Chủ nghĩa độc tài hung hãn của Bắc Kinh lan rộng - Châu Âu liệu có thể 'thoát hiểm'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thế giới đã “quá nhẹ dạ” khi đổ lỗi cho Tổng thống Donald Trump về những biến động trong các vấn đề hiện tại với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khi các cuộc chiến thương mại và thái độ thẳng thắn của chính quyền Trump là điều cần thiết trước những thách thức rõ ràng đối với trật tự quốc tế. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo châu Âu không thể phớt lờ chủ nghĩa độc tài hung hãn của Bắc Kinh.

Có lẽ hậu quả lớn hơn, nhưng ít rõ ràng hơn, là những thay đổi cơ bản đang diễn ra ở Trung Quốc, nơi Chủ tịch Tập Cận Bình đang nắm giữ các chính sách chính trị, kinh tế và đối ngoại của đất nước này và xoay chuyển chúng theo một hướng mới đáng ngạc nhiên .

Ông Tập dường như tin rằng những thay đổi như vậy là cần thiết để biến Trung Quốc thành một siêu cường có khả năng “ném sức nặng” của mình ra khắp thế giới. Những tác động có thể định hình các vấn đề toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia châu Âu, những nguy cơ từ ĐCSTQ chỉ được nhìn nhận một cách mờ nhạt - và đó là mối nguy hiểm không chỉ đối với lợi ích kinh tế và an ninh, mà còn đối với hệ tư tưởng của Lục địa này.

Châu Âu phải quyết định xem mình muốn đóng vai trò gì trong một thế giới quay theo những hướng ‘không chắc chắn’

Ông Tập đã tự trao cho mình quyền cai trị suốt đời

Ông Tập luôn cam kết cải cách và nhấn mạnh vào “phát triển hòa bình”. Nhưng Trung Quốc mà ông lãnh đạo là một quốc gia rất khác với kỳ vọng của các nhà lãnh đạo ở Mỹ và châu Âu, với hy vọng rằng Bắc Kinh có thể mở cửa và hội nhập một cách suôn sẻ - và cuối cùng là dân chủ - vào trật tự toàn cầu do phương Tây tạo ra.

Ông Tập đã “tạm dừng” ủng hộ tự do hóa thị trường, thay vào đó, ông đã đẩy mạnh các chương trình do nhà nước lãnh đạo nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng các “nhà vô địch Trung Quốc” có thể đánh bật các đối thủ phương Tây ra khỏi các ngành công nghiệp tiên tiến.

Tiến thêm một bước bằng cách loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ khỏi hiến pháp Trung Quốc, ông Tập đã tự trao cho mình quyền cai trị suốt đời.(Ảnh: Greg Bowker - Pool/Getty Images)
Tiến thêm một bước bằng cách loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ khỏi hiến pháp Trung Quốc, ông Tập đã tự trao cho mình quyền cai trị suốt đời.(Ảnh: Greg Bowker - Pool/Getty Images)

Ông Tập cũng không thúc đẩy “tiến ra toàn cầu” đối với hoạt động kinh doanh và tài chính của Trung Quốc như cách mà Bắc Kinh đã làm trong quá khứ. Ông thích các chính sách phiến diện hơn nhằm mục đích tự cung tự cấp hoặc các dự án mà ông có thể dễ dàng kiểm soát hơn, chẳng hạn như Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) xây dựng cơ sở hạ tầng của ông, như một phần mở rộng của khu vực nhà nước Trung Quốc.

Trong chính phủ, ông Tập dường như đã loại bỏ thành công các đối thủ cạnh tranh chính trị và tạo ra một “giáo phái” độc nhất vô nhị kể từ thời Mao Trạch Đông (với các tuyên truyền việc học "Sách Đỏ" theo hệ tư tưởng Mao).

Tiến thêm một bước bằng cách loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ khỏi hiến pháp Trung Quốc, ông Tập đã tự trao cho mình quyền cai trị suốt đời.

Đối với các vấn đề về nhân quyền, chính quyền Tập vẫn chưa thể giải quyết triệt để về các bức hại đối với tù nhân lương tâm (mặc dù ông đã đưa ra chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” nhằm hạ bệ các “tay chân” thân cận của Giang Trạch Dân, vốn là thế lực đàn áp nhân quyền, tạo ra phòng 610 đàn áp, cướp mổ nội tạng học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm).

