Sự gây hấn của Trung Quốc đẩy Việt Nam đến gần hơn với Washington

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Charles Dunst, chuyên gia kinh tế Vĩ mô toàn cầu của Tập đoàn Eurasia nhận đinh, hầu hết người Việt Nam coi việc bài Trung Quốc là sự tiếp nối của cuộc kháng chiến ngàn năm chống Bắc thuộc. Sự khó chịu của người Việt Nam với Bắc Kinh còn đến từ những mối quan tâm rất đời thường: bản chất "độc hại" của hàng hóa Trung Quốc và bản chất bóc lột của các doanh nghiệp Trung Quốc. Và mặc dù Việt Nam nằm dưới cái bóng quá lớn của Trung Quốc, nhưng sự tồn vong của ĐCSVN lại phụ thuộc vào chủ nghĩa dân tộc - và do đó họ chống lại Trung Quốc.

Theo cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius, năm 2019 ông Trump từng tiết lộ nỗi ám ảnh của mình về tình hình thâm hụt thương mại với Việt Nam, ông nói: "Việt Nam lợi dụng chúng tôi thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc".

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chỉ một tháng trước khi rời nhiệm sở, cựu Tổng thống Trump đã gán cho Việt Nam là kẻ thao túng tiền tệ, trong khi có nhiều tin đồn rằng ông sẽ áp thuế lên hàng hóa xuất khẩu của nước này sang Mỹ. Những động thái này đe dọa phá hoại quan hệ Việt - Mỹ, vốn vẫn là chủ chốt đối với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Washington - cụ thể là chống lại quyền lực tối cao của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Sau đó, giới quan sát cho rằng thật ngạc nhiên là vào ngày 15 tháng 1 năm 2021, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ thông báo rằng họ không khuyến nghị áp thuế đối với Việt Nam, mặc dù tuyên bố hành động của Hà Nội là "không hợp lý". Và ngày 16 tháng 4 vừa qua, trong báo cáo bán thường niên đầu tiên của năm nay trước Quốc hội về thao túng tiền tệ, Bộ Tài chính Mỹ cho biết không có đủ bằng chứng theo luật năm 1988 để kết luận Việt Nam đang thao túng tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế thương mại hoặc cản trở việc điều chỉnh cán cân thanh toán.

Giới quan sát nhận định rằng quyết định này là một viên đạn tránh né của Tổng thống Joe Biden, người được cho là có vị thế tốt trong việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam.

Không giống như phần còn lại của thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã có một năm 2020 rất thành công, kiểm soát đại dịch COVID-19, chủ trì Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên và chủ trì lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực. Nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn ghi nhận mức tăng trưởng 1,8% trong nửa đầu năm 2020.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều là màu hồng. Tháng 4 và tháng 6 năm ngoái, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã đâm và đánh chìm tàu đánh cá của Việt Nam trên Biển Đông. Vào tháng 7, Việt Nam đã buộc phải bồi thường 1 tỷ USD do hủy bỏ hợp đồng với các công ty dầu khí quốc tế hoạt động trong vùng biển tranh chấp này dưới áp lực của Trung Quốc.

Mối bất hòa này cho thấy mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn gập ghềnh đến thế nào và thậm chí có thể còn tệ hơn rất nhiều trong tương lai.

Quả thực, độ nổi tiếng của Trung Quốc ở Việt Nam thì không đâu sánh bằng. Ông Charles Dunst, chuyên gia kinh tế Vĩ mô toàn cầu của Tập đoàn Eurasia nhận đinh, hầu hết người Việt Nam coi việc bài Trung Quốc là sự tiếp nối của cuộc kháng chiến ngàn năm chống Bắc thuộc. Sự khó chịu của người Việt Nam với Bắc Kinh còn đến từ những mối quan tâm rất đời thường: bản chất "độc hại" của hàng hóa Trung Quốc và bản chất bóc lột của các doanh nghiệp Trung Quốc. Và mặc dù Việt Nam nằm dưới cái bóng quá lớn của Trung Quốc, nhưng sự tồn vong của ĐCSVN lại phụ thuộc vào chủ nghĩa dân tộc - và do đó họ chống lại Trung Quốc.

Ông Dunst nhận xét, Hà Nội đã khá vất vả để vừa duy trì mối quan hệ tích cực với nước láng giềng phía Bắc, vừa cân bằng với phong trào bài Trung mạnh mẽ và ngấm ngầm trong lòng người dân. Tuy vậy, chủ nghĩa dân tộc lại là một thế lực không dễ gì áp chế. Một khi đã bùng lên, nó có thể gây áp lực buộc các chính phủ phải hành động và đối thoại cứng rắn. Sự hiếu chiến của Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm thái độ chống Trung Quốc của người Việt Nam, và do đó sẽ buộc ĐCSVN phải đáp trả.

