Sau cuộc gặp với Putin, ông Biden có đủ 'lực lượng' để uốn nắn ông Tập?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Joe Biden thừa nhận một cách đầy cay đắng rằng Mỹ đang "bị Trung Quốc chèn ép...". Đó là lý do tổng thống đương nhiệm Mỹ theo đuổi trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi bước vào Nhà trắng. Việc gặp gỡ nhiều đồng minh và cả đối thủ của Hoa Kỳ liệu có giúp ông Biden chiếm thế thượng phong giành lại vị thế "không bị Trung Quốc chèn ép" nữa hay không?

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã nằm trong chương trình nghị sự trong suốt các cuộc họp của ông Biden với Nhóm bảy quốc gia công nghiệp phát triển (G7), NATO, Liên minh Châu Âu và thậm chí cả Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Biden không cách nào kiềm chế Trung Quốc theo chiến lược mà ông đã rất tự tin trước cuộc bầu cử đầy tai tiếng năm 2020. Giờ đây, Tổng thống Hoa Kỳ thừa nhận một cách đầy cay đắng và mất thể diện rằng Mỹ đang ở thế "bị Trung Quốc chèn ép. . ”

Chiến lược chống Trung khó hiểu

Ông Biden từ lâu đã nói rằng Trung Quốc sẽ là cốt lõi trong chính sách đối ngoại của chính quyền ông. Mối quan hệ mật thiết, ràng buộc lịch sử giữa Trung Quốc - Nga - Mỹ trong nhiều thập kỷ khiến thái độ của Nga về vấn đề Trung Quốc luôn ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ.

Nhưng với việc chính phủ của Putin bị chính đảng Dân chủ Mỹ cáo buộc can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ và chứa chấp các tin tặc nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ, đã khiến ông Biden và chính quyền của ông khó nói chuyện với tổng thống Nga hơn sau khi đắc cử. Ông Biden nói rằng ông cần thiết lập một số "quy tắc" và khả năng dự đoán trong mối quan hệ với Nga.

Bây giờ Bắc Kinh trở thành tâm điểm. Tuy nhiên, mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung phức tạp và gây ra hậu quả cho nền kinh tế Hoa Kỳ hơn nhiều so với mối quan hệ với Nga, và cơ hội gặp gỡ và thiết lập mối quan hệ hữu ích của ông Biden với ông Tập trong những năm tới đang đóng lại.

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan hôm thứ Năm xác nhận rằng kế hoạch của Hoa Kỳ hiện đang được tiến hành cho các cuộc đàm phán sâu rộng hơn với Bắc Kinh. Ông không nói liệu một cuộc gặp thực sự giữa Biden và Tập có đang diễn ra hay không, mặc dù một khả năng tại trong Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 ở Rome vào tháng 10.

Trong suốt chuyến công du Châu Âu của mình trong tuần này và các cuộc họp trước đó với các nhóm như Bộ tứ — Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc — Chính phủ ông Biden đã tìm cách tập hợp các đồng minh để thể hiện sức mạnh chống lại những gì mà họ coi là các chính sách nghiêm trọng nhất của Bắc Kinh.

Ông Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Hoa Kỳ, cho biết: “Ưu tiên của chính quyền Biden là tăng cường quan hệ với các nước cùng chí hướng như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm thuyết phục Bắc Kinh hiệu chỉnh lại và sửa đổi các chính sách của mình.

Cách tiếp cận đó đã gây chú ý ở Bắc Kinh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian cho biết trong tuần này, sau khi ông Biden thúc đẩy G7 đồng ý về một chiến lược chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, rằng "Hoa Kỳ thực sự đang bị ốm và rất ốm."

“G7 nên bắt mạch tốt hơn và đưa ra đơn thuốc,” ông nói thêm. Nhưng đơn thuốc của Mỹ với Trung Quốc là gì ngoài những lời tuyên bố? Đơn thuốc mà ông Biden đưa ra cho Trung Quốc đã giúp Trung Quốc trỗi dậy hung hăng trở lại sau 4 năm bị kiềm hãm thời ông Trump.

Suốt 4 năm Trung Quốc gần như không thể thắng thế dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, ông Biden là người liên tục ca ngợi ông Tập cho đến khi Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng nặng nề cho Mỹ. Với cách ứng xử "nhu hòa" của ông Biden với Trung Quốc, các quan chức ở Bắc Kinh nghĩ rằng ông Biden sẽ mang lại một liên hệ nhẹ nhàng hơn cho quan hệ song phương.