Theo các nhà quan sát, tình trạng nhân quyền của Trung Quốc không những chưa cải thiện mà còn có những biểu hiện tồi tệ khác. Ông Tập cai trị như vị “lãnh chúa”, với các giám sát mang tính áp bức, sử dụng các công nghệ mới nhất để thắt chặt quyền lực của mình đối với mọi khía cạnh của xã hội (một xã hội mà “Anh cả ở khắp mọi nơi”, giám sát từng cử chỉ, hành vi của dân chúng, như trong tiểu thuyết của Orwell).

Với khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ thiểu số bị quản thúc và ngược đãi trong một hệ thống trại tập trung ở miền tây Trung Quốc, đã cho thấy đây là một trong những hành vi lạm dụng, vi phạm nhân quyền lớn nhất trong thời gian gần đây.

Chủ tịch Tập thúc đẩy chủ nghĩa độc tài mạnh mẽ hơn ở nước ngoài

Ở nước ngoài, ông Tập đang thúc đẩy chủ nghĩa độc tài mạnh mẽ hơn, cho dù thông qua sự ủng hộ của ông đối với các chính phủ độc tài, khủng bố ở Iran, Venezuela, Belarus và các nơi khác; hay những nỗ lực “chiến lang” của chính quyền ĐCSTQ nhằm gây áp lực buộc các nhà báo, học giả và các công ty nước ngoài kiểm duyệt những lời chỉ trích về ĐCSTQ.

Ở nước ngoài, ông Tập đang thúc đẩy chủ nghĩa độc tài mạnh mẽ hơn, cho dù thông qua sự ủng hộ của ông đối với các chính phủ độc tài, khủng bố. (Ảnh: Getty Images)

Việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh đối với Hong Kong, vi phạm rõ ràng thỏa thuận của nước này với Vương quốc Anh về việc bàn giao thuộc địa cũ cho chính quyền Trung Quốc, cho thấy ông Tập sẵn sàng mạo hiểm đối với sự lên án của quốc tế để dập tắt các giá trị dân chủ.

Chưa hết, bất chấp “hàng núi” bằng chứng cho thấy “Trung Quốc mới” của ông Tập là mối đe dọa lâu dài đối với lợi ích kinh tế và chính trị của phương Tây, hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn tiệc tùng như năm 1999. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Politico, Bộ trưởng Kinh tế Đức, Peter Altmaier, đã “thận trọng” về cuộc đàn áp ở Hong Kong bằng cách tuyên bố rằng: “Tôi luôn bị thuyết phục và tôi vẫn tin rằng sự thay đổi có thể đạt được thông qua thương mại”.

Châu Âu đã quá ngây thơ?

Có lẽ Altmaier xứng đáng nhận được “những lời khen ngợi” của ĐCSTQ vì lý tưởng không lay chuyển của mình. Nhưng bình luận của ông này cũng cho thấy sự ngây thơ đáng kinh ngạc, một sự thiếu hiểu biết “gây sốc” về các vấn đề hiện tại, hoặc tệ nhất là sự hoài nghi sâu sắc, khi mà những người Đức được cho là đã bị “mê hoặc” bởi lợi ích, với mong muốn xuất khẩu nhiều xe Volkswagens hơn vào thị trường Trung Quốc, hơn là quan tâm đến quyền tự do của con người.

Bỏ sang một bên phạm trù đạo đức, nhưng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng châu Âu đang tự tước đi vai trò quan trọng của mình trong “trật tự toàn cầu đỏ” mà ông Tập tạo ra. Châu Âu đang trở thành nạn nhân của những sự kiện của Bắc Kinh, và bị “mắc kẹt” trong cuộc chiến giữa hai cường quốc Mỹ-Trung, vốn buộc họ phải chọn một bên.