Rõ ràng, người Việt Nam có quá nhiều lý do khi duy trì thái độ thù địch với Trung Quốc. Việc Trung Quốc đắp đập cộng với tác động của biến đổi khí hậu đã cướp đi sự trù phú của sông Mekong và năm 2016 đã khiến Việt Nam phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm qua. Năm 2019, việc Trung Quốc xây dựng đập đã đẩy nước mặn dư thừa vào sông Mekong cũng đã đẩy người nông dân trồng lúa Việt Nam vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, và những thiệt hại này gần như là không thể vãn hồi.

Ngoài ra, việc Trung Quốc được cho là đã bảo đảm quyền truy cập vào căn cứ hải quân Ream của Campuchia, cách 150km từ biên giới Việt Nam, và các kế hoạch cho các "khu nghỉ dưỡng" khác do Trung Quốc xây dựng ở Campuchia, mà có chi tiết cho thấy vì mục đích quân sự, đã làm tăng thêm những lo ngại trong lòng người dân nước Việt.

Ông Dunst cho rằng, sự xâm phạm quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông, sông Mekong và Campuchia có nguy cơ thúc đẩy tình cảm chống Trung Quốc của người Việt Nam đến mức ĐCSVN sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc xích lại gần Washington - nơi mà đa số người Việt , giữ quan điểm tích cực về Hoa Kỳ, sẽ ủng hộ.

Hà Nội dường như cũng đã mạnh mẽ hơn, ông Dunst nhận định. Trong sách trắng quốc phòng năm 2019, Việt Nam báo hiệu sự sẵn sàng một cách đáng ngạc nhiên từ bỏ chính sách Ba Không - không liên minh quân sự chính thức, không đặt căn cứ quân sự nước ngoài và không liên kết rõ ràng với bất kỳ tác nhân bên ngoài nào - bằng cách tuyên bố rằng Việt Nam "sẽ xem xét phát triển quan hệ quốc phòng và quân sự cần thiết, phù hợp với các quốc gia khác".

Washington và Hà Nội đã là đối tác chiến lược về mọi mặt, nhưng Việt Nam có thể đóng một vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ bằng cách tổ chức nhiều hơn các chuyến tàu của Mỹ tới Việt Nam và chấp nhận các gói viện trợ quốc phòng của Mỹ. Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết vào tháng 5 năm 2020 rằng Washington đã mời Việt Nam (cùng với New Zealand và Hàn Quốc) tham gia "Quad plus" - một phần mở rộng của Đối thoại An ninh Tứ giác, một tổ chức mà tầm quan trọng đang ngày càng được nâng cao.

Việt Nam đã thực sự tham gia các cuộc họp của Quad plus để thảo luận về đại dịch COVID-19. Trong khi đó, các thành viên sáng lập của Quad đã đề xuất khả năng mở rộng khuôn khổ bao gồm Việt Nam cùng với Hàn Quốc và New Zealand.

Ông Dunst cho rằng, khi đến gần hơn với Washington, ĐCSVN một mặt vừa có thể củng cố các uy tín dân tộc chủ nghĩa của mình, vừa có thể củng cố sự nổi tiếng trong nước của mình, bằng cách chấp nhận công khai bắt tay với Mỹ để "mạnh mẽ chống lại kẻ cướp" - Trung Quốc - "tấn công ngôi nhà của chúng tôi", như nhiều công dân Việt Nam yêu cầu.

Nếu Biden nhận ra rằng các quốc gia châu Á, bao gồm cả Việt Nam, phẫn nộ khi bị buộc phải lựa chọn giữa hai siêu cường - và theo đó quay lại việc Trump tạo ra các khối đối địch giữa Trung Quốc và Mỹ - ông có thể tận dụng những sai lầm của Trung Quốc để đưa Việt Nam xích lại gần Mỹ hơn. Làm như vậy, ông có thể đặt nền tảng cho sự hợp tác lớn hơn nữa với Việt Nam trong các vấn đề, tất nhiên, bao gồm cả tự do hàng hải ở Biển Đông.

Đức Duy

Theo SCMP



BÀI CHỌN LỌC

Sự gây hấn của Trung Quốc đẩy Việt Nam đến gần hơn với Washington