Quả thực, ông Biden đã đảo ngược rất nhiều chính sách "siết chặt tài chính, công nghệ" dành riêng cho Trung Quốc thời ông Trump, trì hoãn lại các chính sách ngăn không cho quân đội Mỹ mua thiết bị từ Trung Quốc hay xem xét việc giảm thuế trừng phạt cho danh mục gồm hàng ngàn hàng hóa thiết yếu đến từ Trung Quốc.

Ông Biden đã đảo ngược rất nhiều chính sách "siết chặt tài chính, công nghệ" dành riêng cho Trung Quốc thời ông Trump (Nguồn Pexels)

Nhưng thay vì đối kháng trực tiếp với Trung Quốc như thời ông Trump, sự khó hiểu của ông Biden nằm ở chỗ, ông ấy nới lỏng mọi chính sách có thể 'đánh đòn' Trung Quốc tại nước Mỹ, tạo điều kiện cho Trung Quốc trỗi dậy, bắt nạt Mỹ, rồi lại đi kết nối với đồng minh, với đối thủ truyền kỳ của Mỹ là Nga để tìm đường ...chống Trung?

'Sự chuyển động của Mỹ và G7' có lợi hay hại cho Trung Quốc?

Ông David Feith, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới và là cựu phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời ông Trump, cho biết: “Có những câu hỏi thực sự cần được đặt ra về những gì sẽ xảy ra sau bài hùng biện này.

Tại Châu Âu trong tuần trước, ông Biden đã tìm cách tập hợp Nhóm G7 và các nhà lãnh đạo NATO xung quanh một chương trình nghị sự bao gồm việc mở lại các cuộc điều tra về nguồn gốc của COVID-19, đẩy lùi sự mạnh tay của Bắc Kinh ở những nơi như Hồng Kông và Tân Cương và kêu gọi một giải pháp cạnh tranh của phương Tây đối với sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của ông Tập.

Một trong những thông báo tiêu đề của chuyến đi — thỏa thuận đình chiến trong căng thẳng kéo dài nhiều năm giữa Boeing và Airbus — một phần là nhằm vào Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ “bảo vệ việc làm và bảo vệ công nghệ ở Châu Âu và Hoa Kỳ chống lại các hành vi săn mồi của Trung Quốc,” ông Sullivan cho biết hôm thứ Năm.

Ông Biden cho biết một mục tiêu trong chuyến đi của ông trong tuần này là “nói rõ với ông Putin và với Trung Quốc rằng Châu Âu và Hoa Kỳ đang gắn bó chặt chẽ, và G7 sẽ chuyển động”. Tuyên bố chung của G7 chỉ trích việc sử dụng “lao động cưỡng bức” trong các ngành do Trung Quốc thống trị và đã tạo ra một lực lượng đặc nhiệm nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng.

Bất chấp sự phản đối từ bà Angela Merkel của Đức, ông Mario Draghi của Ý và ông Emmanuel Macron của Pháp, TT Biden và các phụ tá của ông cho biết tuyên bố này là cứng rắn nhất của khối đối với Bắc Kinh cho đến nay.

“Tôi nghĩ chúng ta đang tham gia một cuộc thi — không phải với Trung Quốc, mà là một cuộc thi với những tay chuyên quyền, các chính phủ chuyên quyền trên toàn thế giới, về việc các nền dân chủ có thể cạnh tranh với họ trong thế kỷ 21 đang thay đổi nhanh chóng hay không,” ông Biden nói sau hội nghị thượng đỉnh.

Một phần của cuộc thi đó bao gồm một chương trình nghị sự trong nước nhằm cạnh tranh với Trung Quốc, chẳng hạn như tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và tập trung vào an ninh chuỗi cung ứng xung quanh chất bán dẫn và các lĩnh vực chiến lược khác.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học và số liệu sản xuất ngành ở mức vĩ mô toàn cầu chỉ ra rằng, tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng tại Mỹ giúp tạo việc làm cho Trung Quốc. Thêm vào đó, khi một chính quyền can thiệp vào chi tiêu và tăng trưởng, về dài hạn, sẽ là một chính quyền cồng kềnh, không hiệu quả. Mỹ dưới triều đại của ông Biden, đang đi theo một con đường như vậy.

Món quà "khủng" nhất ông Biden dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng ở Washington, DC. (Ảnh: JIM WATSON / AFP qua Getty Images)

Chỉ một tuyên bố chung, ông Biden không có nhiều vốn liếng để uốn nắn ông Tập

Ông Biden luôn tin rằng không có gì thay thế cho các thảo luận cấp cao và sự tham gia của cá nhân, và ông Biden luôn chờ đợi cuộc gặp gỡ riêng tư với Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.

