Sự ra đi của Đại sứ Mỹ: Dấu chấm hết quan hệ Mỹ-Trung và khởi đầu sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc nợ Mỹ toàn bộ lịch sử hiện đại “tàn khốc và hoành tráng” của mình, nhưng Mỹ đã quyết định chấm dứt nó. Đại sứ Branstad là người duy nhất có thể cứu vãn mối quan hệ này nhưng ông đã ra đi. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đang cố chống chọi lại “cảnh chiều tà” của mình.

Tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, Terry Branstad, đã cố gắng xuất bản một báo cáo với đánh giá của ông về quan hệ Mỹ-Trung. ĐCSTQ đã cấm bài này trên tất cả các ấn phẩm của Trung Quốc.

Ngày 14/9, Đại sứ Branstad đã đệ đơn từ chức.

Rõ ràng, bài viết trên ông Branstad không có hy vọng để cải thiện mối quan hệ song phương, và sai lầm nằm ở Bắc Kinh. Bài báo không có giọng điệu “thương tiếc” về những gì đã xảy ra, hoặc “khiêu khích” cho một cuộc chiến. Thay vào đó, nó giống như lời tâm sự rằng sau nhiều năm, nhiều thập kỷ làm đại sứ, ông muốn thừa nhận điều hiển nhiên: mối quan hệ hai bên không tốt và đã không tốt trong một thời gian.

Mối quan hệ Trung - Mỹ luôn phức tạp, nhưng về cơ bản hai bên đã trở nên “lạnh nhạt” khá nhiều trong những năm gần đây. Sự khác biệt về thương mại, tài chính, chính sách ngân hàng, nhân quyền, tranh chấp hàng hải và hàng tá thứ khác, đã đủ để tạo ra thách thức nghiêm trọng cho bất kỳ mối quan hệ nào. Thực tế đơn giản là Hoa Kỳ đã “rời xa” Trung Quốc một cách chiến lược trong một thời gian.

Điểm mấu chốt là nhân khẩu học, an ninh, thương mại và vai trò của Mỹ trên thế giới

Giữa quá trình đô thị hóa nhanh chóng và Chính sách Một con, tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm xuống dưới mức nhiều thập kỷ trước. Điều duy nhất để ngăn chặn tình trạng suy giảm dân số trên diện rộng là việc chăm sóc sức khỏe các nhóm người lớn tuổi của Trung Quốc, điều này đã kéo dài tuổi thọ trung bình của công dân Trung Quốc.

https://mcusercontent.com/de2bc41f8324e6955ef65e0c9/images/0b2804bd-d58d-4b8d-b753-1c727b5d4532.jpg
Dân số bắt đầu giảm từ những năm 1990 trở đi

Về mặt nhân khẩu học, đó là một chế độ hà khắc. Trong vòng một thập kỷ, dân số Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh. Các ước tính hợp lý nhất cho thấy Trung Quốc sẽ giảm đến một nửa dân số vào năm 2100 so với năm 2020.

Lượng dân số bắt đầu giảm từ những năm 1990 trở đi. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Dự báo năm 2100, Trung Quốc không có đủ người trẻ, không có gì về Trung Quốc ngày nay là bền vững. Thế hệ trẻ là những người làm việc, mua sắm hàng hóa, làm nhân viên, phục vụ quân đội và chăm sóc người già, nhưng lực lượng này đang giảm sút nhanh chóng.

Thế hệ trẻ giảm sút 'số lượng', nền kinh tế Trung Quốc không thể dựa trên tiêu dùng

Với số lượng thế hệ trẻ giảm về số lượng, Trung Quốc không có khả năng hình thành một nền kinh tế dựa trên tiêu dùng trên diện rộng, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào xuất khẩu để tạo sức mạnh cho hệ thống của mình. Trung Quốc phải đối mặt với hai vấn đề ở đây.

