Số người Mỹ ‘khất nợ’ các khoản thanh toán thế chấp giảm mạnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Số người Mỹ có khoản vay mua nhà ở thế chấp cần hỗ trợ đang bắt giảm lại. Đây không chỉ là dấu hiệu đáng mừng với hệ thống tài chính Mỹ, mà quan trọng hơn, chỉ số này cho thấy số nền kinh tế thực của Mỹ đã tạo ra việc làm ổn định và vững chắc hơn...

Khác với Việt Nam, thị trường nhà ở có thế chấp ở Mỹ gắn bó chặt chẽ với thăng trầm của nền kinh tế thực, cụ thể là việc làm và thu nhập của người lao động.

36,6% hộ gia đình Mỹ sống trong các căn hộ đi thuê, đây thường là nhóm hộ gia đình trẻ hoặc người trẻ chưa lập gia đình thuê nhà ở gần nơi làm việc. Thực tế, khu vực nhà ở Mỹ chiếm tới 25% tổng đầu tư tại Mỹ, 5% GDP toàn nước Mỹ.

Trong tháng 8, chỉ số giá nhà ở của Mỹ tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm

Số liệu thống kê trong quá khứ cho thấy, giá nhà ở Mỹ sụt giảm, số lượng nhà trống (không cho thuê được) tăng mạnh khi nền kinh tế rơi vào suy thoái và phục hồi mạnh mẽ khi nền kinh tế thực khởi sắc.

Chỉ số giá nhà ở Mỹ (so sánh theo tháng) rớt sâu trong khủng hoảng và kinh tế suy giảm, tăng mạnh trở lại khi nền kinh tế phục hồi (nguồn Trading Economics)

Giá nhà ở của Mỹ (so sánh theo tháng) tăng mạnh trở lại trong tháng 8 vừa qua, ở mức 0,9% (so sánh theo tháng) sau khi giảm mạnh kể từ tháng 5/2020, rớt xuống mức -0,2% trong tháng 7/2020, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Nền kinh tế thực phục hồi tốt khiến số lượng chủ nhà vay thế chấp cần hỗ trợ tài chính giảm mạnh

Số lượng chủ nhà tạm thời khất các khoản thanh toán thế chấp của họ đã giảm xuống dưới 4 triệu lần người, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5, cho thấy các hộ gia đình của quốc gia này đang dần hồi phục sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán và sự ngưng hoạt động liên quan.

Một cuộc khảo sát hàng tuần từ Black Knight cho thấy 7,4% tổng số khoản vay; tương đương 3,9 triệu chủ nhà; hiện nằm trong các kế hoạch giãn nợ; giảm so với 7,5% của tuần trước (theo Fox Business).

Tốc độ của các dự định giãn nợ đã chậm lại khi nền kinh tế quốc gia phục hồi, sau một cuộc suy thoái tồi tệ khiến ​​hơn 30 triệu người Mỹ ở vào vòng quay thất nghiệp.

Một nghiên cứu riêng do Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp công bố hôm thứ Hai (24/8) cho thấy 3,7 triệu chủ nhà, tương đương 7,44%, nằm trong chương trình giãn nợ.

"Tỷ lệ các khoản cho vay phải giãn nợ giảm với tốc độ nhanh chóng hơn vào tuần trước, với nhiều người đang vay đã thanh toán khi còn trong chương trình được giãn nợ (họ quyết định ngưng chương trình này). Các yêu cầu giãn nợ mới tăng lên, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với số lượng các hộ gia đình không cần phải giãn nợ", Mike Fratantoni, Phó chủ tịch cấp cao và chuyên gia kinh tế trưởng của MBA, cho biết trong một tuyên bố.

Theo Đạo luật CARES trị giá 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 3/2020, những chủ nhà bị ảnh hưởng có khoản vay mua nhà được liên bang hỗ trợ có thể bỏ qua hoặc trì hoãn các khoản thanh toán thế chấp trong tối đa một năm. Nhưng các nhà lập pháp đã cảnh báo rằng sự giãn nợ không phải là xóa nợ: Tại một số thời điểm, chủ nhà sẽ nợ các khoản thanh toán mà họ đã chọn để tạm ngưng trả.

Khi kết thúc kế hoạch giãn nợ, chủ nhà sẽ được cung cấp một số lựa chọn để bù đắp cho các khoản thanh toán bị bỏ lỡ - nhưng sẽ không bị yêu cầu trả lại tất cả mọi thứ cùng một lúc dưới dạng “thanh toán nóng”, theo công ty thế chấp khổng lồ Fannie Mẹ . Thông thường, những người cho vay cầm cố sẽ tính số dư chưa thanh toán từ thời hạn cấm cho đến khi kết thúc khoản vay.

“Chúng tôi muốn mọi chủ nhà đang gặp khó khăn vì đại dịch này biết rằng họ có các lựa chọn thế chấp”, Giám đốc điều hành Fannie Hugh Frater cho biết vào cuối tháng 4/2020. “Chúng tôi không yêu cầu chủ nhà phải hoàn trả các khoản thanh toán đã thiếu hết ngay một lúc khi kết thúc kế hoạch khoanh nợ, trừ khi họ chọn làm như vậy”.

Tâm Minh

Theo Fox Business



BÀI CHỌN LỌC

Số người Mỹ ‘khất nợ’ các khoản thanh toán thế chấp giảm mạnh