“Vào những tháng tới Tổng thống Biden sẽ gặp gỡi Chủ tịch Tập theo một cách nào đó để xác định vị trí của Hoa Kỳ trong mối quan hệ và để đảm bảo rằng Hoa Kỳ có cách liên lạc trực tiếp có giá trị, giống như với Tổng thống Putin ngày hôm qua, chúng tôi rất chú tâm vào điều đó ' ông Sullivan nói với các phóng viên hôm thứ Năm, sau cuộc hội đàm của ông Biden và ông Putin. "Bây giờ nó chỉ còn là một câu hỏi về thời gian và như thế nào."

Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ là một cơ hội để hai nhà lãnh đạo gặp nhau. Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ảo năm nay sẽ do New Zealand tổ chức, tước đi một cơ hội tiềm năng khác cho hai ông Biden và Tập có được một cuộc họp.

Trong khi đó, căng thẳng tiếp tục gia tăng khi hai nước xung đột về mọi thứ, từ công nghệ đến việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông đang tranh chấp và hiện trạng của Đài Loan.

Mối quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng trở nên rạn nứt. Ông Biden đã gặp ông Tập nhiều lần trong nhiều năm, kể cả với tư cách là phó tổng thống, và cho đến gần đây vẫn tán dương điều mà ông gọi là tình bạn của ông với nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ông đã đưa ra một đánh giá khắc nghiệt hơn về chiến dịch tranh cử vào năm ngoái, gọi ông Tập là một “tên côn đồ”, kẻ “không có dân chủ — với một mẩu xương (dân chủ) nhỏ trên người..”.

Vào thứ Tư tại Geneva, ông đã chỉ ra một mối quan hệ chiến đấu hơn sẽ duy trì. Sau khi một phóng viên Fox News đề nghị ông Biden gọi ông Tập là "bạn cũ với bạn cũ" trong câu hỏi về việc điều tra nguồn gốc của coronavirus, tổng thống đã phản pháo lại.

"Chúng ta hãy làm rõ điều này" ông Biden nói. “Chúng tôi biết rõ về nhau. Chúng tôi không phải là bạn cũ. Đó chỉ là công việc thuần túy ”.

Chắc chắn là, ông Tập và Trung Quốc đang hưởng lợi từ sự trì hoãn các đòn trừng phạt thương mại, thuế thời ông Trump cũng như chờ đợi dòng tiền và việc làm sẽ đổ từ Mỹ về Trung Quốc nhờ gói chi tiêu hàng ngàn tỷ USD, năm sau lớn hơn năm trước của ông Biden. Ông Biden, dù có vẻ đang rất tức giận, nhưng đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích và thời gian cho ông Tập.

Do vậy, một tuyên bố chung cứng rắn về dân chủ, các lên án về dân chủ hàng thập kỷ nay mà Mỹ vẫn làm, đang được củng cố thời ông Biden, có làm Trung Quốc suy yếu? Điều này chắc chắn là không, nhất là khi truyền thông, các ông lớn công nghệ Mỹ và cả Phố Wall đang xoay quanh Trung Quốc với sự "mềm mỏng" chưa từng có. Các tuyên bố nặng nề về dân chủ như muối bỏ biển, như đá bỏ ao sâu, chút bọn sóng bắn lên, trắng xóa, đẹp đẽ rồi chìm nghỉm.

Hy vọng sự chuyển động của Mỹ và G7, như tuyến bố của ông Biden, sẽ không dừng lại ở các tuyên bố chung sáo rỗng, mà tiến xa hơn ở các đòn đánh đúng tử huyệt, đúng sách lược, cắt bỏ các vòi hút vốn, ăn cắp công nghệ, thông tin, lừa đảo đầu tư, giăng bẫy nợ, tài trợ Iran, buôn bán vũ khí của Trung Quốc tại Mỹ, EU cũng như khắp toàn cầu. Chỉ bằng các đòn trừng phạt thực tế, cụ thể như vậy Mỹ mới có thể lấy lại vị thế của mình và có đủ tầm để 'uốn nắn' Trung Quốc theo ý mà họ muốn.

Đức Duy



BÀI CHỌN LỌC

Sau cuộc gặp với Putin, ông Biden có đủ 'lực lượng' để uốn nắn ông Tập?