Sự suy tàn của phương Tây: Giáo dục Hoa Kỳ đầu hàng trước chủ nghĩa ‘Công bằng tuyệt đối’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự suy giảm về kỹ năng khoa học và toán học đã tăng nhanh trong thập kỷ qua theo xếp hạng của học sinh Mỹ so với các bạn học ở nước ngoài. Một đánh giá gần đây, từ năm 2015, xếp Mỹ ở vị trí 38 trong số 71 quốc gia về toán và thứ 24 về khoa học. Trong số 35 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hoa Kỳ đứng thứ 30 về toán và thứ 19 về khoa học.

Tác giả: Tiến sĩ Philip Giraldi, giám đốc điều hành của Hội đồng vì lợi ích quốc gia. Bài viết này được đăng trên website chính thức của Quỹ Văn hóa Chiến lược Mỹ.

Sẽ rất khó hoặc thậm chí là chúng ta sẽ không thể quay trở lại với một hệ thống mà ở đó, học tập thực sự là một việc đòi hỏi sự chăm chỉ và cống hiến …

Giáo dục công ở Hoa Kỳ, nếu được đo lường bằng kết quả, đã đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp kém về kỹ năng ngôn ngữ, không được đào tạo tốt về khoa học cũng như toán học kể từ năm 1964 - niên học có điểm Kiểm tra Năng lực Học tập của học sinh Mỹ đạt đỉnh.

Sự suy giảm về kỹ năng khoa học và toán học đã tăng nhanh trong thập kỷ qua theo xếp hạng của học sinh Mỹ so với các bạn học ở nước ngoài. Một đánh giá gần đây, từ năm 2015, xếp Mỹ ở vị trí 38 trong số 71 quốc gia về toán và thứ 24 về khoa học. Trong số 35 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hoa Kỳ đứng thứ 30 về toán và thứ 19 về khoa học.

Nhưng kết quả kém cỏi đó lại được đặt trong bối cảnh người đóng thuế Mỹ đang phải chi nhiều tiền hơn cho mỗi học sinh so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, vì vậy sự sẵn có của các nguồn lực không nhất thiết phải là một yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng giáo dục ở hầu hết các trường học.

Sự sụt giảm kể trên phần lớn là do những tiến bộ kỹ thuật tạo sân chơi bình đẳng cho giáo viên trên toàn thế giới, nhưng chúng ta cũng nên xem xét đến sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của giáo dục trong bối cảnh xã hội hiện tại. Đặc biệt, ở Mỹ, bất ổn chính trị và văn hóa chắc chắn là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập. Theo tất cả những thông tin đã được đề cập và cân nhắc trước đây, nước Mỹ hiện đang đối mặt với việc đánh giá lại các giá trị - điều có thể sẽ làm thay đổi vĩnh viễn nền giáo dục truyền thống và cũng sẽ khiến sinh viên Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn với các bạn học ngoại quốc.

Nhiều trường học ở Hoa Kỳ đã ngừng việc công bố điểm số một cách có chủ ý, hoặc họ đã hoàn toàn bỏ hệ thống điểm số, có nghĩa là không có cách nào để đánh giá sự tiến bộ hoặc thành tích của học sinh. Các điểm kiểm tra quốc gia để đánh giá khả năng vào đại học đang dần biến mất vì chúng đang bị lên án là "phân biệt chủng tộc", cho rằng tại các trường đánh giá việc học tập chỉ dựa trên thực tế rằng người da đen học kém hơn người châu Á và người da trắng. Tất cả điều này là một phần của chương trình nghị sự đang được thúc đẩy nhằm tìm kiếm và loại bỏ bất kỳ dấu hiệu phân biệt chủng tộc nào trong không gian công cộng. Nó cũng có nghĩa là phá hủy hoặc dỡ bỏ nhiều di tích lịch sử và tránh bất kỳ cuộc thảo luận trung thực nào về lịch sử Mỹ. Ví dụ, các trường học ở San Francisco nổi tiếng đã phải chi hơn 1 triệu USD để thay đổi tên của 44 trường học đặt theo tên những cá nhân mà họ cho là những người "phân biệt chủng tộc và áp bức". Những cá nhân này bao gồm cả George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln và Paul Revere.

Trật tự thế giới mới về giáo dục được xây dựng dựa trên khái niệm “công bằng tuyệt đối”, đôi khi được mô tả là sử dụng hệ thống giáo dục công để “đảm bảo kết quả công bằng” (thay vì cơ hội công bằng). Nhưng bản thân khái niệm này đã bị sai sót sâu sắc vì khi đang theo đuổi công bằng họ lại đối xử bất bình đẳng với tất cả người Mỹ để đảm bảo rằng tất cả mọi người ra khỏi trường học đều giống nhau và đều học được những điều giống nhau. Điều này thật nực cười, có nghĩa học sinh giỏi thì bị đẩy ngang hàng với học sinh trung bình, còn học sinh kém thì họ cũng bằng mọi cách để đẩy lên lớp và cuối cùng là tốt nghiệp với cùng một mảnh giấy.

Và chất lượng tổng thể của giáo dục công lập sẽ giảm mạnh. Người ta có thể quan sát thấy rằng việc áp đặt một chế độ “công bằng” theo kiểu độc tài toàn trị dựa trên chủng tộc chắc chắn sẽ đẩy nhiều sinh viên được chuẩn bị tốt hơn về mặt học tập ra khỏi hệ thống. Nhiều giáo viên giỏi hơn cũng sẽ chuyển đến các học viện tư nhân mọc lên do nhu cầu của phụ huynh và học sinh. Những người khác sẽ ngừng giảng dạy hoàn toàn khi đối mặt với sự đúng đắn về chính trị ở mức độ mà trước năm 2020 dường như chúng ta không thể tưởng tượng được.

Chất lượng thực tế của giáo dục sẽ ảnh hưởng đến tất cả những người liên quan.

Tất cả những điều kể trên đã cực kỳ tồi tệ, nhưng mấu chốt là sự chuyển đổi này đang diễn ra trên khắp nước Mỹ với sự khuyến khích của chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương. Một khi chế độ mới được thành lập, thì sẽ rất khó hoặc thậm chí là chúng ta sẽ không thể quay trở lại với hệ thống giáo dục mà ở đó, học tập thực sự là một kỷ luật đòi hỏi sự chăm chỉ và cống hiến.

Ở nhiều trường học, quá trình thay đổi thực tế cũng đang được đặt lên vai người nộp thuế. Tại một quận ở Virginia, hội đồng trường học địa phương đã chi 422.500 đô la để một nhà tư vấn áp dụng cái gọi là Lý thuyết Chủng tộc phê phán (CRT) vào chương trình giảng dạy bắt buộc đối với tất cả các giáo viên và sẽ đưa vào nội dung giảng dạy cho học sinh. Ví dụ, khi các trường học mở cửa trở lại, tất cả học sinh mẫu giáo sẽ được dạy về “công bằng xã hội” trong một khóa học do Trung tâm Luật Nghèo đói miền Nam thiết kế. Dạy đọc, viết và số học sẽ đóng vai trò quan trọng trong “công bằng xã hội”.

Lý thuyết Chủ nghĩa Chủng tộc phê phán hiện đang được quảng bá như là khuôn khổ để tổ chức lại các trường học theo sở thích chủng tộc. Lý thuyết này đã bị chỉ trích khá nhiều vì nó giả vờ là một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống, nhưng xét về bản chất, chính nó lại là phân biệt chủng tộc vì nó phản đối một hệ thống trung lập về chủng tộc vốn mang lại lợi ích cho mọi người. Nó cho rằng tất cả các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đều mang tính phân biệt chủng tộc và vấn đề “quyền tối cao của người da trắng” cần phải được cải tổ. Nó đòi hỏi mọi thứ phải được kiểm tra thông qua một hệ thống giá trị được xác định bởi chính trị và chủng tộc bản sắc, đồng thời nó coi cả người da trắng và thể chế của họ là những gì tha hóa, nếu không muốn nói là xấu xa.