Thứ nhất, giống như tất cả các hệ thống dẫn đầu về xuất khẩu, Trung Quốc hầu như không phải là quốc gia duy nhất phải chịu cảnh dân số già nhanh chóng. Trong vòng một thập kỷ tới, các quốc gia - từ Vương quốc Anh đến Brazil, Ba Lan đến Chile - sẽ “rớt” khỏi nhóm "tiêu thụ" , khiến khái niệm về mô hình nền kinh tế tăng trưởng nhờ xuất khẩu của Trung Quốc là không thể.

https://mcusercontent.com/de2bc41f8324e6955ef65e0c9/images/af9e687d-af17-4841-9803-c598fee0eeb8.jpg
Độ tuổi trung bình của một số quốc gia đang tăng dần

Thứ hai, về mặt chiến lược, Trung Quốc đang ở trong một thế trận. Trung Quốc chỉ trở thành cường quốc thương mại toàn cầu khi các quốc gia thuộc “Chuỗi đảo thứ nhất” - Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Singapore - bị buộc phải đứng về phía Trung Quốc. Hôm nay, theo Trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo với mục tiêu thực sự là hạ gục ĐCSTQ, thì tất nhiên các đồng minh nên đứng về phía Mỹ.

Nếu không có sự ‘chống lưng’ của Mỹ, ĐCSTQ đã ‘chẳng thể có gì’

Nếu không có Mỹ giải quyết các vấn đề địa chính trị khu vực của Trung Quốc và trao quyền cho chính quyền này trên trường thế giới, Trung Quốc đơn giản là không đủ sức mạnh quân sự để áp đặt ý chí của mình lên Úc, càng không nói đến Ấn Độ hoặc Ả Rập Xê-út hoặc Brazil hoặc Đức hoặc Mỹ - tất cả các quốc gia mà ĐCSTQ cần tiếp cận để duy trì vị trí của họ.

Điều này dẫn chúng ta đến một sự thật phi thường, bất lợi nhất cho ĐCSTQ. Tất cả mọi thứ về lịch sử hiện đại của chính quyền này - sự chiến thắng Nhật Bản, sự thống nhất và củng cố quốc gia dưới thời Mao, sự lật ngược tình thế chống lại Liên Xô, sự bùng nổ của họ trên toàn cầu với tư cách là cường quốc kinh tế lớn - không điều nào xảy ra nếu không có sự hậu thuẫn chiến lược của Mỹ.

Không có gì là bền vững nếu không có sự tham gia liên tục của Mỹ. Và hiện giờ, Mỹ chỉ đơn giản là buông tay đối với ĐCSTQ, với tất cả những điều đó.

Và như vậy, Trung Quốc bắt đầu nổi cơn thịnh nộ “chống lại cảnh chiều tà”.

Điều này đưa chúng ta trở lại Branstad. Quản lý các mối quan hệ giữa một hệ thống dân chủ dưới chính quyền Tổng thống Trump và một quốc toàn trị như Trung Quốc sẽ là một công việc khó khăn vô kể, và trong thời kỳ mà Mỹ đang rời bỏ và ĐCSTQ đang phải vật lộn với hậu quả của sự rời bỏ đó, thì có lẽ công việc của ông Branstad là một nhiệm vụ “đầy ân oán”.

Nhiệm vụ ‘đầy ân oán’ của Đại sứ Mỹ khi ĐCSTQ đang nổi cơn thịnh nộ ‘chống lại cảnh chiều tà’

Ông Branstad là thống đốc được bầu đầu tiên của Iowa khi mới 36 tuổi, ông tiếp tục phục vụ 6 nhiệm kỳ ở vị trí này, khiến ông trở thành thống đốc tại vị lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Không giống như các thượng nghị sĩ và các ông trùm bất động sản, các thống đốc thực sự phải có trách nhiệm với mọi người, quản lý mọi thứ và thiết lập các thỏa hiệp. Nói một cách ngắn gọn, các thống đốc thật sự là những người lãnh đạo.

Ông Branstad, đặc biệt nổi tiếng trong giới chính trị Mỹ là không dùng Twitter, vì những cải cách giáo dục của ông luôn đưa học sinh Iowan vào vị trí hàng đầu trong hầu hết các biện pháp. Branstad đã biết Chủ tịch Tập với tư cách cá nhân kể từ cuộc gặp đầu tiên của họ vào năm 1985 khi ông Tập đến thăm Iowa với tư cách là thành viên của một phái đoàn nông nghiệp.

