SEC muốn đảo ngược chính sách chống tham nhũng thời Trump

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mục tiêu của chương trình nghị sự sắp tới của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) là đảo ngược các quy định được thông qua dưới thời chính quyền Trump vốn nhắm vào ngăn chặn tham nhũng trong ngành khai thác tài nguyên. Kế hoạch này bị chỉ trích mạnh mẽ bởi SEC nhắm vào đảo ngược chính sách đã hoàn thiện trong khi lờ đi các rủi ro nhãn tiền của TTTC Mỹ, chẳng hạn như tiền ảo lũng đoạn TTTC và tiền tệ Mỹ, bong bóng giá tài sản hay vị thế bán khống khổng lồ ở Phố Wall... Ai là kẻ hưởng lợi trong quyết định đảo ngược này?

Theo Tạp chí Phố Wall, trong số các quy định mà SEC có kế hoạch xem xét lại là các sửa đổi dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đối với chương trình trao thưởng cho người tố giác và quy tắc yêu cầu các công ty khai thác dầu, khí đốt và khai thác tài nguyên khác phải tiết lộ các khoản thanh toán cho chính phủ nước ngoài. Cả hai quy tắc đã được thông qua vào cuối năm ngoái trước sự phản đối của đảng Dân chủ.

Hai quy tắc này nhằm tăng cường minh bạch thông tin, ngăn chặn tham nhũng trong ngành khai thác tài nguyên, cũng như đảm bảo các doanh nghiệp của Mỹ trong ngành này không làm suy yếu các lệnh trừng phạt của Mỹ với các nền kinh tế khác bởi các giao dịch mờ ám.

Việc xem xét lại các quy tắc được thông qua dưới thời Trump là một phần trong chương trình nghị tới đây của SEC về việc thiết lập các chính sách mới trên thị trường tài chính, được cơ quan này công bố vào thứ Sáu (11/6) vừa qua. Ngoài việc xem xét một số quy tắc từ thời Trump, cơ quan này cho biết họ sẽ soạn thảo các quy tắc về đầu tư liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị, cũng như tiết lộ của các công ty có rủi ro an ninh mạng.

Có rất nhiều rủi ro lớn mà SEC đang lờ đi trong chương trình nghị sự?

Vào thứ Hai (14/6), hai Ủy viên trong Hội đồng quản trị của SEC, cũng đồng thời là hai đảng viên đảng Cộng Hòa, đã chỉ trích chương trình nghị sự này. Hai vị ủy viên của SEC cho rằng SEC đang thúc đẩy việc làm thừa thãi là xem xét đảo ngược lại các quy định đã hoàn thiện và cần thiết cho TTTC mà không giải quyết các rủi ro nhãn tiền, cấp bách hiện nay như các giao dịch tiền ảo đang lũng đoạn thị trường tài chính, làm suy yếu đồng USD....

Thực ra, các vấn đề mà SEC cần phải bàn thảo hiện nay không chỉ có tiền ảo và tác hại của nó lên nền kinh tế Mỹ như việc tiền ảo là công cụ để tống tiền, trốn thuế, làm suy yếu giá trị đồng USD và nguy cơ thao túng của Trung Quốc đằng sau tiền ảo. Vị thế bán khống đang đạt kỷ lục mọi thời đại trên TTCK Mỹ đáng lo ngại hơn nhiều so với việc thảo luận chính sách mà sự tồn tại của nó là để ngăn chặn tham nhũng và cấu kết trái phép với kẻ thù của nước Mỹ.

Ngoài ra, bong bóng giá BĐS, khối tài sản phái sinh khổng lồ các ngân hàng thương mại lớn của Mỹ đang nắm giữ, các khoản chứng khoán hóa khoản vay dưới chuẩn, trách nhiệm giải trình của xếp hạng tín nhiệm... đều là các vấn đề nóng bỏng, có thể hủy hoại TTCK Mỹ và gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Dù vậy, có vẻ như, đảo ngược chính sách của Trump mới là ưu tiên hàng đầu. Kẻ hưởng lợi trong quyết định đảo ngược chính sách này (nếu có) là CEO và quan chức tham nhũng trong ngành khai thác, năng lượng của Mỹ và các nền kinh tế như Trung Quốc, Iran và Nga, nơi có mối quan hệ khá khăng khít với các tập đoàn năng lượng của của Mỹ trong khi tình cờ lại là đối thủ an ninh, chính trị trên trường quốc tế của Mỹ.

SEC muốn thay đổi quy tắc chống tham nhũng được phê duyệt thời Trump

Quy tắc mà SEC đang muốn đảo ngược dưới thời của ông Biden, thực chất là nỗ lực thứ ba của SEC nhằm thực hiện một điều khoản của luật đại tu tài chính Dodd-Frank năm 2010, có mục đích chống tham nhũng trong hoạt động của các công ty trong ngành khai thác tài nguyên.

Một phiên bản đầu tiên của quy tắc này đã bị tòa án cấp quận bỏ trống vào năm 2013 sau khi American Petroleum Institute, một hiệp hội thương mại dầu khí, đệ đơn phản đối. Phiên bản thứ hai đã bị hủy bỏ sau khi đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ vào năm 2017.

Những bất đồng đối với quy tắc mà ông Trump phê duyệt chủ yếu do mức độ chi tiết mà các khoản thanh toán cho chính phủ nước ngoài mà các công ty đại chúng trong ngành khai thác tài nguyên của Mỹ phải công khai. Quy tắc được thông qua vào tháng 12 năm ngoái yêu cầu các công ty tiết lộ các khoản thanh toán trên cơ sở tổng hợp theo từng quốc gia, chứ không phải là từng hợp đồng.

Bà Peirce và ông Roisman, hai ủy viên của SEC, cho biết việc mở lại quy trình xây dựng quy tắc sẽ làm lãng phí nguồn lực cho một vấn đề đã chiếm hàng nghìn giờ làm việc của nhân viên.

Họ cũng chỉ trích cơ quan này và ông Gensler vì đã xem xét lại các quy tắc làm tăng sự giám sát của các cố vấn bỏ phiếu ủy quyền và khiến các cổ đông nhỏ khó đệ trình các đề xuất quản trị và chính sách tại các cuộc họp công ty thường niên.

Những lời chỉ trích của họ được đưa ra khi SEC bổ nhiệm một giám đốc mới vào hôm thứ Hai vừa qua, Renee Jones, cho bộ phận tài chính tập đoàn, nơi soạn thảo các quy tắc cho các công ty huy động vốn và tiết lộ tin tức và sự kiện quan trọng cho các cổ đông.

Các ủy viên đảng Dân chủ Allison Herren Lee và Caroline Crenshaw đã bỏ phiếu chống lại giải thưởng người tố cáo và các quy tắc của các ngành khai thác vào năm ngoái, trong khi Chủ tịch Jay Clayton sau đó bỏ phiếu ủng hộ cùng với bà Peirce và ông Roisman. Gary Gensler đã đảm nhận vị trí giám đốc SEC trong năm nay.

Thanh Đoàn

Theo Wall Street Journal



BÀI CHỌN LỌC

SEC muốn đảo ngược chính sách chống tham nhũng thời Trump