May mắn thay, một số người đã dũng cảm đứng ra chống lại phái Jacobins (Gia-co-banh) về tính đúng đắn chính trị đang phát triển. Phụ huynh ở nhiều trường bắt đầu tham dự các cuộc họp của hội đồng nhà trường để phản đối, thậm chí một số thành viên hội đồng nhà trường và giáo viên đã từ chối hợp tác. Các giáo viên làm như vậy có nguy cơ mất việc làm. Tại trường tư thục Dalton ưu tú ở Thành phố New York, phụ huynh đã gửi một lá thư với Hiệu trưởng Jim Best về việc chương trình giảng dạy “chống phân biệt chủng tộc” mới được giới thiệu đã bị bóp méo nghiêm trọng bởi Lý thuyết Chủ nghĩa Chủng tộc phê phán và việc theo đuổi “sự công bằng” đến mức nó đã bao gồm “một kinh nghiệm bi quan và bất bình không phù hợp với lứa tuổi ở MỌI lớp. Chúng ta đã nhầm lẫn giữa một mô hình sư phạm tiến bộ với một mô hình chính trị tiến bộ. Ngay cả đối với những người đồng tình với quan điểm chính trị đó, vai trò của trường học không phải là truyền bá về mặt chính trị. Đó là để mở rộng tâm trí của trẻ em về những điều kỳ diệu của thế giới và khoa học. Trường Dalton mà chúng tôi yêu thương, đã giúp thay đổi cuộc đời chúng tôi nay không còn nữa. Đó là một mất mát rất lớn”.

Bức thư cũng viết rằng “Các lớp học năm nay đều tập trung một cách ám ảnh vào vấn đề chủng tộc và danh tính, các màn tái hiện “cảnh sát phân biệt chủng tộc” trong khoa học, “phân biệt da trắng” trong lớp học nghệ thuật, tìm hiểu về quyền tối cao của người da trắng và sức khỏe tình dục trong lớp học. Những điều này hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi học sinh, thậm chí chúng tôi thấy nhiều lớp học trong số này giống một khóa đào tạo về độ nhạy của công ty video Zoom hơn là chương trình giảng dạy hấp dẫn về trí tuệ của Trường Dalton".

Trớ trêu thay, phần lớn chương trình giảng dạy mới lại được thiết kế bởi các giảng viên cực đoan của Dalton, những người này vào tháng 12 năm ngoái đã ký vào một “tuyên ngôn chống phân biệt chủng tộc” yêu cầu trường “thuê 12 cán bộ toàn thời gian, xóa bỏ các khóa học về học thuật nếu thành tích của học sinh Da đen không ngang bằng với học sinh Da trắng và yêu cầu tất cả các giáo viên “tuyên bố” không phân biệt chủng tộc".

Chắc chắn những gì đang diễn ra ở Trường Dalton cũng xảy ra ở nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ, vì vậy sự thối nát sẽ còn tồn tại trong thế hệ tiếp theo khi chính sinh viên đại học ngày nay trở thành giáo viên. Một giáo sư da đen ở Princeton đang kêu gọi loại bỏ tất cả các môn khoa học kinh điển vì chúng thúc đẩy “phân biệt chủng tộc, chế độ nô lệ và quyền tối cao của người da trắng”. Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ đã từng mang lại lợi ích cho quốc gia và người dân, nhưng giờ đây chúng ta đang chứng kiến ​​nó trong cơn hấp hối. Và xin đừng mong đợi chính quyền Joe Biden sẽ làm bất cứ điều gì để cứu nó. Họ chỉ đang đứng trên bờ ngắm nhìn những con tàu đắm.

Nội dung bài viết thể hiện ý kiến riêng của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Đức Duy

Theo Zerohedge

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Sự suy tàn của phương Tây: Giáo dục Hoa Kỳ đầu hàng trước chủ nghĩa ‘Công bằng tuyệt đối’