Bộ trưởng Kinh tế Đức, Peter Altmaier, đã “thận trọng” về cuộc đàn áp ở Hong Kong bằng cách tuyên bố rằng: “Tôi luôn bị thuyết phục và tôi vẫn tin rằng sự thay đổi có thể đạt được thông qua thương mại” (Ảnh: Adam Berry/Getty Images)
Bộ trưởng Kinh tế Đức, Peter Altmaier, đã “thận trọng” về cuộc đàn áp ở Hong Kong bằng cách tuyên bố rằng: “Tôi luôn bị thuyết phục và tôi vẫn tin rằng sự thay đổi có thể đạt được thông qua thương mại” (Ảnh: Adam Berry/Getty Images)

Khi Mỹ leo thang đối đầu với Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách Mỹ hy vọng rằng các đồng minh châu Âu lâu đời của họ sẽ tham gia cùng họ trong chiến hào mới này, vốn đã và đang được trang bị vũ khí và sẵn sàng đối đầu với mối đe dọa độc tài mới nhất. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bị tê liệt vì lo sợ rằng một ĐCSTQ thù hận có thể trả thù các lợi ích kinh tế của nước họ, nếu họ chọn sai bên.

Lẽ ra nên hợp sức cùng Hoa Kỳ, Châu Âu đã phung phí ‘đòn bẩy’

Đó chính xác là cách tiếp cận sai lầm. Châu Âu có tầm ảnh hưởng đến mục tiêu mà thế giới mới này đang hướng tới; 27 thành viên của Liên minh châu Âu nên hợp sức với Mỹ đối kháng lại ĐCSTQ và nền kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, châu Âu đã phung phí đòn bẩy này, bằng cách... không lên tiếng - từ đó cho phép Bắc Kinh chia rẽ châu Âu về các vấn đề gây tranh cãi như “gã khổng lồ” viễn thông Huawei và dự án BRI.

Nhiệm vụ mà châu Âu phải đối mặt lúc này là tìm ra tiếng nói đó. Người châu Âu phải quyết định xem họ muốn đóng vai trò gì trong một thế giới quay theo những hướng không rõ ràng. Có lẽ điều đó sẽ đòi hỏi bản thân châu Âu phải có một cuộc chiến vì tự do của thế kỷ 21.

Ngoại Trưởng ĐCSTQ Vương Nghị đã đe dọa quan chức Séc “sẽ phải trả một cái giá đắt”; trở thành “kẻ thù của 1,4 tỷ người Trung Quốc”... (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
Ngoại Trưởng ĐCSTQ Vương Nghị đã đe dọa quan chức Séc “sẽ phải trả một cái giá đắt”; trở thành “kẻ thù của 1,4 tỷ người Trung Quốc”... (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

Một số nước châu Âu dường như đã xác định được lập trường đúng đắn. Hãy nhìn cách nước Cộng hòa Séc nhỏ bé đang can đảm đẩy lùi các mối đe dọa của Bắc Kinh (Bắc Kinh đã chỉ trích Cộng Hòa Séc đối với việc một phái đoàn được cử đến Đài Loan. Ngoại Trưởng ĐCSTQ Vương Nghị đã đe dọa quan chức Séc “sẽ phải trả một cái giá đắt”; trở thành “kẻ thù của 1,4 tỷ người Trung Quốc”... Đáp lại, một quan chức Séc đã gọi thẳng nhà ngoại giao này là “lũ hề thô lỗ không có tư cách” và yêu cầu chính quyền Trung Quốc “cần phải xin lỗi càng sớm càng tốt về lời đe dọa vô liêm sỉ này”.)

Liệu châu Âu có thể tìm ra con đường trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc, để đóng vai trò trở thành cầu nối; hay là họ nên chọn một bên trong “cuộc chiến” này, và tốt nhất là đứng về phía Hoa Kỳ, khi Bắc Kinh ngày càng hung hãn, ngông cuồng...

Những câu hỏi không được giải đáp như vậy khiến châu Âu dễ bị sa vào hỗn loạn, khi chính quyền Trump đang thiết lập lại một trật tự toàn cầu mới bằng cách loại bỏ ĐCSTQ, và Bắc Kinh chỉ đang gắng gượng “chống lại cảnh chiều tà”.

Sống trong quá khứ sẽ không cứu được châu Âu...

Quan điểm trong bài viết là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả:Michael Schuman cũng là tác giả của cuốn sách “Siêu cường bị ngăn chặn: Lịch sử Trung Quốc của thế giới” .

Lê Minh



BÀI CHỌN LỌC

Chủ nghĩa độc tài hung hãn của Bắc Kinh lan rộng - Châu Âu liệu có thể 'thoát hiểm'?