Trung Quốc muốn niêm yết tại đây phải công bố thông tin nhiều hơn và minh bạch hơn.

Đáp lại, Bắc Kinh đã tỏ ra bất ngờ trước những hậu quả mà họ đã gây ra và hứa trong tương lai sẽ suy xét cẩn thận hơn đến tính nhạy cảm của thị trường. Rõ ràng, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bỏ lỡ sự hỗ trợ tài chính quan trọng cho tăng trưởng trong tương lai, nhưng ĐCSTQ lại có những gì họ muốn.

Bắc Kinh từ lâu đã duy trì lệnh cấm đối với quyền sở hữu nước ngoài của nhiều công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, thông tin và quốc phòng. Nhiều cơ quan quản lý đã bỏ qua những hạn chế này bằng cách thiết lập “các thực thể có lợi ích thay đổi” (VIE). Nhờ đó họ có thể thu thập vốn ngoại bằng cách thành lập một tập đoàn vỏ bọc ở nước ngoài được hưởng một phần lợi nhuận của công ty mẹ. Người nước ngoài có thể đầu tư bằng cách mua cổ phần của các công ty này. Bắc Kinh có vẻ đã “lờ đi” những thỏa thuận như vậy khi chứng kiến nguồn tài chính ngoại ồ ạt đổ về. Với những bỏ bọc này, cả SEC và các sàn giao dịch đều có thể yêu cầu công bố thông tin, có thể áp đặt các quy định bổ sung và quyền sở hữu trực tiếp trao quyền kiểm soát cho người mua Hoa Kỳ. Mặc dù đây không phải là những công ty bị cấm, nhưng điều này rõ ràng là quá sức đối với ĐCSTQ.

Trong trường hợp các công ty không có những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, thì Bắc Kinh lại thực hiện một con đường khác để kiểm soát vấn đề. Sự kiện gần đây nhất đã cho thấy một minh họa hoàn hảo. Công ty gọi xe Trung Quốc Didi vừa hoàn thành một đợt IPO bom tấn tại Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc dường như không phản đối nhưng sau đó ngay lập tức dùng cơ quan quản lý của mình để cấm Didi đăng ký thêm người dùng. Cổ phiếu của Didi tại Mỹ đã sụt giảm nghiêm trọng, nếu không muốn nói là vô giá trị, so với thời điểm IPO.

Bắc Kinh đã phản ứng tương tự với một công ty gia sư nổi tiếng khác khi họ có ý định IPO ở nước ngoài bằng cách cấm công ty này dạy những gì mà các trường công lập dạy, thậm chí ĐCSTQ còn muốn biến công ty này thành tổ chức phi lợi nhuận để chặn đường họ huy động vốn từ nước ngoài.

Những hành động này, mặc dù bề ngoài không liên quan gì đến việc niêm yết, nhưng trên thực tế đã khiến các công ty Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch IPO và tạo ra nghi ngờ về giá trị của 418 công ty Trung Quốc đã niêm yết tại Mỹ.

Lời hứa của ĐCSTQ sẽ xem xét cẩn thận hơn đến tính nhạy cảm của thị trường trong tương lai và của SEC cũng rất mơ hồ. Lý do là vì hiện nay có rất ít công ty dám niêm yết mới.

Không nghi ngờ gì nữa, các nhà đầu tư Mỹ đã tuyên bố sẽ cẩn thận hơn nhiều với các giao dịch mua của họ hoặc đơn giản là tránh xa hoàn toàn các công ty Trung Quốc niêm yết ở phố Wall. Những tiến triển này cùng với việc các nhà sản xuất Hoa Kỳ quyết định đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc cho thấy rằng tiến trình tách rời 2 nền kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ đang diễn ra nhanh chóng, bất kể ý định của 2 chính phủ là gì.

Tác giả: Ông Milton Ezrati là một biên tập viên của The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, một công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Trước khi gia nhập Vested, ông là nhà chiến lược thị trường và nhà kinh tế trưởng cho Lord, Abbett & Co. Ông cũng thường xuyên viết bài cho City Journal và thường xuyên viết blog cho Forbes. Cuốn sách mới nhất của ông là "Ba mươi ngày mai: Ba thập kỷ tiếp theo của toàn cầu hóa, nhân khẩu học và cách chúng ta sẽ sống".

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Lê Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao ĐCSTQ lại muốn ngăn chặn dòng tiền từ nước ngoài vào đại lục?