Ông Branstad và ông Tập thường xuyên nhận xét về tình bạn của họ, một tình bạn dựa trên mối quan hệ tương tác giữa các chính phủ với nhau: Iowa là bang sản xuất thịt lợn lớn nhất của Mỹ và Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn “nhiệt tình” nhất thế giới.

Ông Branstad cũng là một trong những người được bổ nhiệm đầu tiên của chính quyền Trump. Mối liên hệ của ông với ông Tập đã mang lại cho chính quyền Trump khả năng tiếp cận tuyệt vời trong nội bộ Bắc Kinh khi thúc đẩy các vấn đề hóc búa liên quan đến thương mại, sở hữu trí tuệ, hàng hải hoặc Hong Kong.

Branstad không chỉ đơn giản là đại sứ tốt nhất của Mỹ tại Bắc Kinh, ông ấy có thể là người duy nhất có khả năng cứu vãn mối quan hệ Mỹ-Trung trong vài năm qua.

Tất nhiên, câu hỏi là điều gì xảy ra tiếp theo?

Về phía Mỹ, mọi thứ sẽ trở nên nghiêm khắc hơn đối với ĐCSTQ, một khi Tổng thống Trump tái đắc cử vào tháng 11 này.

Báo cáo của ông Branstad, rốt cuộc, đã được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xác nhận và đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao.

Về cốt lõi, báo cáo của Branstad tiết lộ một bí mật rằng Chủ tịch Tập đã - cá nhân, trực tiếp, cố ý và nhiều lần - nói dối chính quyền Trump trong nhiều năm về các vấn đề cả kinh tế và chiến lược.

Những gì ông Branstad báo cáo không phải là một sự lên án về chính sách của Trung Quốc gần đây, nhưng là một sự thừa nhận rằng mối quan hệ chỉ đơn giản là không thể tiếp tục, trừ khi và cho đến khi Bắc Kinh có được một sự thay đổi chính sách.

Nhận thấy những bất lợi về mặt chiến lược, kinh tế và chính trị, ĐCSTQ đã biến Trung Quốc thành một loại chủ nghĩa phát xít dân tộc, không cho phép bất kỳ thách thức nội bộ nào, dù là chủng tộc, chính trị hay văn hóa. Đương nhiên, ĐCSTQ phủ nhận bất kỳ ảnh hưởng bên ngoài nào, ngoài tiền nước ngoài, hay việc giúp sử dụng lao động công dân Trung Quốc (từ đó củng cố tính hợp pháp chính trị của ĐCSTQ).

ĐCSTQ đã đi đến giới hạn của sự cực đoan và tuyệt vọng

Chính quyền Trung Quốc đã trở nên căng thẳng đến mức như chuyện hài hước. ĐCSTQ đã “cực đoan” đến mức họ cấm giới truyền thông trong nước đăng bài về bộ phim mới Hoa Mộc Lan của Disney - vốn là để tán dương văn hoá của Trung Quốc - khi dư luận lên án Disney vì đã "cúi đầu" trước ĐCSTQ để được thâm nhập thị trường phim béo bở của nước này.

Những tin tức từ Huawei đến Hong Kong rồi Tân Cương tuy quan trọng, nhưng tất cả trong số đó chỉ là những triệu chứng của các vấn đề sâu sắc hơn nhiều mà ĐCSTQ chỉ đơn giản là thiếu khả năng tự giải quyết. Tóm lại, ĐCSTQ và Chủ tịch Tập đang tuyệt vọng.

Và nếu chúng ta thực sự đang tiến gần đến thời điểm “khắc nghiệt” của ĐCSTQ, thì tất cả những điều tốt đẹp thông thường của ngoại giao và thương mại toàn cầu đơn giản không còn quan trọng như trước đây.

Ông Tập cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để “khóa chặt mọi thứ” và thu mình lại trong một chặng đường dài. Và rồi thế giới bên ngoài sẽ bị ĐCSTQ miệt thị...

Tác giả: Peter Zeihan - nhà chiến lược địa chính trị, diễn giả và tác giả của “Siêu năng lực tình cờ”, “Siêu năng lực vắng mặt” và “Các quốc gia tan rã”.

Thiện Nhân

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Sự ra đi của Đại sứ Mỹ: Dấu chấm hết quan hệ Mỹ-Trung và khởi đầu sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc