Sau màn quay vòng đến 360 độ của NYSE, các công ty Trung Quốc mất hơn 30 tỷ USD giá trị thị trường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã loại ba công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán New York, khiến các công ty này mất hơn 30 tỷ USD giá trị thị trường. Liệu mọi thứ sẽ thay đổi trong chính quyền Biden?

NYSE là một biểu tượng cho cả sức mạnh và độ tin cậy của thị trường tài chính Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong suốt một tuần, sàn giao dịch đã khiến một loạt người bối rối về việc "liệu sàn này có tiếp tục niêm yết ba công ty lớn của Trung Quốc hay không". Vụ việc nhấn mạnh những căng thẳng với Trung Quốc mà Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ phải kế tục.

Trong sự vụ này, NYSE đã bị Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin chỉ trích, bị các quan chức ở cả hai quốc gia chỉ trích và gieo rắc sự hoang mang trong giới đầu tư.

NYSE đã quay đến 360 độ

Vào tháng 11/2020, Tổng thống Trump đã ban hành một lệnh hành pháp cấm giao dịch tại các công ty có liên quan đến quân đội Trung Quốc bắt đầu từ ngày 11/1; và yêu cầu mọi cổ phần còn lại trong các công ty đó phải được thoái vốn trước tháng 11/2020. Vào đêm giao thừa năm 2021, sàn giao dịch NYSE đã thông báo sẽ gỡ cổ phiếu của China Mobile, China Telecom và China Unicom Hong Kong. Cả ba công ty này thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.

Bốn ngày sau, NYSE hủy bỏ kế hoạch này. Sự “lật ngược” này đã khiến Bộ trưởng tài chính Mnuchin gọi cho Chủ tịch NYSE Stacey Cunningham để bày tỏ sự không tán thành. Sàn giao dịch đã đảo ngược quyết định một lần nữa, nói rằng cuối cùng họ sẽ hủy niêm yết chứng khoán Trung Quốc. Giao dịch đã bị tạm dừng ở Hoa Kỳ vào ngày 11/1. Các công ty này vẫn có giao dịch cổ phiếu ở Hong Kong.

“Thật kỳ lạ khi NYSE lại sai đến thế”, nhà phân tích Larry Tabb của Bloomberg Intelligence cho biết. “Thật tồi tệ để quay ngoắt 180 độ trong vòng một tuần, nhưng quay 360 độ trong một chuyển động lớn như vậy một cách nhanh chóng - có nghĩa là họ - hoặc đã sai lầm nghiêm trọng, hoặc có áp lực bên ngoài đáng kể thúc đẩy những quyết định này”.

Đại diện của NYSE và Bộ Tài chính từ chối bình luận.

Một chi nhánh của China Telecom ở Trung Quốc. (Ảnh của STR/AFP qua Getty Images)
Một chi nhánh của China Telecom ở Trung Quốc. (Ảnh của STR/AFP qua Getty Images)

Những người tham gia thị trường vẫn đang vò đầu bứt tai. Một số người quen thuộc với tình hình này nói rằng NYSE, được coi là có sự hiểu biết về chính trị - đã nhận được các thông điệp được cho là “mơ hồ” ngay từ đầu. Những người khác suy đoán rằng NYSE đã cúi đầu trước áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp để tránh gây bất lợi cho Trung Quốc, khi họ “đảo ngược quyết định” lần đầu tiên.

Một số tên tuổi lớn nhất ở Phố Wall đã thu hút các doanh nghiệp từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi họ mời gọi thêm nhiều công ty tài chính nước này. Họ không muốn các công ty Trung Quốc bị cấm. Cổ phiếu của các công ty viễn thông đã được nắm giữ trong các quỹ tương hỗ của các thị trường mới nổi và là một phần của chỉ số chứng khoán.

Các công ty Trung Quốc mất hơn 30 tỷ USD giá trị thị trường, sau lệnh của tổng thống Trump

Động thái cuối cùng của NYSE là hủy niêm yết, cùng với hướng dẫn muộn về các hạn chế từ Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính. Các chỉ số S&P Dow Jones, MSCI và FTSE Russell đã xóa chứng khoán các công ty Trung Quốc này khỏi bảng chỉ số. Các nhà quản lý quỹ tương hỗ và quỹ trao đổi của Hoa Kỳ như BlackRock và Vanguard đã bán cổ phần của họ.

Goldman Sachs Group, Morgan Stanley và JPMorgan Chase cho biết họ sẽ ngừng cung cấp khoảng 500 cái được gọi là "sản phẩm có cấu trúc" được giao dịch tại Hong Kong. Các sản phẩm như vậy cho phép các nhà đầu tư đặt cược - liên quan đến hiệu suất của các chỉ số hoặc cổ phiếu. Ba công ty viễn thông đã mất hơn 30 tỷ USD giá trị thị trường sau lệnh của tổng thống Trump.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio khen ngợi quyết định cuối cùng của NYSE, sau khi cho rằng sự đảo ngược trước đó của họ là "thái quá" - và phục vụ "lợi ích của Phố Wall và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - mà cuối cùng Hoa Kỳ sẽ phải trả giá.

Chính quyền Trump thúc đẩy việc thêm các công ty Trung Quốc vào danh sách đen. (Ảnh của Chris Kleponis-Pool / Getty Images)
Chính quyền Trump thúc đẩy việc thêm các công ty Trung Quốc vào danh sách đen. (Ảnh của Chris Kleponis-Pool / Getty Images)

Các quan chức Trung Quốc bác bỏ tác động của các hạn chế này, và nói rằng điều này cuối cùng sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ.

“Một số chính trị gia ở Hoa Kỳ đang hiếp đáp các công ty nước ngoài được niêm yết tại Hoa Kỳ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho biết trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh.

‘Đánh Trung’ quyết liệt trong những ngày cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Trump

Ngày 14/1, chính quyền Trump đã thêm Xiaomi Corp., nhà sản xuất điện thoại thông minh số 2 của Trung Quốc, vào danh sách đen. Các nhà chức trách liên bang cũng đã xem xét bổ sung các công ty công nghệ khổng lồ Alibaba Group Holding Ltd. và Tencent Holdings Ltd., nhưng không duy trì kế hoạch làm như vậy , theo một người quen thuộc với các cuộc thảo luận này.

Vẫn còn phải xem liệu chính quyền Biden sắp tới có thực thi các lệnh cấm giao dịch hay không. Thêm vào đó, sự không chắc chắn của quyết định này đến từ “sự hỗn loạn xung quanh chính quyền sắp mãn nhiệm”, sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã thúc ép các công ty Trung Quốc có giao dịch chứng khoán tại Hoa Kỳ tuân thủ - nhằm đảm bảo các nhà đầu tư nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn mà họ phải đối mặt. Các luật sư của SEC viện dẫn những lo ngại về việc - Bắc Kinh từ chối cho phép các thanh tra viên bên ngoài xem xét các cuộc kiểm toán - của các tổ chức phát hành chứng khoán Trung Quốc.

Có khả năng Biden phải đối mặt với áp lực từ các nhà lập pháp để có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, nhưng còn chưa rõ liệu Biden sẽ tìm cách thiết lập lại quan hệ Mỹ-Trung như thế nào.

Thủy Tiên

Theo Bloomberg

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Sau màn quay vòng đến 360 độ của NYSE, các công ty Trung Quốc mất hơn 30 tỷ USD giá trị thị trường